Bắt nhịp và phản ứng nhanh khi dân văn phòng “Work from home”
“Work from home” – WFH hay làm việc tại nhà, cụm từ khóa lọt top 10 chủ đề được thảo luận nhiều nhất khắp các trang mạng xã hội giữa mùa dịch. Younet Media sử dụng công cụ lắng nghe từ mạng xã hội và ghi nhận tới 339.773 lượt thảo luận, đạt 1,7 triệu tương tác, tính trong khoảng thời gian từ ngày 1.2 đến 26.3.2020.
“Work from home” – sự lựa chọn tối ưu cho sức khỏe và kinh tế
Cùng nhìn lại các giai đoạn thảo luận WFH trên mạng xã hội:
- Giai đoạn 1 (từ 1/2 đến 6/3): WFH lúc này là “nguyện vọng thầm kín”, xuất phát từ một phần nhỏ dân văn phòng tạm thời phải kết hợp vừa làm tại nhà, vừa trông con.
- Giai đoạn 2 (ngày 7/3 đến 11/3): Khi dịch bệnh tại châu Âu có dấu hiệu gia tăng nhanh và Việt Nam ghi nhận ca bệnh nhân số 17 đêm 6/3, WFH là động thái phản ứng nhanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thảo luận sôi nổi nhất là ở giai đoạn 3, chiếm 67% trên tổng số (từ ngày 12/3 đến 20/3 – đây là giai đoạn tập trung lắng nghe & phân tích trong bài viết). Sau khi WHO công bố đại dịch toàn cầu, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn lần lượt đưa ra thông cáo chính thức, các trang báo đưa tin doanh nghiệp “kích hoạt chế độ làm việc tại nhà”, “làm việc luân phiên”...
Lúc này, WFH trở thành giải pháp “win-win” cho cả người lao động và doanh nghiệp, nhằm mục đích “giữ an toàn cho sức khỏe cộng đồng – đảm bảo thu nhập cho người lao động đồng thời duy trì bộ máy làm việc ổn định”.
Work from home là tâm điểm gây xôn xao trên mạng xã hội
Như đề cập ở đầu bài viết, WFH đã lọt top 10 chủ đề được thảo luận nhiều nhất giữa mùa dịch. Facebook vẫn chiếm thế ưu, phủ sóng tới 90,3% trên khắp các cuộc thảo luận của dân văn phòng.
05 chủ đề được dân văn phòng quan tâm nhất khi nói về WFH:
- Mẹo làm việc hiệu quả (Tips)
- Chia sẻ các hoạt động khi WFH: ăn uống, giải trí, liệu pháp tinh thần (nghe nhạc, gym, yoga, thiền); tập luyện thể chất hoặc thử thách bạn bè mình tham gia các hoạt động thể chất… (Activities)
- Vấn đề lương/ lợi tức theo chế độ công ty/ luật bảo hiểm xã hội (Salary/ Benefit)
- Chia sẻ không gian làm việc (working space)
- Hỏi đáp về các công cụ/ ứng dụng/ thiết bị làm việc tại nhà.
(Khảo sát ngẫu nhiên từ 260 cuộc thảo luận trên Facebook từ ngày 6/3 - 26/3/2020)
Work from home nhận được sự hưởng ứng tích cực, tuy cũng có chút phiền toái
Bởi giữa cơn biến cố của toàn cầu cả về sự an nguy và kinh tế, WFH đã là sự lựa chọn tối ưu, 88,8% dân văn phòng nói về WFH bằng thái độ chia sẻ tích cực. Tinh thần bắt nhịp nhanh chóng, lan tỏa tới cộng đồng cảm giác yên tâm, hoàn toàn tự nguyện tự giác khi được làm việc tại nhà. Một số khác cảm thấy thích thú với nhiều hoạt động đi kèm, vừa an toàn lại vừa tiết kiệm… Họ cảm thấy làm việc tại nhà thực sự hiệu quả khi đã sắp xếp được thời gian biểu cùng những công cụ/ thiết bị vô cùng hữu hiệu kết nối làm việc cùng đội nhóm.
