Marketer Trần Trúc Lâm
Trần Trúc Lâm

Digital Marketing Specialist

Landing page là gì? Những điều phải thuộc lòng khi nhắc tới Landing page

Landing page là gì?

Trong digital marketing, landing page (trang đáp) là một trang độc lập, được tạo ra trong chiến dịch marketing hoặc quảng cáo.

Đây là trang web mà khách truy cập "đáp xuống" sau khi họ click vào một đường link trong email, hoặc quảng cáo trên Google, Youtube, Facebook, Instagram, hoặc một số nền tảng quảng cáo khác.

Landing page được thiết kế với một mục tiêu hoặc trọng tâm duy nhất, còn được gọi là Call to action (CTA).

Điều này giúp cho landing page trở thành lựa chọn tốt nhất để tăng tỷ lệ chuyển đổi của chiến dịch marketing và giảm chi phí cho mỗi lead hoặc đơn hàng mới (Cost per Acquisiton).

Landing page nằm đâu trong phễu marketing?

Landing page ở đâu trong phễu marketing

Landing page tồn tại sau khi khách hàng tiềm năng ở đầu phễu marketing, click vào link trong quảng cáo, email hoặc bất kỳ đâu trên website. Đây là nơi mà sự chuyển đổi (như mua hàng, đăng ký, ghi danh) xảy ra.

Về mặt kỹ thuật, landing page là thuật ngữ được dùng trong cả Google Ads hay Google Analytics, tuy nhiên, để cho dễ dàng, landing page sẽ dùng để mô tả trang web làm riêng cho chiến dịch marketing với một nút CTA duy nhất và không điều hướng sang bất kỳ trang nào khác.

Khác biệt giữa Homepage và Landing page

Khác biệt giữa home page và landing page

Khác biệt dễ thấy là Homepage (trang chủ) có rất nhiều link đến các trang khác nhau, còn landing page thì chỉ có 1. Điều này làm cho trang chủ rất dễ gây xao nhãng, trong khi landing page là cực kỳ tập trung.

Việc có ít link trên landing sẽ giúp tăng chuyển đổi, vì càng có ít nơi có thể click được, thì khách truy cập càng dễ đi đến nút CTA.

Đây chính là lý do mà chuyên gia marketer luôn dùng một landing page chuyên biệt làm đích đến của dòng traffic đổ về.

Trang chủ thường hấp dẫn nhờ việc thể hiện thương hiệu, đưa ra một loạt các sản phẩm hoặc thông tin về công ty.

Rồi từ đó, khách truy cập có thể đi sang bất kỳ đâu… nhưng lại khó đưa tới việc mua hàng. Và đấy chính là điều đáng nói.

Landing page thì phục vụ cho mục đích hoàn toàn khác. Mọi thứ nó làm là chuyển khách truy cập thành khách hàng.

Có những loại landing page nào?

Tùy từng doanh nghiệp mà có nhiều biến thể landing page khác nhau, nhưng tựu chung thì có 2 loại chính (dựa trên mục tiêu)

Các loại landing page hiện nay

Landing page tạo lead

Tiếng anh là Lead Generation landing page, hoặc lead gen / lead capture page, sử dụng mẫu đăng ký với vai trò CTA.

Mẫu này sẽ thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng bao gồm tên, email, số điện thoại….

Đây là loại landing page thường được các công ty hoặc marketer B2B (bán sản phẩm có giá trị cao) sử dụng để xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng. Đôi khi cung cấp các quà tặng miễn phí như ebook, webinar để đổi lấy thông tin liên hệ.

Các trang thương mại điện tử (ecommerce) cũng dùng loại này để xây dựng danh sách KH, hoặc đề nghị giao hàng miễn phí hoặc khuyến mãi đặc biệt nào đó.

Landing page điều hướng

Tiếng Anh là Clickthrough landing page, thường được dùng bởi marketer lĩnh vực TMĐT hoặc SaaS (software-as-a-service), loại này đi thẳng vào việc bán hàng hoặc đăng ký thuê bao.

Thường chỉ có 1 nút duy nhất để chuyển khách truy cập vào luồng thanh toán hoặc hoàn tất giao dịch.

Các cách dẫn traffic về landing page

Một landing page cần có traffic đổ về mới cho thấy nó hoạt động hiệu quả hay không, có nhiều cách dẫn traffic về landing page, một số nguồn phổ biến bao gồm.

