Những hướng dẫn giúp bạn kiếm tiền từ nghề Content writing
Nếu không làm công việc viết content, tôi có thể đã phải kiếm một nghề nghiệp thực sự nào đó mấy năm về trước.
“Trụ sở” làm việc nơi tôi có thể thoải mái ngồi trên đi-văng, ăn mặc thoải mái sẽ bị thay thế bởi một bộ vest và một góc nhỏ làm việc như bao nhân viên văn phòng khác. Nhưng ơn trời, chuyện đó đã không xảy ra.
Nhìn lại, tôi phải công nhận rằng việc sáng tạo ra nội dung đã trở thành một phần công việc kinh doanh của mình từ những ngày đầu tiên. Không hẳn lặp lại với lối viết giống nhau để gợi nhớ bạn về một thứ nào đó, mà theo cách này hay cách khác:
- Tôi đã từng được mời làm một cây viết thường xuyên trên ViperChill và các blogs lớn khác.
- Năm 2009 tôi được mời viết nội dung cho một công ty SEO với mức thù lao $150,000 (nhưng cuối cùng mọi việc không được thực hiện và tôi sẽ kể cho các bạn lý do vì sao sau đó).
- Tôi liên tục viết những nội dung giá trị cho các khách hàng với mức lương từ $150 đến $400 cho một bài viết.
- Tôi đã quản lý những nhóm vi nội dung (micro-content) và rất nhiều công việc khác.
Dù tôi cảm thấy khá buồn cười khi gạch đầu dòng những thành tựu của mình, tuy nhiên, tôi vẫn muốn chia sẻ với các bạn ý tưởng về công việc mà tôi đang làm. Tuy tôi không làm giàu từ copywriting hay content writing, tuy nhiên, công việc đó đã cho tôi một nguồn thu nhập tay trái khá tốt trong nhiều năm. Tôi nghĩ sẽ hữu ích hơn khi viết về chuyện người ta muốn rời khỏi một công việc bàn giấy và tiến lên con đường riêng mà họ chọn. Sau khi trải qua bao lần làm việc và các mối quan hệ khách hàng, tôi đã học được một điều rằng tôi vui vì bản thân đã vượt qua được những thử thách.
Và tôi cũng sẽ giải thích tại sao đây chỉ là hướng dẫn.
Làm thế nào để tìm công việc Content writing?
Trước tiên, bạn cần phải chắc chắn rằng, khả năng viết nội dung của mình sẽ tiến bộ mỗi ngày và cố gắng hết sức mình cho bài viết đó. Một khi bạn đã xác định được điều đó rõ ràng, bạn sẽ có 2 hướng đi để làm công việc sáng tạo nội dung. Dù với 2 hướng đi đó, bạn nghĩ mình có thể đạt kết quả tốt dù chọn cách nào đi chăng nữa, nhưng thực ra, phương án tốt nhất là tích hợp 2 hướng đi này vào một chiến lược toàn diện. Tôi sẽ bàn về mỗi hướng đi này chi tiết và bật mí bí quyết làm sao để kết hợp được cả 2 một cách hiệu quả.
1. Tìm kiếm công việc từ chính blog mang thương hiệu của mình
Đương nhiên, cách tốt nhất để gây dựng sự nghiệp của một content writer là lập một blog mà được dùng như một công cụ để quảng bá về khả năng copywriting của bạn, do bạn quản lý và mang “chất” riêng của bạn. Ý tưởng này vô cùng đơn giản. Bạn viết blog, và mọi người sẽ ghé thăm blog đó. Ít nhất một trong số đó sẽ muốn tuyển dụng bạn cho vị trí viết bài, hoặc, bạn có thể dùng chính blog đó là một dạng sơ yếu lý lịch cho mình khi bạn đàm phán với các khách hàng khác. Ví dụ, nếu tôi tìm được một công việc content writing mà tôi thực sự muốn làm, tôi có thể gửi mail cho nhà tuyển dụng với nội dung như sau:
Xin chào anh A,
Tôi rất mong muốn làm vị trí content writer cho quí công ty. Đây thực sự là một công việc rất thú vị và phù hợp với tôi.
Tôi đã khá thành công với content writing trên trang Blog của tôi. Kèm theo đó, tôi có gửi một vài bài viết để anh có tài liệu tham khảo về lối hành văn cũng như phong cách viết của tôi.
