Brand (thương hiệu) là gì? Các yếu tố để tạo nên thương hiệu dẫn đầu
Brand – Thương hiệu là một khái niệm, thuật ngữ quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Thương hiệu là cách mà một tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được cảm nhận bởi những người được tiếp cận và trải nghiệm. Không đơn thuần là các một cái tên, biểu tượng, hay quy mô mà chính là một cảm giác dễ nhận biết của một sản phẩm hoặc doanh nghiệp gợi nhớ đến.
Việc xây dựng thương hiệu chính là quá trình tạo ra các giá trị mà sẽ ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Tạo ra niềm tin với các nhà đầu tư, thu hút sự quan tâm và ảnh hưởng lên các hoạt động của xã hội.
“THƯƠNG HIỆU LÀ NHẬN THỨC CỦA THẾ GIỚI XUNG QUANH VỀ MỘT TỔ CHỨC”
Brand – lên kế hoạch thay đổi hình ảnh thương hiệu
1. Brand quan trọng như thế nào trong sự phát triển của doanh nghiệp?
Với cơ chế và xu hướng cạnh tranh hiện nay thì ngoài yếu tố về chất lượng sản phẩm. Bản sắc thương hiệu là một thứ vũ khí quan trọng giúp các thương hiệu dành lợi thế cạnh tranh. Bạn sẽ không muốn phải trả giá cho những sai lầm về xây dựng thương hiệu dẫn đến thất bại. Nói thẳng ra, doanh nghiệp không có thương hiệu thì sẽ không có sự bền vững.
Vậy tại sao lài cần xây dựng thương hiệu? Chi phí có phải là vấn đề quan trọng không? Trước hết chúng ta hãy nhìn vào những lợi ích mà việc xây dựng thương hiệu mang lại. Như là xây 1 cái nhà vậy, chỉ thật sự ấm áp khi được lấp đầy các giá trị về tinh thần và thể chất. Hãy cùng đánh giá lại tầm quan trọng thật sự của thương hiệu qua các lợi ích sau:
Brand giúp thu hút khách hàng mục tiêu
Trọng tâm của triển khai sản phẩm và truyền thông chính là nghiên cứu khách hàng. Từ các tệp hành vi sẽ được chuyển thành các bộ quy chuẩn, các thiết kế, các thông điệp. Mọi thứ sẽ được xoay quanh trung tâm là khách hàng để lấy được niềm tin. Từ đó tệp khách hàng tiềm năng sẽ luôn nhớ đến bạn và thúc đẩy hành vi mua hàng.
Brand giúp tăng hiệu quả của truyền thông
Truyền thông giỏi thì bạn không chỉ biết tiêu tiền. Mà phải biết cách để thông tin tự lan tỏa, sức mạnh của thương hiệu chính là chìa khóa. Các giá trị văn hóa khác biệt sẽ tạo ra tệp khách hàng trung thành giúp bạn làm việc này miễn phí. Nhưng chính doanh nghiệp cũng phải ý thức được việc xây dựng giá trị 1 cách bền vững để giữ chân những người này.
Brand giúp tối ưu thời gian và chi phí niềm tin
Một khi đã có thương hiệu tốt, chúng ta đã có thể tối ưu được rất nhiều cho hoạt động. Việc duy nhất cần tập trung đó chăm sóc khách hàng, thay vì phát triển đội ngũ bán hàng ồ ạt thời gian đầu. Cải tiến nhận thức và hệ giá trị bền vững là các tiêu chí quan trọng để bạn tạo ra niềm tin cho khách hàng.
Brand giúp tăng giá trị doanh nghiệp
Một khi đã có tệp khách hàng tiềm năng, có đội ngũ nhân sự tài ba và chuyên nghiệp. Đã đến lúc doanh nghiệp có thể nghĩ nhiều hơn đến việc gia tăng giá trị sản phẩm. Lúc này khái niệm tài sản thương hiệu thật sự ra đời và bạn sẽ phải ồ lên vì thành côn đã đến. Thậm chí khi sản phẩm đã đạt đến tối ưu thì doanh nghiệp có thể nghĩ đến việc bán nhãn hiệu. Khách hàng lúc này sẵn sàng mua sản phẩm chính vì cái tầm của thương hiệu.