Traffic từ tìm kiếm trả tiền (Paid search traffic)

Gần như các công cụ tìm kiếm đều có quảng cáo trả tiền. Khi ai đó thực hiện một truy vấn, các quảng cáo này xuất hiện nổi bật trong kết quả tìm kiếm.

Traffic từ tìm kiếm trả tiền

Bạn có thể nhắm vào đối tượng mục tiêu của mình dựa trên từ khóa tìm kiếm, dữ liệu nhân khẩu học, hoặc sở thích mà họ thể hiện thông qua lịch sử duyệt web.

Khi tạo quảng cáo, bạn phải chọn nơi mà khách truy cập sẽ đáp tới.

Bạn có thể gửi họ tới trang chủ, nhưng tốt hơn bạn nên tạo ra landing page có nội dung phù hợp với thông điệp quảng cáo và một nút CTA rõ ràng.

Traffic social trả tiền (Paid Social Traffic)

Chạy quảng cáo trên Facebook, Instagram, Twitter, hay LinkedIn là một cách hay để nhắm vào những người và cộng đồng quan tâm đặc biệt đến thương hiệu của bạn.

Paid social traffic - Traffic trả tiền từ mạng xã hội

Thay vì quảng cáo theo từ khóa tìm kiếm, bạn có thể quảng cáo đến nhưng người có sở thích hoặc mối quan tâm liên quan đến từ khóa mà họ tìm kiếm.

Vẻ đẹp của việc này là bạn có thể kết nối với khách hàng trước khi họ nhìn thấy sản phẩm của bạn.

Ngoài một số tính năng nhắm mục tiêu nâng cao, mỗi mạng xã hội còn có những đặc thù riêng của mình, như Instagram rất hiệu quả với sản phẩm hoặc nhãn hàng phong cách sống bằng những hình ảnh trực quan thu hút.

Còn ở lĩnh vực B2B, nhà quảng cáo thường dùng Linkedin để tìm chuyên gia trong những lĩnh vực cụ thể.

Chiến dịch email

Đây cũng là kênh marketing hiệu quả nhờ khả năng tiếp cận tốt và chi phí thấp so với các nền tảng khác. Nghiên cứu cho thấy vào năm 2022 sẽ có tới 4,2 tỷ người dùng email.

Traffic từ chiến dịch email

Kết hợp giữa email và landing page sẽ giúp nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng và thu hút thêm khách hàng mới.

Đối với email, hãy thu hút người đọc bằng những đề nghị hấp dẫn, còn landing page thì cung cấp thêm chi tiết và điều hướng khách truy cập hướng tới CTA.

Traffic tìm kiếm tự nhiên

Thuật ngữ "traffic tự nhiên" liên quan tới khách truy cập đến từ các nguồn không trả tiền - thường từ Google hay Bing.

Traffic từ tìm kiếm tự nhiên

Khi tạo ra các nội dung thu hút, hữu ích trên website hoặc landing page, bạn có thể giúp doanh nghiệp của mình xuất hiện thường xuyên trên kết quả tìm kiếm. Thứ hạng của bạn càng cao, thì càng tốt.

Thực ra không trả tiền cũng không hề có ý là không tốn tiền hay thời gian vào việc cạnh tranh thứ hạng.

Có một lĩnh vực các chuyên gia luôn tìm cách vắt càng nhiều traffic từ Google càng tốt qua việc cân bằng chiến lược, các yếu tốt kỹ thuật và tạo ra các nội dung xuất sắc. Đó là SEO.

Tại sao bạn nên sử dụng landing page?

Lý do chính là vì landing page rất tập trung vào một mục tiêu duy nhất. Mục tiêu này lại phù hợp với ý định của khách truy cập click vào quảng cáo hoặc email.

Ngoài ra, website của bạn không được thiết kế để chuyển đổi.

Trang chủ website thường được thiết kế với một mục đích chung, tổng thể, mang tính khám phá. Nó nói lên các thứ về thương hiệu hoặc giá trị của doanh nghiệp.

Trang chủ lại có nhiều link hoặc thanh điều hướng tới các khu vực khác trên website với những nội dung được thiết kế để tối ưu khi tìm kiếm trên Google hay Bing.

Các yếu tố này là cần thiết nhưng chúng không có nhiều vai trò đối với việc chuyển đổi

Khác biệt giữa home page và landing page

Còn landing page thì mục tiêu rất rõ ràng: chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng.

