Yếu tố cần rèn luyện trong thời kỳ lãnh đạo và điều khiển

“Dù là vĩ nhân cũng đều bắt đầu từ những đứa trẻ, dù là doanh nghiệp toàn cầu cũng đều bắt đầu từ những ngày khởi nghiệp”. Vì vậy, lực lượng làm chủ muốn điều khiển con tàu lớn ra khơi trong tương lai cần bắt đầu rèn luyện tư duy, tố chất, điểm mạnh vốn có để phát huy vai trò của bản thân trên hành trình lập thân, lập nghiệp.

Yếu tố cần rèn luyện trong thời kỳ lãnh đạo và điều khiển

Hành trình đưa những con tàu ra khơi

Sự sáng tạo trong thế giới mở

Muốn phát minh thì trước mắt không nên thoả mãn với tất cả những giá trị đã có mà cần phải tìm kiếm các ý tưởng, phương pháp mới để khai thác, nâng cao những dữ liệu ai cũng biết nhưng chưa nhìn ra giá trị của nó.

Trong cuộc đời 56 năm, Steve Job đã góp phần giúp thế giới thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn với 256 phát minh được công nhận. Sau khi bị chính đồng nghiệp đuổi ra khỏi công ty mình sáng lập, Steve vượt qua đau khổ, khó khăn và nỗ lực tái hoà nhập với cộng đồng, bỏ qua thù cũ, chuyển thành nguồn động lực để phát minh sản phẩm vượt trội hơn trước đó.

Steve Job luôn tạo ra những điều mới dựa trên nghi vấn những gì bị phủ định. Từ những suy nghĩ khác biệt, tính ứng dụng cao trong thực tiễn kết hợp với trí tưởng tượng phong phú đi cùng với phương pháp thông minh (con người, hệ thống, kế hoạch…), Steve Jobs tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng thiết thực với đời sống con người.

Mục đích hướng đến cộng đồng

Không chỉ dừng lại ở quyền lợi cá nhân, lợi ích đội nhóm, những nhà lãnh đạo có nhiệt huyết lớn, năng lực, có chất xám, thời gian, công sức luôn hướng đến hòa mình vào lợi ích tập thể, góp phần thay đổi toàn cầu theo chiều hướng tiến bộ hơn.

Người lãnh đạo không chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà còn quan tâm đến quyền lợi gia đình, bản thân. Từ đó, xây dựng một hệ thống tổ chức chặt chẽ, phát triển đất nước, kinh tế xã hội.

Người lãnh đạo tôn trọng thành viên sẽ khiến họ có cảm giác được bảo vệ, quan tâm, có quyền đóng góp vào cộng đồng chung. Họ sẽ cảm thấy muốn được trao những lý tưởng cao quý vào sự phát triển chung.

Tạo sự khác biệt

Sự khác biệt ở đây được hiểu là người có cái nhìn khác biệt để có hướng đi khác biệt, người đóng góp giá trị đặc biệt trong xã hội, quốc gia, toàn cầu. Tạo sự khác biệt có lợi ích kết hợp từ trí thông minh và trí tuệ cảm xúc, phù hợp với xã hội đương đại.

Yếu tố cần rèn luyện trong thời kỳ lãnh đạo và điều khiển

Nhà lãnh đạo có nhiệt huyết lớn luôn hướng đến hòa mình vào lợi ích tập thể theo chiều hướng tiến bộ

Khiêm nhường

Với tính cách khiêm nhường, người lãnh đạo sẽ có khả năng dụng tài, mời được nhân tài về cùng làm việc.

Được coi là minh quân của Nhật, Thiên Hoàng Minh Trị là người đặt nền móng cho sự cách tân Nhật Bản, giúp Nhật Bản trở thành cường quốc số 1 tại Châu Á thời gian đó. Trong khoảng thời gian trị vì, Thiên Hoàng Minh Trị đưa ra nhiều chính sách cách tân, nổi bật là lĩnh vực giáo dục, ông kêu gọi hơn 200 nhà tri thức của Nhật Bản đi Mỹ học giáo dục tiến bộ đi Pháp học văn minh, đi Đức học công nghệ kỹ thuật, đi Nga học hải quân, đi Anh học quân đội. Sau 10 năm, những người này quay về phục vụ cho Thiên Hoàng Minh Trị của Nhật Bản, làm đất nước trở thành đỉnh cao.