Brand giúp chống đỡ các cơn sóng vô hình
Nói là vô hình vì không biết bao giờ mới nổi lên, các doanh nghiệp sẽ không có thời gian để chuẩn bị. Nó có thể là khủng hoảng tài chính, dịch bệnh, yếu tố chính trị và hơn thế nữa. Giá trị thương hiệu sẽ là chiếc phao cứu sinh mạnh mẽ nhất. Bạn sẽ có khách hàng trung thành, các đối tác luôn đặt niềm tin, đoàn kết của nhân sự.
Brand – chiến lược thương hiệu
2. Các yếu tố để tạo nên Brand – thương hiệu dẫn đầu
Theo rất nhiều cách khách nhau hiệu nay 1 thương hiệu tốt phải bao gồm rất nhiều các yếu tố khác nhau. Quan trọng là doanh nghiệp của bạn hiểu đến đâu và xem gì là quan trọng nhất để bắt đầu xây dựng. Các yếu tố cơ bản nhất mà ai cũng dễ dàng nhận ra đó là tên thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, quy mô tổ chức, bộ nhận diện thương hiệu…
Tên thương hiệu, Slogan
Tên thương hiệu hiểu đơn giản chính là tên gọi mà mọi người thường dùng khi nhắc đến thương hiệu. Có thể là tên thông tin đầy đủ hoặc viết tắt. Hiểu rộng ra thì các sản phẩm với các tên gọi khác nhau chính là các thương hiệu con và là 1 phần của thương hiệu mẹ. Một thương hiệu lớn sẽ thường có tên riêng và được đăng kí sở hữu trí tuệ để được bảo hộ. Và thường rất ít doanh nghiệp sẽ đổi tên thương hiệu của mình.
Slogan là một yếu tố không dễ để xây dưng, không đơn giản chỉ là 1 câu khẩu hiệu được nói ra. Để có một Slogan đủ chất bạn phải có quá trình thật sự sống và chiến đấu cùng thương hiệu. Thật sự thấu hiểu các giá trị của khách hàng mục tiêu và sản phẩm mình đang cung cấp. Từ đó đưa ra những khẩu hiệu đi vào tâm trí của khách hàng. Đó chính là lời khẳng định và cũng là mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được.
Câu chuyện thương hiệu
Ở Việt Nam không nhiều doanh nghiệp suy nghĩ đến điều này, hầu hết chỉ tập trung vào doanh số. Nhưng ít ai hiểu rằng đây mới chính là con thuyền đưa thương hiệu đến những thành công và bền vững nhất. Câu chuyện thương hiệu khi được xây dựng đúng cách chính nó sẽ tự lan truyền trong cộng đồng. Đây chính là cách truyền thông miễn phí hiệu quả nhất mà doanh nghiệp cần có. Để hiểu hơn câu chuyện thương hiệu sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi sau đây:
Brand – hình ảnh thương hiệu
- Doanh nghiệp của bạn được sinh ra vì mục đích xã hội như thế nào?
- Doanh nghiệp của bạn có tầm ảnh hưởng như thế nào đến các xu thế của xã hội?
- Doanh nghiệp của bạn có gì ngoài giá trị sản phẩm để giữ chân khách hàng?
- Khi nói về doanh nghiệp của bạn mọi người sẽ chia sẻ những thông tin gì?
- Bạn hãy kể về câu chuyện tạo nên sự thành công của thương hiệu?
Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa ở đây chính là cách ứng xử trong nội bộ của doanh nghiệp ra sao. Các hành vi và chuẩn mực khi giao tiếp với khách hàng và đối tác là như thế nào. Một thương hiệu có văn hóa chính là một thương hiệu được xã hội ghi nhận. Nó giúp tạo ra các ghi nhớ khi mà khách hàng tiếp xúc với các sản phẩm của thương hiệu. Theo một dạng thức vô hình nó sẽ in sâu trong tâm trí khách hàng và rất khó để thay đổi nó.