Nếu anh cảm thấy hài lòng, tôi rất mong nhận được hồi âm của anh về ngày tôi có thể bắt đầu công việc.
Ramsay
Thay vì việc gửi một bản CV, bạn đang cho nhà tuyển dụng thấy khả năng của bạn và những thành quả sáng tạo bạn đã làm được. Đây sẽ là cách thực sự hữu ích nếu bạn có một blog hoạt động tích cực với rất nhiều lượt like và comment từ mạng xã hội.
Vậy làm thế nào để blog có thể giúp bạn đắc lực nhất?
- Cập nhật thường xuyên và xây dựng thương hiệu
Nghe có vẻ lạ kì, nhưng nhà tuyển dụng có thể đưa ra sự lựa chọn dễ dàng dựa trên bố cục CV (hoặc blog). Nếu họ có 50 đơn ứng tuyển, để vượt qua, bạn phải chắc chắn rằng mình thể hiện chuyên nghiệp nhất ngay từ vòng đầu tiên. Bạn nên có một đề tài hay, không lan man và tập trung vào nội dung. Có thể bạn sẽ muốn xây dựng hình ảnh một blog có định hướng để cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn thực sự nghiêm túc với công việc này.
- Có một nút Call to Action rõ ràng
Bạn nên có một nút CTA rõ ràng chỉ cho người xem biết họ có thể tìm hiểu về dịch vụ của bạn ở đâu. Một tab trong menu cũng khá ổn, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn sử dụng quảng cáo.
- Phát triển một trang đích (landing page) riêng biệt
Để truyền đạt hết những thông tin về khả năng copywriting của bạn, tại sao bạn đam mê nó, và quan trọng nhất, tại sao nhà họ nên chọn bạn,… bạn nên đưa vào những ích lợi mà bạn có thể mang đến cho nhà tuyển dụng.
- Đưa vào những kinh nghiệm làm việc
Đây là một yếu tố rất quan trọng bởi không ai muốn thuê một copywriter chưa có kinh nghiệm. Hãy cho khách hàng/ nhà tuyển dụng thấy rằng họ không phải là đối tác đầu tiên mà bạn đã từng cộng tác cùng.
- Vượt qua những khó khăn khi bất đồng quan điểm
Khi cung cấp dịch vụ cho ai đó, cách tốt nhất để vượt qua sự mâu thuẫn của họ là hiểu được điều gì trong blog của bạn khiến cho họ không thích. Ví dụ, mọi người thường hoài nghi mỗi khi họ điền thông tin của mình hoặc thực hiện giao dịch qua Paypal. Bạn nên cung cấp những chứng nhận về công việc liên quan hoặc những đoạn tường thuật ngắn để xóa đi những hoài nghi khi kí hợp đồng với bạn.
- Nên có hình ảnh của bạn trên blog
Với công việc copywriting hoặc sáng tạo content, khi bạn có một mối quan hệ với khách hàng trong dài hạn, bạn sẽ muốn họ cảm thấy rằng, họ cũng có thể hiểu được bạn. Màu xanh là một màu tạo được sự tin tưởng. Do vậy, ảnh chụp bạn với trong chiếc áo sơ mi xanh với phong cách chuyên nghiệp sẽ tạo được thiện cảm tốt.
- Xây dựng content chất lượng
Điều quan trọng nhất ở đây là bạn phải nhận ra rằng, blog chính là công cụ quảng cáo cho bạn và cũng là một nguồn thu nhập tiềm năng trong tương lai. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn sẽ phải đầu tư nhiều, tập trung đưa những sản phẩm tốt nhất của mình lên blog. Đặt chế độ public để mọi người có thể dễ dàng tìm thấy và đọc được nó. Hãy thể hiện rằng bạn là một content writer xuất sắc với những ngôn từ giá trị có thể khiến người khó tính nhất cũng phải thán phục. Đó là cả một nghệ thuật.
- Sử dụng Skype
Như tôi đã đề cập trong bài viết trước, sẽ là một ý hay nếu bạn có thể liên lạc qua Skype và coi đó như một địa chỉ liên lạc cần thiết. Rất nhiều những nhà tuyển dụng có thể nói chuyện qua điện thoại và đó có thể là một lợi thế cho bạn nếu như bạn có sử dụng Skype, và đối thủ của bạn thì không.
