Tại sao kinh doanh phải làm thương hiệu ?
Tại sao kinh doanh lại phải làm thương hiệu? Cùng chúng tôi tìm hiểu 08 lợi ích khiến không một nhà đầu tư nào bỏ qua khi đầu tư xây dựng thương hiệu nhé!
Brand là tài sản có định giá
Năm 2019 vừa qua, Forbes tiếp tục cập nhật Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Trong lần xếp hạng thứ tư này, tổng giá trị của 50 thương hiệu dẫn đầu đạt hơn 9,3 tỉ USD – tăng 1,2 tỉ USD so với danh sách lần thứ ba. Trong đó, 20 thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam có giá trị trên 100 triệu USD.
Một minh chứng quá rõ ràng về giá trị của thương hiệu. Trong danh sách mà Forbes công bố, 10 thương hiệu dẫn đầu vẫn là các tên tuổi quen thuộc như Vinamilk, Viettel, Sabeco, Vinhomes, Masan Consumer, MobiFone, VinaPhone, Vietcombank, FPT và Vincom Retail.
Có thể nói, các doanh nghiệp Việt Nam đã có ý thức rất cao về thương hiệu và giá trị thương hiệu. Nhờ có vậy, họ đã gây dựng nên một brand quá hùng mạnh và biến nó trở thành con số hữu hình.
Brand có ảnh hưởng đến biến động tài chính
Giá trị thương hiệu chung cuộc được xác định dựa trên chỉ số P/E (hệ số giữa thị giá và thu nhập trên mỗi cổ phần) trung bình ngành trong khu vực. Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo. Như vậy, giá trị thương hiệu có mối quan hệ mật thiết tới năng lực tài chính của mỗi doanh nghiệp.
Một nghiên cứu về Vai trò của nhận thức thương hiệu đối với chính sách tài chính của doanh nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam được đăng tải trên Tạp chí PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 21 (31)- Tháng 03-04/2015 cũng chỉ ra rằng: Doanh nghiệp sẽ hưởng được nhiều lợi ích trong chính sách tài chính và có thể ra các quyết định tài chính một cách linh hoạt hơn thông qua việc xây dựng thành công yếu tố nhận thức thương hiệu. Cụ thể: Tài sản vô hình cũng có vai trò quan trọng trong việc giải thích chính sách tài chính như tài sản hữu hình, nhận thức thương hiệu làm giảm biến động dòng tiền tương lai, gia tăng đòn bẩy, giảm mức độ nắm giữ tiền mặt và nâng cao xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
Một ví dụ gần nhất để bạn đọc có thể liên tưởng, chính là sự cố thu hồi tương ớt Chin-su tại Nhật đã khiến nhóm cổ phiếu họ Masan đỏ sàn.
Như vậy, thương hiệu không chỉ còn là giá trị cộng thêm mà đã trở thành một tài sản có giá trị tương đương với tài sản hữu hình, giúp doanh nghiệp kiểm soát biến động tài chính trong tương lai. Nói cách khác, MỘT DOANH NGHIỆP CÓ THƯƠNG HIỆU MẠNH SẼ CÓ NHIỀU LỢI THẾ HƠN DOANH NGHIỆP CÓ THƯƠNG HIỆU YẾU TRƯỚC BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG- Một kết quả đã được chứng minh từ khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2007- 2008.
Brand được coi như một tài sản có thể mang đi góp vốn
Làn sóng góp vốn bằng brand được khởi xướng bởi tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin. Năm 2012, chỉ riêng phần vốn góp thương hiệu Vinashin tại 32 doanh nghiệp lên tới 1.160 tỷ đồng trên tổng số vốn góp 1.741 tỷ đồng.
Có 3 cách cơ bản để định giá thương hiệu, thông qua: chi phí, thu nhập và thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.
Hiện nay, để định giá thương hiệu, Forbes Việt Nam thực hiện theo phương pháp đánh giá của Forbes (Mỹ), tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên thu thập số liệu báo cáo tài chính của các công ty và được kiểm định qua các nguồn độc lập, giá trị thương hiệu được xác định từ giá trị đóng góp của tài sản vô hình sau khi đã áp thuế thu nhập doanh nghiệp và phân bổ tùy theo mức độ đóng góp của thương hiệu trong từng ngành.
Tuy nhiên, yêu cầu tiên quyết để có thể góp vốn bằng thương hiệu đó là: thương hiệu cần được đăng ký bảo hộ.
Brand có thể mua bán, sát nhập, chuyển nhượng
Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng nhượng quyền thương hiệu đang trở thành xu hướng kinh doanh hiện nay. Chi phí nhượng quyền cho thể từ vài trăm triệu đến con số tỉ đồng. Một ví dụ điển hình về chuỗi thương hiệu nhượng quyền đình đám đó là Highland Coffee – thương hiệu có chi phí nhượng quyền đăt đỏ nhất trong chuỗi cừa hàng nhượng quyền hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Với 300 cửa hàng trên 24 tỉnh thành phố khắp cả nước, Highland khẳng định vị thế với doanh thu lên đến gần 2000 tỷ đồng/ năm. Có thể nói, thương hiệu có cái giá không phải đùa đâu!