Quy mô tổ chức
Rõ ràng một doanh nghiệp khi xây dựng mà không tính đến yếu tố này thì khả năng cao sẽ thất bại. Nó đơn giản như việc xây 1 ngôi nhà vậy, không tính toán được các công việc cụ thể sẽ rất dễ dẫn đến sự phụ thuộc. Gia chủ sẽ bị thuộc vào tài chính, phụ thuộc vào nội thất, chính quyền…Mọi vấn đề sẽ phát sinh đến mức khó kiểm soát. Vì thế việc quan trọng không phải là mở doanh nghiệp sản xuất cái gì. Mà hãy nghiên cứu về quản trị điều hành để biết vị trí của mình là ở đây, bắt đầu như thế nào.
Brand – các yếu tố trong xây dựng thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu
Đây là một khái niệm còn rất mơ hồ với rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Thậm chí bị xem là thứ yếu trong hoạt động tổ chức kinh doanh và phát triển thương hiệu. Để rồi sau đó sẽ lại phải đuổi theo yêu cầu và làm chậm bộ máy một cách không đáng có.
Một bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ thông thường bao gồm rất nhiều các thành phần. Nó được quy định thường là theo ngành nghề, hoặc nhu cầu của từng giai đoạn cần áp dụng. Dưới đây là cách thành phần cơ bản về nhận diện thương hiệu mà các doanh nghiệp cần lưu ý:
ĐẶC TRƯNG THƯƠNG HIỆU
1. Logo: Là biểu tượng đại diện cho thương hiệu, chỉ cần nhìn vào là mọi người có thể nhận ra doanh nghiệp. Có thể bao gồm Logo thương hiệu chính, logo công ty thành viên, logo sản phẩm – dịch vụ
2. Ico: Là 1 phần được tách ra của Logo, dùng cho việc nhận diện trên thanh tabs của các trình duyệt Web. Thông thường đây chính là điểm nhấn chính nhất được lấy ra từ logo thương hiệu.
3. Nhân vật thương hiệu: Hay có tên gọi khác là linh vật. Là nhân vật được thiết kế riêng để đại diện cho cả một thương hiệu hoặc chiến dịch ngành hành cụ thể
4. Đồ họa đặc trưng: Logo là đại diện chung, nhưng để tạo sự liên kết tất cả các ấn phẩm trong một thương hiệu. Chúng ta cần tạo ra các đồ họa đặc trưng, đây được xem như là nguyên liệu và tiêu chuẩn. Giúp cho việc xây dựng thiết kế còn lại của nhận diện được đồng bộ.