Hướng đi thứ nhất này có thể thực hiện hiệu quả nếu chỉ được áp dụng một mình nhưng cũng tạo thành một thói quen cứng nhắc để bạn ra ngoài và ứng tuyển vài trong rất nhiều trang cần tuyển content writer. Vì thế, hướng đi thứ 2 xuất hiện.
2. Ứng tuyển công việc bằng xây dựng profiles và bidding
Cách thứ 2 thường được thực hiện khi bạn không đủ tiềm lực tài chính để xây dựng một blog cho riêng mình hoặc chưa sẵn sàng đưa nó đến với khách hàng tiềm năng. Vì vậy, chúng ta sẽ tìm qua những mạng lưới copywriting, content, website và xây dựng profile cá nhân (bản hợp pháp) để ứng tuyển vào những công việc thú vị.
Tôi khẳng định rằng bidding (trả phí cost-per-click) để kéo content không làm hạ giá trị của một blogger giỏi. Website này có rất nhiều blogger xuất sắc và người xem, điều này chắc hẳn sẽ khiến bạn tò mò tại sao tôi phải bid để câu content trên các trang khác. Có 2 lí do để bidding: các liên kết và nguồn thu nhập.
Một số công việc content writer có thể đưa bạn đến với những khách hàng mà bạn sẽ làm việc lâu dài trong hàng năm trời. Khi đó, bạn có thể thuê người khác làm công việc đó, trong khi bạn tập trung vào những dự án riêng của mình. Có một số công việc khá thú vị, như dưới đây, bạn sẽ viết thuê dấu tên một cuốn sách:
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể áp dụng được phương thức này?
- Lên danh sách những trang chất lượng tốt và không tốt
Điều đầu tiên bạn cần làm là tìm xem việc làm đó ở đâu. Có nhiều trang web đưa ra mức lương cao đến mức ngạc nhiên với content writer, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những trang đưa ra những công việc thảm hại nhất mà bạn chưa từng thấy. Tôi sẽ chia sẻ với các bạn danh sách những nguồn tốt ở cuối bài viết để bạn tham khảo.
- Tập trung vào 1 hoặc 2 trang chính
Nếu bạn dàn trải sự quan tâm của mình vào các website này, cuối cùng bạn sẽ không có đủ phản hồi hoặc điểm cộng giúp bạn tìm được công việc tốt hơn. Có thể sẽ mất một chút thời gian để phát triển và gây dựng sự tin tưởng với on-site mà nhà tuyển dụng cần và bạn sẽ muốn tập trung nỗ lực. Có rất nhiều site không cho phép off-site và bạn sẽ bị giới hạn những thứ bạn có thể liên kết trong site hay “resume” của mình.
- Hãy xây dựng một profile đầy đủ
Profile trên site/forum cũng khá giống với website của bạn – cần sự chuyên nghiệp. Bạn càng cung cấp nhiều thông tin (không quá chi tiết và riêng tư), bạn càng có khả năng bid thành công bởi sự đáng tin mà nguồn thông tin đầy đủ mang lại.
- Chú ý khi bidding
Tôi đã từng đăng thông tin việc làm trên những website như Vworker.com (bây giờ là một site khác) khá nhiều lần và tôi luôn bị ngạc nhiên bởi cách người ta thường xuyên copy và paste những phản hồi bidding. Ví dụ, tôi thường bid khi nhận được phản hồi hoàn thành thiết kế website trong khi mục đích của tôi là trở thành một người sáng tạo nội dung! Hãy chú ý và cố gắng liên kết những tiêu chí của nhà tuyển dụng. Chẳng hạn như, nếu như nhà tuyển dụng nói rằng họ sống ở Úc, có thể họ đang có ý nhắc đến sự khác biệt múi giờ, và bạn nên đảm bảo với họ rằng, bạn có thể thức khuya nếu họ cần để trao đổi công việc.
- Ý thức được giá trị của review trên profile của bạn
Nếu bạn đã từng dành thời gian xem xét những trang như eBay, bạn sẽ nhận thấy rằng một review tiêu cực có thể hủy hoại hoàn toàn việc kinh doanh của mình. Lý do là, review tiêu cực đồng nghĩa với giao dịch có thể ẩn chứa nhiều rủi ro, và không ai muốn thực hiện một giao dịch nhiều rủi ro cả. Bạn cần phải xây dựng profile của mình thật tốt, và đồng thời, tìm hiểu lịch sử tuyển dụng của những nơi tiềm năng. Hãy cố gắng hoàn thành giao dịch và giải quyết tranh chấp một cách lịch sự và chu đáo, nếu như bạn không muốn nhận được những phản hồi xấu.
