Virus Corona (Covid- 19) ảnh hưởng đến xu hướng tìm kiếm Google như thế nào ?
Dịch Covid-19 do Virus Corona gây ra đang có những ảnh hưởng tới hoạt động của nền kinh tế, diễn biến của dịch phức tạp và sự phản ứng của người dân trên các kênh mạng xã hội cho thấy mối quan tâm, lo lắng tới sức khỏe, tính mạng là rất lớn. Hiểu đúng về dịch có ích cho việc phòng dịch, tuy nhiên cũng có những tâm lý hoang mang dẫn tới ảnh hưởng hoạt động kinh doanh, một cách không đáng có (nếu chỉ quan sát tin tức trên mạng xã hội).
1. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá chính xác những gì đang diễn ra, SEONGON (Google Marketing Agency) tiến hành kiểm tra dữ liệu Google Trends (Công cụ cho biết xu hướng tìm kiếm trên Google) để tìm hiểu sự thay đổi trong mối quan tâm của khách hàng với các sản phẩm/ngành nghề cụ thể. Dữ liệu được phân tích bằng cách kiểm tra biểu đồ từng sản phẩm/ngành trong phạm vi 2 năm và 30 ngày:
- Kiểm tra biểu đồ 2 năm để cho thấy cái nhìn bao quát, từ đó nhìn thấy xu hướng và có thể so sánh với cùng kỳ năm ngoái để nhận định tốt hơn về sự tăng giảm.
- Biểu đồ 30 ngày để cập nhật xu hướng gần đây nhất, tránh đánh giá sai khi nhìn biểu đồ 2 năm (Có những ngành nghề ban đầu giảm những gần đây tăng trở lại)
2. Đánh giá xu hướng tìm kiếm và ảnh hưởng trong khoảng thời gian có dịch Covid-19
Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi đã đưa ra biểu đồ dưới đây:
Kết luận: Trừ một số ngành có xu hướng tiêu cực rõ ràng (sụt giảm lượng tìm kiếm liên tục) như Dệt may, Du lịch, Nhà hàng, Xuất khẩu lao động …, phần lớn các ngành nghề kinh doanh khác có xu hướng trung lập (có giảm nhưng đã tăng trở lại, tăng hoặc giảm đều nhưng là xu hướng thông thường thời điểm sau Tết). Một số sản phẩm liên quan đến sức khỏe, thiết bị y tế, game có xu hướng tăng nhiều hơn năm trước.
Điểm quan trọng trong bản phân tích này là đa phần các ngành nghề, sản phẩm không sụt giảm khách hàng tìm kiếm. Trong mùa dịch như hiện tại, khách hàng có thể e ngại việc tiếp xúc trực tiếp, đến cửa hàng… Tuy nhiên sự quan tâmtìm kiếm Online vẫn duy trì tốt.
Vì vậy các doanh nghiệp nên có đánh giá chính xác, thực hiện các chương trình Marketing, các chiến dịch quảng cáo phù hợp, tập trung vào việc thu hút khách hàng online, tư vấn online, giữ liên lạc với khách hàng để liên hệ lại sau khi dịch đi qua (nhất là các sản phẩm cần tư vấn như bất động sản, ô tô, thẩm mỹ).
3. Phân tích xu hướng tìm kiếm một số ngành cụ thể trong bối cảnh dịch COVID-19
3.1 Ô tô
Sự quan tâm trong 2 năm
Sự quan tâm trong 30 ngày trước
Biểu đồ 2 năm cho thấy lượng tìm kiếm về xe Ô tô liên tục giảm trong 2 năm, các mốc thời gian sau Tết đều có xu hướng tăng trở lại và cao hơn trước Tết, xu hướng hiện tại cũng như vậy.
Biểu đồ 30 ngày cho thấy không có sự sụt giảm mạnh những ngày gần đây. Kết luận ngành Ô tô không cho thấy bị ảnh hưởng bất thường bởi dịch bệnh.
3.2 Chung cư
- Sự quan tâm trong 2 năm
- Sự quan tâm trong 30 ngày trước
Biểu đồ 2 năm cho thấy lượng tìm kiếm sau Tết thường tăng mạnh, cao hơn nhiều so với thời điểm trước Tết, tuy nhiên biểu đồ năm nay không tăng mạnh, có xu hướng đang chậm lại.
Biểu đồ 30 ngày vẫn cho thấy sự tăng trưởng tìm kiếm từ 23/1 nhưng mức tăng cũng không nhiều. So với các năm trước, mối quan tâm tới sản phẩm Chung Cư sau Tết của năm nay đang không tốt.
Điều này có thể phỏng đoán do tâm lý ngại gặp mặt và hạn chế chi tiêu/đầu tư của người dân lúc này.
3.3 Thẩm mỹ
- Sự quan tâm trong 2 năm
- Sự quan tâm trong 30 ngày trước
Thông thường thời điểm sau Tết, lượng tìm kiếm về thẩm mỹ sẽ tăng cao, tương đương thời điểm 1-2 tháng trước Tết. Tuy nhiên xu hướng năm nay cho thấy sự sụt giảm tìm kiếm sau Tết là tương đối nhiều. Xem xét biểu đồ 30 ngày, xu hướng đang tăng trở lại, khả năng thị trường thẩm mỹ sẽ hồi phục sớm.
3.4 Vali
- Sự quan tâm trong 2 năm
- Sự quan tâm trong 30 ngày trước
Là một sản phẩm liên quan mật thiết đến du lịch, di chuyển của khách hàng, Vali cho thấy sự sụt giảm ngay lập tức (dù có tăng ngay sau Tết). Ảnh hưởng của dịch bệnh đến sản phẩm này là rõ rệt.
3.5 Máy tính
- Sự quan tâm trong 2 năm
- Sự quan tâm trong 30 ngày trước
Xu hướng tìm kiếm đối với sản phẩm máy tính bình thường, không có dấu hiệu bị ảnh hưởng.
3.6 Du học
- Sự quan tâm trong 2 năm
- Sự quan tâm trong 30 ngày trước
Cả biểu đồ 2 năm và 30 ngày đều cho thấy lượng tìm kiếm tăng cao ngay sau Tết và vẫn đang tiếp tục tăng.
3.7 Thực phẩm chức năng
- Sự quan tâm trong 2 năm
- Sự quan tâm trong 30 ngày trước
Biểu đồ xu hướng không cho thấy rõ ràng sự tăng hay giảm. Mối quan tâm của khách hàng tới ngành này diễn ra bình thường.
4. Tổng kết
Nghiên cứu này có tính tương đối (Google Trends là số liệu xu hướng, có tính tương đối). Để có kết luận rõ ràng về lượng tìm kiếm cụ thể với mỗi sản phẩm, cần xem số liệu của công cụ Google Keywords Planner (Trong công cụ Quảng cáo của Google).
Tuy nhiên số liệu Google Keywords Planner có độ trễ cao, chưa có số liệu cụ thể ngay lập tức trong khoảng thời gian từ sau Tết đến ngày 14/2. Mỗi doanh nghiệp để có thể tự đánh giá chính xác ngành nghề của mình, cần thống kê trực tiếp từ tài khoản quảng cáo Google, và tài khoản đo lường chỉ số website Google Analytics.
Và nếu bạn thấy thông tin trong bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ ngay bài viết và đăng kí nhận email của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức về Google Marketing!
Thực hiện bởi SEONGON – Google Marketing Agency