5. Bộ icon: Đây có thể hiểu là các biểu tượng đại diện cho các sản phẩm, hoặc dịch vụ (nó đơn giản và trực quan chứ không mang nhiều hàm ý như là Logo thương hiệu)
BỘ NHẬN DIỆN VĂN PHÒNG
1. Compliment Card (Thẻ giới thiệu công ty, sản phẩm mới): Có kích thước = 1/3 tờ A4, thiết kế 1 mặt hoặc 2 mặt, là sản phẩm thường gửi kèm thư để thể hiện sự tôn trọng hoặc muốn giới thiệu ngành hàng, sản phẩm mới
2. Business card (Danh thiếp):
– Danh thiếp chung (là danh thiếp chứa thông tin chung về công ty)
– Danh thiếp cá nhân (là danh thiếp chứa tên chức danh của ban lãnh đạo công ty)
3. Letterhead (tiêu đề thư): Kích thước A4 có thể dùng trong các phần mềm văn phòng hoặc in ấn, sử dụng trong các hoạt động văn phòng và in ấn các tài liệu gửi khách hàng cần sự chuyên nghiệp
4. Envelope (phong bì thư ): Các dạng kích thước phổ biến là A4 – A5 – A6
5. Presentation Folder (Kẹp tài liệu): Sử dụng cho việc kẹp các tài liệu dạng A4 chuyển đến tay khách hàng
6. Bìa trình ký: Thường dùng trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, hoặc đơn vị thường xuyên cần kí kết với khách hàng như là bất động sản
7. Bìa hồ sơ: Sử dụng cho việc làm nhãn mác giúp phân loại hồ sơ trong lúc lưu trữ
8. Giấy mời: Thiết kế mẫu giấy mời ra mắt hoặc dùng cho các hoạt động của công ty
9. Thẻ vip khách hàng: Thẻ nhựa cứng dùng cho các khách hàng thân thiết
10. Hóa đơn; Phiếu thu/chi; Phiếu xuất kho, nhập kho: Sử dụng trong các hoạt động của đội ngũ kế toán và kiểm kho, được áp dụng theo các tiêu chuẩn của nhà nước đã ban hành
11. Mẫu báo giá: Mẫu báo giá được xây dựng chuyên nghiệp và dễ dàng sử dụng
12. Bằng khen: Sử dụng cho các hoạt động văn hóa doanh nghiệp, khen thưởng nhân sự
13. Chứng nhận, chứng chỉ: Sử dụng cho các hoạt động đào tạo của doanh nghiệp, hoặc các cuộc thi nhân cấp nhân viên
14. Thiệp chúc mừng: Sử dụng cho các hoạt động , sự kiện thường niên hàng năm
15. Thiệp sinh nhật, thiệp tết, noel: Sử dụng cho các hoạt động của truyền thông, đối tượng chính được nhận là các khách hàng
16. Office ID Card (Thẻ nhân viên): Khách hàng có thể chọn dạng thẻ đứng hoặc thẻ ngang
17. Power Point- file trình chiếu: Bộ form tối thiểu 30 slide riêng biệt cho việc ứng dụng PPT, hộ trợ tối ưu việc chèn hình ảnh
18. Chữ ký Email: Sử dụng để làm chữ ký mặc định trong sử dụng các hoạt động liên quan đến Email
BỘ NHẬN DIỆN VỊ TRÍ, BẢN ĐỒ DOANH NGHIỆP
1. Biển hiệu công ty, nhà trường, tổ chức: Là dạng biển thông tin đại diện thường đặc tại cổng vào của các doannh nghiệp, tổ chức
2. Biển hiệu phòng: Bản thông tin gúp mọi đối tượng có thể nhận biết được chức năng của từng phòng làm việc
3. Biển chức danh: Thường sử dụng cho đội ngũ ban lãnh đạo của công ty, giúp xác định chính xác nhất chức danh trong tổ chức
4. Concept nơi trang trí làm việc: Là bộ thiết kế mô tả các hình ảnh, trang trí mang tính đồ họa tại văn phòng làm việc (không phải thiết kế nội thất)
5. Biển hiệu đại lý: Bà bộ biển bảng được ứng dụng đồng bộ cho tất cả các đại lý thành viên hoặc nhượng quyền
6. Biển chỉ dẫn nội bộ: Sử dụng cho các hoạt động, sự kiện giúp điều hướng các đối tượng đến nơi diễn ra hoạt động
7. Biển văn hóa công ty: Thường mang tính chất nhắc nhở, tuyên truyền trong hoạt động văn hóa doanh nghiệp
8. Biển sơ đồ công ty: Thường dùng cho các doanh nghiệp có diện tích lớn để chị dẫn nội bộ
9. Biển vẫy chỉ đường: Chính là các biển chỉ dẫn tại các nút giao thông dẫn đến doanh nghiệp, loại này cần được xin phép của chính quyền để được dựng lên
BỘ TRUYỀN THÔNG TĨNH
1. Hồ sơ năng lực công ty: Là tài liệu mô tả sơ đồ tổ chức, các dịch vụ, các dự án đã triển khai để thể hiện năng lực của doanh nghiệp
2. Brochure giới thiệu sản phẩm/dự án: Dùng cho một dự án hoặc chiến dịch, sản phẩm cụ thể bên trong ghi nhận đầy đủ các thông tin cần thiết
3. Catalogue danh mục sản phẩm: Là tài liệu tổng hợp các sản phẩm, thường đi kèm các thông số chi tiết, áp dụng nhiều cho các doanh nghiệp có nhiều mẫu mã cho cùng 1 nhóm sản phẩm.