- Hiểu được qui định của site
Rất nhiều site qui định cũng như được thiết kế để bảo vệ nhà tuyển dụng. Bạn cần nắm được rõ ràng site đó hoạt động như thế nào, bởi một sơ suất nhở cũng có thể kiến bạn bị banned, và sẽ rất hổ thẹn nếu account của bạn đã hoạt động khá lâu. Ví dụ như, nếu trao đổi rằng: “Tôi sẽ gửi cho các anh email chi tiết về việc này” có thể sẽ đi ngược lại với qui tắc nếu họ không muốn bàn bạc off-site.
- Học hỏi từ những bidders thành công
Ở bất cứ môi trường kinh doanh nào, học hỏi từ những người thành công đều mang lại giá trị cho công việc của bạn. Đôi khi, một số site sẽ công khai những top profile, và bạn có thể tìm hiểu họ đang bidding như thế nào và đã làm điều gì khác biệt để thành công đến vậy. Họ có nhiều review tốt hay đó là một nhóm writer làm việc trên một profile? Hãy tìm hiểu và đúc kết xem mình có thể học được điều gì từ họ.
Về mặt lâu dài, khi bạn đã có một lượng khách hàng khá ổn định, thì nhu cầu bid không còn lớn như ban đầu nữa, những khách hàng mà bạn đã từng làm việc cùng có thể cũng sẽ liên hệ với bạn để làm những dự án mới.
Tôi nên đề nghị mức thu nhập là bao nhiêu?
Qua nhiều năm, tôi nhận ra rằng báo giá là cả một nghệ thuật. Bạn cần phải tinh tế và khéo léo để đề nghị mình sẽ được trả lương bao nhiêu. Bạn có thể sẽ không ngờ rằng, những yếu tố có vẻ không liên quan dưới đây sẽ quyết định mức lương của bạn:
- Khách hàng đã tìm thấy bạn như thế nào?
Nếu như họ tìm đến bạn vì họ thích phong cách của bạn, bạn có thể định giá cao hơn, nếu như bạn đang bid để ứng tuyển cho một công việc với 100 đối thủ khác.
- Kinh nghiệm của bạn là gì?
Bạn đã có kinh nghiệm viết những bài phù hợp chưa? Bạn có chắc rằng mình có thể đáp ứng được yêu cầu về khối lượng từ ngữ trong một khung thời gian cố định chưa? Khả năng của bạn đã đủ tốt để đáp ứng với công việc của họ chưa? Bạn cần phải nhìn nhận được thực chất mức kinh nghiệm của mình. Bạn hoàn toàn có thể bị đòi lại thù lao nếu như chất lượng công việc chưa đủ làm hài lòng khách hàng.
- Một giờ bạn được trả bao nhiêu?
Tôi nhận ra rằng, mức lương mình tự định giá cho bản thân trong một giờ sẽ quyết định khách hàng muốn trả công cho mình bao nhiêu. Khi tôi bắt đầu định giá cao cho công việc của mình, khách hàng vẫn vui vẻ chấp nhận mức lương mà tôi đề nghị, bởi họ biết rằng, tôi sẽ hoàn thành công việc đúng giờ với chất lượng tốt.
- Đó là loại công việc gì?
Nếu ai đó thuê bạn chỉ để viết những bài nhỏ để làm dày lên site và phục vụ cho những mục tiêu SEO lạ lùng, họ sẽ không trả công cao bằng những nơi mà blog/website đang cố xây dựng những content chất lượng cho người đọc. Những công việc khác nhau xứng đáng nhận những mức lương khác nhau.
Ai đó đã nói rằng: “Hãy làm một công việc được trả $500 như thể bạn sẽ nhận được $5,000 đô từ nó, và bạn sẽ sớm có được công việc $5,000”. Tôi đã bị thuyêt phục bởi câu nói này và thực sự thay đổi phương châm làm việc của mình.
