Đón đầu làn sóng số: Chinh phục người tiêu dùng số thuộc Thế hệ khám phá ở Đông Nam Á
Số người tiêu dùng số đã tăng từ mức 22% dân số (90 triệu) vào năm 2015 lên 58% (250 triệu) vào năm 2018. Con số này dự kiến sẽ còn tăng lên đến 310 triệu người vào năm 2025.
Nền kinh tế Đông Nam Á phát triển cùng khả năng thâm nhập ngày càng sâu rộng của Internet đã tạo ra một kiểu người tiêu dùng mới với tên gọi “người tiêu dùng số”. Đây là nhóm người mua hàng hoặc dịch vụ trực truyến ít nhất 1 lần/năm. Số người tiêu dùng số đã tăng từ mức 22% dân số (90 triệu) vào năm 2015 lên 58% (250 triệu) vào năm 2018. Con số này dự kiến sẽ còn tăng lên đến 310 triệu người vào năm 2025.
Hiện nay, thị trường người tiêu dùng số trở thành trận địa mới cho các công ty muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ở khu vực này. Nếu muốn thành công ở Đông Nam Á, các thương hiệu không những phải nắm rõ cơ hội trên thị trường, mà còn phải biết người tiêu dùng số là những ai, hành vi của họ ra sao cũng như cách điều chỉnh mô hình kinh doanh.
Dưới đây là một số thông tin hữu ích do Facebook cung cấp nhằm giúp đỡ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những cơ hội phát triển của thị trường, hành vi mua sắm, chi tiêu của người tiêu dùng số ở Đông Nam Á.
Khám phá cơ hội trên thị trường
Nếu xét đến mức độ tăng trưởng và khả năng tiếp nhận nhanh chóng, Đông Nam Á là khu vực có rất nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai phá.
Khi cuộc cách mạng kỹ thuật số quét qua khu vực này và số lượng người kết nối internet ngày càng tăng, người tiêu dùng đang tiếp nhận rất nhanh nhiều sản phẩm cùng nền tảng số.
Ngày càng có nhiều người tiêu dùng số tăng mức chi tiêu online, báo hiệu mức độ phát triển sẽ tiếp tục tăng cao nhờ tầng lớp trung lưu mới nổi ở Đông Nam Á.
Chi tiêu trên nền tảng số chính là thương trường mới. Mức chi tiêu này tăng nhanh chóng, đòi hỏi các thương hiệu phải nắm bắt kịp thời và nhanh nhạy.
Giải mã người tiêu dùng số: Thỏa mãn nhu cầu của thế hệ khám phá
Thế hệ này bao gồm những người tiêu dùng số có thói quen mua sắm chủ yếu dựa vào cảm hứng và sở thích khám phá nền tảng kỹ thuật số.
Có đến 70% người mua hàng không biết họ muốn mua gì. Họ đưa ra quyết định mua sắm phần lớn dựa trên những gì họ nhìn thấy, đặc biệt là qua mạng xã hội, chẳng hạn như Instagram, hay thậm chí qua các kênh khác như TV hoặc biển quảng cáo.
Định hình tương lai của thương hiệu
Luật chơi đã thay đổi. Trước đây, các công ty cạnh tranh rất khốc liệt ở những khía cạnh như vị trí, quy mô cửa hàng, hay thu hút người tiêu dùng thông qua biển quảng cáo, TV hoặc in ấn. Giờ đây, khi Đông Nam Á hướng đến xu thế tiêu dùng số và tương tác online qua mạng xã hội, các công ty cần có chiến lược đa kênh, kết hợp những yếu tố hiệu quả nhất của cả online và offline.
Khi Thế hệ khám phá nổi lên, rất nhiều cơ hội cũng xuất hiện. Thế nhưng, việc xác định hướng đi trong bối cảnh này vẫn còn là thách thức, đặc biệt là đối với các thương hiệu lớn.
Chia sẻ của một số chuyên gia trong khu vực Đông Nam Á
Chúng tôi mong muốn những cửa hàng của Love, Bonito sẽ đem đến trải nghiệm khác lạ, độc đáo và thú vị hơn, để khi khách hàng ghé vào, họ sẽ có cảm giác khác biệt với những cửa hàng khác.
Dione Song
Giám đốc Thương mại
Love, Bonito
Mấu chốt vô cùng quan trọng đó là "thương mại điện tử dựa trên trải nghiệm". Điều này có nghĩa là hành vi mua sắm không còn đơn thuần chỉ là lướt xem và biết chính xác người tiêu dùng cần mua gì mà đã chuyển sang hành vi tương tự như cách mọi người mua sắm ở trung tâm thương mại. Đó là lí do chúng tôi cho ra đời tính năng “Shopee Mall” trên Shopee giúp người dùng có trải nghiệm mua sắm trên Shopee giống với mua sắm trực tiếp tại các trung tâm thương mại.
Santitarn Sathirathai
Group Chief Economist
Sea
Chúng tôi không chỉ chú trọng vào các thành phố lớn. Sendo cũng có quy mô rất lớn ở các thành phố Hạng 2, Hạng 3. Mức độ tăng trưởng của chúng tôi phần lớn đến từ người mua mới và những người mua hàng online lần đầu. Và tại Việt Nam, mạng xã hội là kênh lớn nhất giúp đưa họ đến với mua sắm trực tuyến.
Trần Hải Linh
Tổng Giám đốc
Sendo
Mạng xã hội và hình thức tiếp thị thông qua người ảnh hưởng ra đời đã tạo nên nên một môi trường mới và cung cấp cho người tiêu dùng khả năng khám phá sự kỳ diệu của nhiều sản phẩm.
Marita Abraham
Giám đốc Marketing
ZILINGO
Tất cả đều bắt đầu từ khả năng khám phá, tương tác. Với vai trò là nền tảng số, Gojek chú trọng vào các yếu tố của thương mại điện tử trực tuyến bao gồm tốc độ, khả năng lựa chọn và tính cá nhân hóa.
Jonathan Barki
Phó Chủ tịch, Trưởng ban Chiến lược Doanh nghiệp
Gojek
Người tiêu dùng am hiểu rất nhiều thứ. Kỹ thuật số khiến họ trở nên thông thái hơn và kích thích trí tò mò ở họ.
Inés Caldeira
Giám đốc Điều hành
L'Oréal
Mấu chốt thành công đến từ ý tưởng mang lại trải nghiệm dành riêng cho từng cá nhân thông qua chương trình khách hàng thân thiết.
Alia Gogi
Giám đốc Điều hành, khu vực Đông Nam Á
Sephora
Khi mọi người mua sắm online, sẽ có hai hành vi. Một là họ đã biết mình đang tìm những gì. Hai là khả năng khám phá.
Kevin Mintaraga
Phó Chủ tịch
Tokopedia
Trang Hạnh / Brands Vietnam
* Nguồn: Facebook Business