Brand kích thích nhu cầu sở hữu của khách hàng
Trên thế giới có một cuộc đua ngầm. Đó là cuộc đua hàng hiệu. Chiếc túi đắt giá nhất hiện nay được thế giới ghi nhận lên đến gần 4 triệu USD. Vì sao người ta sẵn sàng chi trả một con số khổng lồ như thế để sở hữu một chiếc túi? Đó chính là giá trị của thương hiệu.
Thương hiêu khoác lên cho khách hàng sự đẳng cấp và xa hoa. Vô hình chung, brand chính là bộ mặt của chủ nhân. Thương hiệu càng cao cấp, sự đấu tranh để sở hữu được nó càng tăng cao.
Brand tạo nên văn hóa
Làm thương hiệu tạo nên một cộng đồng những người có chung sở thích, mong muốn, đẳng cấp. Chính từ đó, thương hiệu tạo nên văn hóa và sự giao thoa văn hóa tạo thành luồng sóng vận động lên xuống trên thị trường, kích thích cung cầu.
Thương hiệu tạo nên xu hướng như văn hóa uống trà sữa của giới trẻ, sau đó là văn hóa uống trà chanh… tạo nên hàng trăm thương hiệu và hàng trăm cửa hàng mọc lên như nấm sau mưa. Thương hiệu cũng có thể trở thành đạo tin tạo thành một tập thể khách hàng trung thành, chỉ tin và sử dụng sản phẩm duy nhất của thương hiệu đó.
Thương hiệu tạo nên văn hóa
Brand tạo sự khác biệt hóa
Một câu hỏi thường trực khi bắt đầu kinh doanh: Tại sao khách hàng lựa chọn bạn khi có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thương hiệu tương tự?
Đó là sự khác biệt hóa. Thương hiệu giao tiếp với khách hàng bằng ngôn ngữ của riêng nó. Bằng ngôn ngữ khác biệt đó, thương hiệu thuyết phục khách hàng lựa chọn doanh nghiệp và ghi nhớ doanh nghiệp, trở thành một bộ phận trung thành gắn bó với thương hiệu. Giống như con người, mỗi thương hiệu đều được gắn một nhãn. Thông qua nhãn, khách hàng hình thành kinh nghiệm tích cực hoặc tiêu cực về sản phẩm.
Một thương hiệu không ấn tượng không thể khiến khách hàng lựa chọn bạn, một sản phẩm không có thương hiệu thì càng không.
Brand giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng dễ dàng hơn
Đứng về góc độ kinh tế, khi doanh nghiệp vừa gia nhập thị trường, thị trường chưa ổn định, kinh doanh thua lỗ… thì giá trị thương hiệu vẫn là số dương. Bởi vì, brand là một tài sản vô hình nên tất cả các tài sản công ty đều bị khấu hao, trừ thương hiệu. Chính vì vậy, có không ít các doanh nghiệp đã phá sản nhưng để sở hữu thương hiệu của doanh nghiệp này vẫn cần phải trả một số tiền nhất định theo định giá brand.
Không chỉ vậy, những doanh nghiệp đã làm được thương hiệu đồng nghĩa với việc họ đã tạo dựng cho mình một tập khách hàng quen và trung thành. Điều đó dễ dàng giúp doanh nghiệp ổn định tình hình hơn so với những công ty chưa được công chúng biết đến.
Brand tạo niềm tin cho khách hàng, cổ đông và nhân sự
Về phía khách hàng: brand chuyên nghiệp tạo nên cảm giác về một doanh nghiệp uy tín, có quy mô và tổ chức, khiến khách hàng cảm thấy tự tin hơn khi hợp tác cùng doanh nghiệp.
Về phía cổ đông: brand thể hiện sự nghiêm túc và tinh thần của ban quản trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng kêu gọi đầu tư.
Về phía nhân sự: brand tạo nên niềm tự hào cho nhân viên, khiến nhân viên có mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Không chỉ vậy, mỗi nhân sự là nhân tố lan toả giá trị lõi của doanh nghiệp tới từng khách hàng.
Như vậy, có thể nói, đầu tư cho thương hiệu là một quyết định đầu tư đúng đắn, mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược tài chính không kém gì các tài sản hữu hình. Vì vậy, hãy xây dựng cho mình một bộ thương hiệu thật chuyên nghiệp!
*Nguồn: Adina Việt Nam
Tại Adina Việt Nam chúng tôi trung hòa các yếu tố, và đảm bảo các tiêu chí – cam kết cần thiết giúp mọi dự án đi đến thành công. Với đội ngũ Tư vấn am hiểu kiến thức về Thương hiệu và đội ngũ Sáng tạo sẵn sàng đưa ra những giải pháp giúp khách hàng xây dựng Thương hiệu từ những bước đầu tiên đến theo suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Chúng tôi cam kết đem lại những giá trị cao hơn mức phí mà Doanh nghiệp chi trả.