Tôi hoàn toàn tin tưởng vào việc chăm sóc khách hàng và đảm bảo rằng uy tín mà mình gây dựng chính là chất lượng và sự quan tâm. Rất nhiều người không nhận ra rằng, chính bài viết, thiết kế và những thứ khác mà họ thực hiện có thể giúp ích cho khách hàng phát triển công việc kinh doanh của họ. Nếu bạn giúp họ đạt được thành công, họ sẽ luôn đồng hành với bạn.
Lương dựa trên số từ và lương dựa trên số bài viết
Một khi đã bước vào sự nghiệp content creation, bạn sẽ nhận ra rằng, có 2 cách để trả lương cho một công việc: trên số từ hoặc trên số bài biết. Mỗi cách thức lại có ưu và nhược điểm riêng:
- Trả lương theo số từ
Ví dụ, bạn có thể sẽ kiếm được nhiều hơn nếu như bạn có thể hoàn thành chính xác một bài viết trong đúng 500 từ- điều rất hiếm khi xảy ra. Thường thì, để hoàn thành bài viết một cách chỉn chu, bạn cần 530 hoặc 540 từ. Mặt bất lợi của cách trả lương này là bạn phải vượt qua được chính giới hạn từ nếu như đó là điều bạn đề ra với khách hàng.
- Trả lương theo bài viết
Với cách thức này, bạn sẽ ít bị giới hạn số từ mình cần để sử dụng trong bài viết (đôi khi rất có lợi khi bạn gặp phải những chủ đề có quá nhiều thông tin) nhưng cũng sẽ là một vấn đề nếu như bạn tiếp tục vượt quá giới hạn số từ qui định.
Tốt nhất khi bắt đầu, bạn nên suy nghĩ mình sẽ thoải mái nếu viết bao nhiêu từ trong một giờ, và đừng quên bạn còn cần thời gian tìm kiếm thông tin trong quá trình viết. Sao đó, tính xem số tiền bạn kiếm được từ mỗi chữ bạn viết có xứng đáng với thời gian bạn bỏ ra không.
Lấy ví dụ: Bạn có thể viết 1,000 từ một giờ và bạn cho rằng 1 giờ làm việc của mình trị giá $50. Điều đó có nghĩa bạn kiếm được $0.05 cho mỗi từ.
Công việc tiếp theo là tìm đối tượng khách hàng sẵn sàng trả cho bạn mức lương bạn muốn.
Lên kế hoạch phân bổ thời gian và xác định năng suất làm việc tối đa của mình
Một trong những trở ngại đầu tiên mà bạn khó lòng tránh khỏi khi làm một content writer là quản lý thời gian. Điều này sẽ luôn là áp lực cho bạn và có thể khiến bạn chẳng được ngủ đủ giấc nữa.
Vậy bạn nên làm thế nào với nó?
Trước tiên, bạn cần phải thực sự biết được giới hạn của mình. Là một nhà kinh doanh mới, chúng ta thường có xu hướng dốc hết sức với hi vọng hoàn thành công việc nhanh nhất có thể: thức đêm, uống nhiều café và liên tục đối diện với stress cho đến khi không thể chịu đựng được nữa và nổ tung. Biết được định mức tối đa của mình sớm sẽ giúp bạn tránh khỏi những điều này và làm việc hiệu quả.
Có một cách khác để đương đầu với công việc, đó là “hứa ít, làm nhiều”. Đây chính là một chiêu vừa làm hài lòng khách hàng với chất lượng bài viết tốt, vừa giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả. Nhận một lượng công việc mà bạn có thể làm được, hoàn thành nó trước thời hạn và hỏi thêm nhiều việc hơn từ khách hàng. Kết quả là, bạn sẽ chẳng bao giờ bị cháy deadline cả.
Nghệ thuật tìm kiếm
Thứ khá nhiều content writer không tính đến khi báo giá chính là họ cần thời gian nghiên cứu về chủ đề.
Bạn nên tìm ra cách nghiên cứu và viết bài của riêng mình mà không phải sao chép hay đạo văn từ bất kì ai. Xác định xem bạn cần bao lâu để hoàn thành một chủ đề và hãy cân nhắc đến đều đó khi thương lượng mức lương của mình.