Có hai yếu tố khiến cho landing page thực sự khác biệt với website:

Tỷ lệ chú ý (Attention ratio)

Mỗi đường link trên một trang mà không đại diện cho mục tiêu chuyển đổi thì sẽ gây phân tâm, làm loãng thông điệp và giảm tỷ lệ chuyển đổi.

Tỷ lệ chú ý là những thứ bạn có thể làm trên 1 trang so với những thứ bạn nên làm trên trang đó để tạo ra chuyển đổi.

Trang chủ có thể có Attention ratio khoảng 30:1 hoặc cao hơn, nghĩa là 30 thứ làm xao nhãng khách truy cập, còn 1 landing page thì tỷ lệ này càng gần 1:1 càng tốt.

Bạn có thể xác định tương đối tỷ lệ này bằng cách kiểm tra bằng heatmap, các dãy nhiệt hiện ra ở những vị trí nào có chèn liên kết mà không phải mục tiêu của landing page thì đó là yếu tố có thể gây xao lãng.

Thủ phạm lớn nhất gây ra sự "thất thoát" trên landing page chính là các đường dẫn điều hướng, dù ở đầu hay cuối trang, nó sẽ làm cho khách truy cập không thể tới được CTA và chuyển trạng thái não bộ từ "Mua" sang "Khám phá".

Vì vậy hãy bỏ các link điều hướng khỏi landing page càng sớm càng tốt.

Nhưng nói vậy không có nghĩa bạn không thể chèn thêm link, thực ra thì có thể phá luật 1 chút, nếu nội dung landing page dài quá thì có thể chèn thêm các link nội bộ để người đọc di chuyển dễ dàng qua các phần khác nhau. Hoặc cũng có thể thêm các khung nội dung bổ sung để họ không rời khỏi landing page.

Ăn khớp thông điệp (Message match)

Đây là việc phản ánh chính xác nội dung quảng cáo mà khách truy cập thấy trước đó.

Khách truy cập sẽ rời khỏi landing page của bạn trong vòng vài giây, nên điều quan trọng là phải làm cho hành trình khách hàng mượt mà từ lúc xem quảng cáo tới lúc vô trang.

Sự ăn khớp thông điệp càng mạnh, bạn càng cho họ thấy việc họ click vào là quyết định đúng đắn

Ăn khớp thông điệp giữa quảng cáo và landing page

Khi nào nên dùng landing page?

  • Chạy chiến dịch PPC trên Google ads
  • Tạo khuyến mãi nhắm vào những người đăng ký nhận email hàng tuần
  • Quảng cáo tới những người theo dõi bạn trên Instagram hay Facebook
  • Nhắm vào những người từng vào web trước đó nhưng không chuyển đổi
  • Xem người ta có quan tâm sản phẩm mới ra mắt trước khi tung ra thị trường

Lưu ý:

  • Nếu cần truyền tải đến những loại khách hàng khác nhau, cách đơn giản là tạo ra các landing page tách biệt, chẳng hạn landing page cho người mới đăng ký hoặc cho khách hàng thân thiết.
  • Nếu bạn kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau, có thể tạo cho mỗi sản phẩm 1 landing page.
  • Nếu thu hút traffic về landing page qua nhiều kênh, thì việc tạo ra các landing page cho phù hợp với từng kênh cũng là điều nên xem xét. Chẳng hạn Instagram thì hình ảnh trực quan sẽ hiệu quả hơn, sử dung tiêu đề, nội dung cũng khác so với quảng cáo trên công cụ tìm kiếm.

11 điều giúp cho landing page đạt hiệu quả cao nhất

Hiện đã có nhiều công cụ giúp việc xây dựng landing page được dễ dàng hơn rất nhiều, tuy nhiên bạn vẫn cần có một mindset đúng đắn về cách xây dựng một landing page tối ưu và mang về hiệu quả.

11 điều dưới đây chỉ là những gợi ích giúp bạn tạo ra một cấu trúc hiệu quả cho landing page, bạn cần phải thử nghiệm và để khách hàng quyết định xem đâu là phiên bản hiệu quả nhất.

Để phân tích và kiểm tra lý do một landing page thất bại hay thành công, bạn nên sử dụng thêm heatmap, giúp làm rõ hành vi khách truy cập, phát hiện những điểm mù trong hành vi mà bạn không thể biết.

#1. Đảm bảo nội dung landing page phù hợp với thông điệp quảng cáo

Lý do chính bạn nên dùng landing page là đảm bảo bạn điều hướng người ta tới trang đáp ứng mong đợi của họ.