Ngoài ra, các giáo sư, các nhà khoa học gia, kiến trúc sư, nhân vật lỗi lạc trong các lĩnh vực khác nhau nếu đến Nhật Bản sinh sống và làm việc thì sẽ nhận tiền lương cao đến 100 lần. Trong 2 thập niên sau đó, nhân dân Nhật Bản không cần đi du học.
Sự khiêm nhường và trí tuệ tài ba của vua Minh Trị làm tiền đề cho sự phát triển bền vững cho Nhật Bản ngày nay.

Nhiệt huyết với công việc

Khi người lãnh đạo là người có nhiệt huyết thì sẽ lên dây cốt cho thành viên nhóm, sẵn sàng tham gia dự án, chương trình, kế hoạch phục vụ lý tưởng, cho số đông, tạo thành một động lực mạnh mẽ.

Ví dụ: Khổng Tử luôn là người khiêm nhường, tự nhận mình có những mặt không bằng học trò nhưng khi tổng hợp lại các thế mạnh đó để làm việc thì lại không ai bằng Khổng Tử.

Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ động lực mạnh mẽ ở đây không phải là cao ngạo mà người lãnh đạo cần tạo bầu không khí kết nối, chân thành từ tấm lòng. Các thành viên cùng đi trên con đường tỉnh thức không cảm thấy quá mệt, quá gian nan, đi đến hành trình được định hình mục tiêu rõ ràng chặng đường ngắn, trung và dài hạn.

Yếu tố cần rèn luyện trong thời kỳ lãnh đạo và điều khiển

Khi người lãnh đạo là người có nhiệt huyết thì sẽ lên dây cốt cho thành viên nhóm

Dũng cảm vượt qua thử thách

Dũng cảm ở đây được hiểu là bản lĩnh đối mặt tránh những vấn đề tiêu cực, phớt lờ thách đố, điều chỉnh cảm xúc yếu kém và đi đến cảm xúc tích cực. Người có tâm dũng cảm biết đâu là giải pháp và giải quyết hiệu quả nhất trở ngại khó khăn, hiểu nhân quả và không trùng bước.

Trong thời đại La Mã và Hi Lạp cổ đại, Chủ nghĩa khắc kỷ đã gửi tới con người thông điệp rằng : “Con người nên thành tâm đón nhận mọi khó khăn trắc trở trong cuộc sống. Chúng ta không nên trốn tránh chúng bởi đó là những bài tập rèn luyện tinh thần đáng được mong đợi. Chúng ta hãy xem những khó khăn trắc trở là một sàn tập để có thể đánh vật cùng Thượng Đế. Rồi khi thử thách đã qua bạn sẽ trở thành một người vững vàng và tốt đẹp hơn rất nhiều.

Giống như thân thể cần những bài tập sức khoẻ để trở nên cường tráng, tinh thần cũng cần những bài tập nghị lực. Vượt qua chính mình là chiến thắng mà bất cứ người nào đều có quyền tự hào”.

“Sinh ra đã là người thường thì phải sẵn sàng đón nhận mọi tình huống”

Tầm nhìn xa, khát vọng lớn

Để trí tuệ có thể phát triển thì cần hiểu biết đúng với bản chất sự việc đang làm dưới cái nhìn khách quan. Không để phán đoán chủ quan, phán đoán thái độ áp đặt lên con người, sự việc đang diễn ra. Người có trí tuệ luôn đi cùng luật pháp và đạo đức, không cố chấp.

Người lãnh đạo luôn là người khai sáng những phát hiện mới mà trước đó chưa có người đi qua. Họ có một bản kế hoạch rõ ràng cho sự thành công, bước ra khỏi những điều thông thường: những giáo điều, những thông lệ, những tư duy lối mòn, vùng an toàn, sự dèm pha của dư luận, những mối quan hệ ko còn phù hợp. Nguyên tắc làm việc của nhà lãnh đạo trong thế giới mở đó là: win – win – win (chủ thể – khách hàng – xã hội). Người lãnh đạo nhìn nhận và nắm bắt những cơ hội từ trong nghịch cảnh nhưng lường trước được rủi ro của hệ thống và có sự chuẩn bị tốt trước các biến cố”.

Nguồn: VOS Continetal