Bạn cũng nên giới hạn chủ đề mình viết, tránh những topic trái với phương châm sống của bạn hoặc dễ dàng làm bạn nhàm chán. Ví dụ, tôi sẽ không bao giờ viết về cá cược hay điều gì bất hợp pháp vì nó đi ngược lại với bản chất của tôi. Tôi cũng sẽ không viết các bài về điện tử vì thấy nó quá nhàm chán với mình.
Từ chối công việc $150,000
Như tôi đã kể ở đầu post, tôi đã phải tử chối một content trị giá $150,000 cho vài tháng thực hiện. Vấn đề nằm ở chính năng suất làm việc của tôi.
Tôi khá giỏi trong việc báo giá và thắng các thương vụ, nhưng sau đó thuê người khác viết, chỉnh sửa nó và giao lại cho khách hàng đúng thời gian có lẽ là quá sức với team của tôi. Chúng tôi không theo kịp deadline và sau vài ngày, đã phải từ bỏ công việc đó.
Đó là một bài học đáng nhớ trong việc quản lý thời gian và thành viên trong đội. Tuy nhiên, nếu vượt qua được thử thách này, bạn sẽ nhận được thù lao xứng đáng.
Giành được những hợp đồng tốt hơn
Một trong những điều bạn phải xác định từ đầu khi làm copywriter và sáng tạo content chính là: bạn là người viết trọng chất lượng hay số lượng. Phân biệt rõ ràng hai khía cạnh này sẽ giúp bạn có thể giành được những hợp đồng tốt hơn.
Nếu như bạn viết những bài kém chất lượng với giá cả phải chăng, bạn sẽ phải viết rất nhiều bài để có một mức thu nhập khá. Nhưng nếu bạn muốn viết những bài viết chất lượng và thực sự viết nhiều, bạn sẽ không có đủ nguồn lực và thời gian để hoàn thành công việc một cách hợp lý.
Nếu bạn thuộc tuýp có thể viết nhiều, lời khuyên tôi đưa ra cho bạn là hãy tập hợp một đội gồm writer và content editors để đáp ứng được yêu cầu của những hợp đồng lớn. Nếu bạn chỉ có lợi nhuận ít, bạn cần học cách để qui mô hóa sao cho bạn có được nhiều hợp đồng hơn.
Nếu cách bạn thực sự hứng thú và muốn tìm hiểu về điều này, tôi sẽ đề cập đến kĩ hơn ở các bài viết hoặc một file được up lên sau. Tôi có một anh bạn khá thân ở Úc, người đã kiếm được một mức thu nhập cao và ổn định bằng việc quản lý một đội content writing qui mô vừa và tôi chắc chắn rằng cậu ta sẽ rất vui được chia sẻ kinh nghiệm của mình.
Dùng “nỗi sợ hãi” để kiến tạo những mối quan hệ lâu bền
Nếu bạn đã từng là một sinh viên học về Marketing, bạn sẽ biết rằng, thực ra nỗi sợ chính là một động lực lớn. Tôi không thích nhắc đến điều này lắm vì nghe nó có vẻ trái với nguyên tắc làm việc. Nhưng tôi sẽ giải thích cho các bạn:
Dùng “sợ hãi” trong công việc Marketing sẽ là trái với nguyên tắc nếu như bạn không thực sự đang có ý muốn giúp đỡ khách hàng. Nếu như sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn mang lại chỉ thỏa mãn nhu cầu được biểu lộ ra của khách hàng thay vì nhu cầu thật sự, có nghĩa là bạn đang thực hiện công việc không toàn tâm toàn ý. Ví dụ, một công ty bảo hiểm làm rùm beng lên về một loại virus mới để bán được nhiều hợp đồng bảo hiểm chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy mình bị lừa gạt. Hay nói cách khác, nếu như landing page (trang đích) của bạn đề cập tới việc bạn quan tâm đến khách hàng như thế nào và các content writer vì sao không nên ăn cắp, sao chếp hoặc lấy đi content của bạn từ các site khác, bạn sẽ tạo được sự tin tưởng từ khách hàng răng bạn cam kết sẽ thực hiện tốt những yêu cầu đó, làm việc hiệu quả và không gây tổn thất cho bất cứ ai.
Internet vốn được cho là một nơi không an toàn. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu và suy nghĩ về những lo lắng của khách hàng khi bạn cung cấp dịch vụ hoặc khi trao đổi với họ. Nếu bạn hiểu được những lo lắng của họ, hãy chủ động tránh nhắc đến những mặt tối đó trong công việc và bạn sẽ thấy các mối quan hệ với khách hàng sẽ phát triển tự nhiên.