4. Tờ rơi A5: Là dạng tờ rơi tuyên truyền cho các sản phẩm
5. Tờ rơi A4 gập 3: Là dạng tờ gấp cung cấp các thông tin chi tiết nhất về những thông điệp muốn được truyền tải theo 1 giai đoạn nhất định
6. Poster quảng cáo: Là dạng thiết kế sáng tạo giúp gây ấn tượng mạnh với khách hàng
7. Quảng cáo báo chí: Là các thiết kế để đăng thông tin lên các kênh báo chí, đơn giản có thể chỉ là ảnh bìa, chi tiết hơn có thể là 1 bộ thiết kế
8. Voucher: Dùng cho các chiến dịch khuyến mãi, đẩy hàng tồn kho và quảng bá hình ảnh thương hiệu
9. Banner: Thường dùng nhiều cho các hoạt động tổ chức sự kiện, ngày hội hàng hóa hoặc tuyển dụng nhân sự
10. Steady: Và công cụ thường được để tại các lối vào của gian hàng hoặc khu giới thiệu sản phẩm mới
11. Phông nền sự kiện: Tất cả các hoạt động từ ra mắt, tri ân, tiệc cuối năm, hội nghị khách hàng
12. Quảng cáo ngoài trời: Là các thiết kế theo các kích thước tùy biến dựa vào địa điểm được đặt thuê để hiển thị quảng cáo. Có thể là trên các cột đèn, các bặt bên của tòa nhà, trên đường cao tốc
BỘ TRUYỀN THÔNG ONLINE
1. Website công ty, tổ chức: Đây là dạng website phổ biến nhất, nó như là 1 kênh thông tin chính thức dạng online để chứng thực doanh nghiệp. Thông thường chủ yếu để giới thiệu và đăng các thông tin nội bộ
2. Website bán hàng: Tính năng chính là giới thiệu sản phẩm, có hệ thống kết nối đến các kênh chăm sóc khách hàng, phù hợp doanh nghiệp có 1 số sản phẩm nhất định
3. Website báo trí: Là dạng chuyên đăng và tổng hợp thông tin mang tính thời sự và cập nhật thường xuyên
4. Website thương mại điện tử: Là dạng website có thể đăng sản phẩm, giỏ hàng và tích hợp thanh toán trực tuyến
5. Landing Page: Sử dụng cho các chiến dịch cụ thể giúp tối ưu chuyển đổi của khách hàng mục tiêu
6. Bộ nhận diện facebook: Cover, Frame, Avatar, Logo frame
7. Bộ nhận diện Youtube: Cover, Frame, Avatar, Logo frame
8. Bộ nhận diện Zalo: Cover, Frame, Avatar, Logo frame
9. Bộ nhận diện Instagram: Cover, Frame, Avatar, Logo frame
3. Các tính chất giúp thương hiệu trở nên hoàn hảo
Mục đích thương hiệu
Dù là phát triển nhân sự hay bán hàng thì mọi việc đều nên có mục đích rõ ràng. Và mục đích chắc chắn phải nhìn nhận theo chiều hướng tích cực để đi đến thành công. Khi đó doanh nghiệp sẽ xác định được mục tiêu kinh doanh để lên chiến lược dài hạn.