Chỉ 9.6% thể hiện cảm xúc không đồng thuận. Chủ yếu rơi vào việc phụ huynh vừa phải trông trẻ, vừa phải làm việc nên công việc bị trì trệ kéo dài; một phần là bởi cảm thấy stress vì ngột ngạt, chán nản trong không gian kín quá lâu.
Thu hút nhiều nhóm đối tượng tham gia thảo luận
Dân văn phòng có xu hướng gia tăng tương tác trên Facebook. Top 5 page có lượt thảo luận nhiều nhất là các page giải trí, được xem là có nội dung truyền tải hài hước, đầy sáng tạo. Chỉ cần một bức ảnh “chế” phản ánh tình trạng làm việc tại nhà thiếu kỷ luật cũng đủ khiến cộng đồng xôn xao.
Freelancer (người làm việc tự do) lâu năm là nhóm đối tượng tiếp theo thu hút thảo luận về WFH, nhằm chia sẻ bí kíp làm việc hiệu quả và truyền cảm hứng cho dân văn phòng.
Không những thế, chủ đề này còn ghi nhận sự tham gia của các “sếp”, chia sẻ về việc chuyển đổi mô hình làm việc tại nhà, cách ứng phó của doanh nghiệp trước những khó khăn về kinh tế sắp xảy tới, truyền đi năng lượng tích cực. Đáng chú ý, có những bài viết thể hiện sự đồng cảm với nhóm nhân viên văn phòng không đủ điều kiện làm việc tại nhà (thiếu không gian yên tĩnh, bất tiện vì thời tiết...). Những yếu tố này không được chia sẻ nhiều, nhưng nó cũng là yếu tố lưu tâm với nhiều thương hiệu.
Tinh tế, diễn đàn thu hút dân văn phòng ham mê công nghệ, luôn dẫn đầu với các chủ đề về giải pháp làm việc tại nhà, trở thành nơi thảo luận lý tưởng của 1.700 thành viên. Với phần lớn lượt thảo luận khoe không gian làm việc, hàng loạt các “tool khủng” được trang bị; theo sau là chia sẻ kinh nghiệm làm việc tại nhà hiệu quả; một phần không nhỏ hỏi đáp về các ứng dụng, công cụ, thiết bị làm việc trực tuyến...
VnExpress nay như trở thành “tiếng nói” của dân văn phòng về chủ đề làm việc tại nhà. Từ việc đưa tin các nhãn hàng/ thương hiệu chuyển đổi mô hình “remote working” (làm việc tại nhà) hay làm việc luân phiên; chia sẻ các tips làm việc hiệu quả, cho tới trực tiếp lắng nghe những “tâm sự” của dân văn phòng.
Top các công cụ/ ứng dụng được nhắc nhiều nhất khi “work from home”
From data to action
Từ báo cáo nghiên cứu lắng nghe mạng xã hội của YouNet Media đối với “work from home” giai đoạn 1/2 - 26/3/2020, đề xuất một số cơ hội dành cho thương hiệu:
1. Tiếp cận đối tượng theo chủ đề
Dù phần lớn dân văn phòng đều hưởng ứng WFH, tuy nhiên, mỗi nhóm đối tượng lại có thêm những mối quan tâm khác nhau: các bà mẹ/ ông bố tìm cách tập trung làm việc, không bị phân tâm bởi trẻ nhỏ; có bạn trẻ thấy bất tiện vì phải WFH dưới cái nóng 35 độ, hàng xóm ồn ào; dù đang dần thích nghi nhưng cũng có bộ phận người làm việc cảm thấy ngột ngạt vì thiếu kết nối thực với đồng nghiệp; có người thích khoe góc làm việc tại nhà mang đậm phong cách cá nhân... Khai thác sâu những điểm này là một cách để thương hiệu tới gần hơn với người dùng.
2. Chọn đúng kênh
Mỗi kênh đóng vai trò riêng trong việc chuyển tải thông tin và khuyến khích thảo luận, tương tác. Với chủ đề này, thảo luận xuất hiện tại tất cả các touchpoint trên mạng xã hội, ngay cả với Online News & Forum, là nơi vốn rất ít khi sinh ra thảo luận tự nhiên. Tận dụng hết tất cả nền tảng này và phát huy điểm mạnh của nó là bí quyết để thương hiệu tối ưu hiệu quả truyền thông.