Copywriting vs Content writing
Có thể bạn sẽ đặt dấu hỏi tại sao tôi lại viết riêng post này cho content writing mà không phải copywriting. Tôi sẽ không nói rằng bài viết này sẽ giúp bạn trở thành một copywriter tốt hơn bởi nghề nghiệp này yêu cầu rất nhiều kĩ năng riêng biệt, trong khi từ content writer sẽ miêu tả tốt hơn về nghiệp viết bài.
Bạn thấy đó, nếu như bạn cho mình là một copywriter, bạn phải chắc chắn rằng khả năng viết quảng cáo, đặt landing pages, copy websites của bạn có thể biến thành một kênh bán hàng đen lại nguồn thu tốt. Một content writer, mặt khác, lại chỉ cần viết những bài với mục tiêu là từ khóa hoặc có thể content website đó cần cung cấp nhiều thông tin hơn là đạt được mục đích sale. Đương nhiên, những khách hàng trong tương lai mới có thể quyết định bạn trở thành content writer hay copywriter, nhưng theo ý kiến cá nhân của tôi, bài viết này sẽ phù hợp với content writer hơn là copywriter, dù có thể được áp dụng ở cả 2 nghề.
Một số website tìm việc cho copywriter và content writer được đánh giá tốt
- Freelancer: Nơi tuyệt vời để tôi tìm kiếm những cây viết cho những dự án nhỏ.
- Elance: Một trong những site của freelancer lớn nhất thế giới, rất nhiều công việc được cập nhật.
- ProBlogger Job Board: Nơi có thể tuyển được khá nhiều bloggers và writers tài năng. Bạn có thể tìm được một công việc part-time với mức lương kha khá ở đây.
- Digital Point Forums: Đôi khi có những vấn đề rắc rối xảy ra ở đây nhưng rất nhiều công ty lớn vẫn đăng tin tuyển dụng ở đây. Bạn sẽ không được trả một mức lương tốt, nhưng nếu bạn đang chật vật để có một công việc, bạn có thể tìm thấy một số hợp đồng giá rẻ tại Digital Point Forum.
- Copyscape: Trên site này bạn có thể kiểm tra những bài mà bạn đã mua (nếu như bạn đang quản lý một team) có bị sao chép từ bất cứ website nào không.
- Copyblogger: Những tư liệu cũ ở đây chính là một nguồn tuyệt vời cho những ai muốn viết tốt hơn. Tôi đã tiến bộ rất nhiều khi đọc những bài viết của Brian.
- Chris Ducker: Người chắc chắn sẽ phải nhắc đến khi bạn muốn xây dựng một team làm việc. Cậu ta có những bí quyết hữu ích nếu bạn muốn bắt đầu xây dựng một team writers.
Tại sao đây chỉ là hướng dẫn “gần đủ”?
Gần đây tôi đã nhận ra rằng, phần lớn trong chúng ta (và cả tôi) đều rất yêu thích tìm hiểu những điều này nhưng gặp rất nhiều khó khăn để bắt tay vào thực hiện một dự án hay ý tưởng nào đó. Mỗi khi tôi đọc những post có tiều đề dạng: “Hướng dẫn đầy đủ để…”, tôi thường chỉ hướng thú được trong một tuần và sau đó mọi chuyện lại đâu vào đấy.
Vì vậy, hướng dẫn này có thật sự đầy đủ và hữu ích hay không, điều đó được quyết định bởi việc bạn tự thực hiện như thế nào. Những bí quyết trên có thể đã hiệu quả (hoặc không hiệu quả) với tôi và bạn bè của tôi, nhưng có thể nó sẽ hoàn toàn khác khi được bạn thực hiện. Chúng ta sẽ chẳng thế biết điều gì có thể xảy ra cho đến khi chúng ta thật sự thực hiện điều đó.
Bạn đã cân nhắc công việc Content writer nào chưa? Hay bạn đã có vốn liếng trong nghiệp writer rồi? Hãy để lại comment và cùng thảo luận với tôi nhé!
*Nguồn: Blog Tyrant
Biên dịch: MediaZ Corp
*Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ nếu sử dụng nội dung trong bài viết của chúng tôi.