Tính nhất quán
Bản sắc thương hiệu là quá trình tích lũy vì thế cần được nhất quán về mặt thông điệp. Thực tế triển khai có thể thay đổi do môi trường, nhưng hãy luôn biết bạn làm vì điều gì. Hãy đánh giá thật kỹ và chọn ra các tiêu chí nhất quán trên toàn bộ hoạt động. Khi triển khai chỉ nên cải tiến, đừng cố thay đổi quá nhiều sẽ dẫn đến vỡ cấu trúc thương hiệu.
Tính cảm xúc
Dù có lý trí đến đâu thì mọi thành phần của doanh nghiệp đều sẽ có cảm xúc nhất định. Dù thế nào khách hàng luôn đúng và chúng ta luôn cần phải hoàn thiện. Điều cần làm đó là chuẩ bị sẵn các kịch bản tâm lý và xây chiến lược ứng phó trong minh bạch. Khách hàng ngày càng tinh ý vì thế đừng có lười họ mà hãy thấu hiểu và chia sẻ.
Tính linh hoạt
Cạnh tranh, cạnh tranh luôn thúc đẩy thương hiệu phải thay đổi. Linh hoạt là cần thiết nhưng cần trong khuôn khổ để bình ổn giá trị thương hiệu. Vấn đề này chỉ cần giải quyết bằng các nguyên tắc và quy chuẩn đã được xây dựng kỹ lưỡng. Bản chất là linh hoạt theo thị trường chứ không phải linh hoạt trong thương hiệu.
Lòng trung thành
Khách hàng yêu thích, đối tác tin tưởng thì xin chúc mừng doanh nghiệp đã tiến 1 bước dài. Sẽ chả là gì nếu doanh nghiệp không có được niềm tin. Các tốt nhất chính là hãy mang lại những giá trị chân thành và trung thực nhất.
Brand – sáng tạo thương hiệu
4. Làm thế nào để xây dựng Brand trong mắt người tiêu dùng
Không có một quy trình hay nguyên tắc nào đủ chuẩn để áp dụng trong việc xây dựng thương hiệu. Người tiêu dùng sẽ chính là bộ tiêu chí đánh giá chính xác nhất. Thế nên hãy lấy khách hàng làm mục tiêu quan trọng để xây dựng các tiêu chí:
Bước 1: Lựa chọn các khách hàng mục tiêu theo giá trị sản phẩm;
Bước 2: Phân tích hành vi để tạo ra quy chuẩn về văn hóa;
Bước 3: Thiết kế các quy trình, xây dựng lại sứ mệnh và tầm nhìn của thương hiệu;
Bước 4: Sáng tạo, gây dựng, thiết kế nhận diện các yếu tố của thương hiệu;
Bước 5: Xây dựng cấu trúc cạnh tranh thương hiệu;
Bước 6: Triển khai quảng bá và ghi dấu ấn văn hoánh doanh nghiệp;
Bước 7: Khẳng định lời hứa của thương hiệu;
Bước 8: Thúc đẩy và chăm sóc khách hàng, thương hiệu;
Bước 9: Phát huy và cải tiến hình ảnh thương hiệu.
5. Bạn đã hiểu Brand – Thương hiệu ?
Brand – thương hiệu chính là thể xác và tâm hồn của thương hiệu. Giúp định vị lại hình ảnh thương hiệu trong mọi hoạt động giao tiếp trong và bên ngoài. Chính là sức mạnh quan trọng nhất trong cuộc chiến cạnh tranh trị trường. Là liều thuốc giúp doanh nghiệp tăng tốc và dẫn đầu. Chính là tất cả những tinh hoa của những năm tháng xây dựng phát triển.
Là một nhà quản trị tài ba ắt phải hiểu giá trị thương hiệu là như thế nào. Hãy hành động đển biến thương hiệu thành 1 thứ tài sản bất khả xâm phạm. Thành 1 biểu tượng cho tâm trí của khách hàng và đối tác. Và trên hết chính là các giá trị mà thương hiệu đã, đang và sẽ đóng góp cho xã hội. Sự phồn thịnh của những tất cả xung quanh chính là lời khẳng định lớn nhất cho các giá trị mà thương hiệu mang lại.
Nguồn: MediaZ