Chẳng hạn một quảng cáo nhắm vào cộng đồng những người nghỉ hưu điều hướng về landing page tập trung vào những xa xỉ phẩm thì khó giữ chân khách truy cập.

#2. Đặt CTA nằm trên đường gấp trung bình

Phía trên đường gấp trung bình (average fold) là phần trên cùng của một trang web mà chưa cuộn chuột.

Đặt CTA phía trên đường gấp trung bình

Hãy thể hiện tiêu đề, USP, và CTA của bạn thấy bằng cách đặt những yếu này ở phần trên đường gấp. Đừng chèn quá nhiều thứ vào phần màn hình này, vì có thể làm người ta khó thấy CTA, nhưng bảo đảm là mọi thứ mà khách truy cập cần đều ở đó.

#3. Dùng các chỉ dấu để điều hướng mắt

Landing page ít nào ngắn, nên sẽ còn nhiều nội dung cần thể hiện bên dưới đường gấp trung bình, vậy cần thêm một số chỉ dấu để thu hút mắt nhìn.

Những dấu hiệu này có thể là mũi tên, biểu tượng, hình ảnh, ảnh động hoặc đoạn nội dung để khách truy cập tiếp tục cuộn xuống và đọc,.

Nên dùng các dấu hiệu có màu nổi bật, tương phản và có hình thù dễ nhận ra, tuy nhiên CTA phải nổi bật hơn so với phần còn lại. Ngoài ra thì bạn có thể dùng mũi tên, ảnh động hay hình người đang chỉ tay để thu hút chú ý tốt hơn.

#4. Thể hiện sản phẩm / dịch vụ trên thực tế

Thể hiện SPDV sử dụng trong thực tế giúp khách truy cập mường tượng mình ở vai trò khách hàng.

Nên có một giải thích đơn giản về cách hoạt động của SPDV. Dù dưới dạng ảnh tĩnh hay ảnh động, hoặc video demo, những cái này sẽ giúp bạn thu hút và duy trì chú ý.

#5. Bỏ các link điều hướng hoặc những thứ gây xao nhãng

Bỏ hết các menu điều hướng, CTA phụ (không liên quan gì tới mục đích của landing page), hoặc link trở về trang chủ.

Bỏ hết link điều hướng khỏi landing page

#6. Cung cấp các bằng chứng xã hội (trung thực nha)

Khách truy cập ngày nay đủ sáng suốt để mà nghi ngờ nghi ngại những trò vặt trong marketing.

Bất luận bạn nghĩ lời đề nghị mình tốt cỡ nào, cứ đưa vào landing page nhưng ý kiến phản hồi từ khách hàng hài lòng, hoặc thành viên cộng đồng, sex giúp tạo ra sự chân thật trong những gì bạn nói.

Bạn nên tạo sự chân thật trong testimonials bằng thông tin chi tiết cá nhân, chức danh công việc, ở đâu, ngày mua, tuổi tác, ảnh chân dung hay cả video.

#7. Nội dung rõ ràng, thu hút

Nội dung tốt nên rõ ràng và vào thẳng vấn đề. Dù một số lời đề nghị đòi hỏi nội dung phải dài hơn, nhưng hầu hết đều nên giữ cho ngắn gọn. Dùng ít đoạn lại, và nhiều đầu mục hơn.

#8. Nhanh hơn

70% người tiêu dùng thừa nhận tốc độ tải ảnh hưởng tới quyết định mua hàng. Nếu mất hơn 3 giây mà chưa load xong, bạn mất khách hàng.

Tránh làm chậm landing page bằng những yếu tố không cần thiết, mọi cái thêm vào đều phải có mục đích cụ thể. Hình ảnh phải được tối ưu và nên tuân theo các gợi ý từ Google Pagespeed.

#9. Thiết kế tương thích với thiết bị

Nhiều chiến dịch có một lượng lớn truy cập trên điện thoại. Nghĩa là màn hình sẽ nhỏ hơn, tương tác sẽ hạn chế và thời gian tải sẽ chậm.

Tối ưu giao diện trên màn hình di động

Nên thiết kế giao diện tùy biến trên thiết bị di động, thích nghi với các thiết bị khác nhau. Bố cục trang tự thay đổi, CTA dẽ nhìn hơn, hình ảnh rõ ràng hoặc bỏ đi hoàn toàn.

#10. Cân nhắc dùng mẫu có sẵn

Nếu mới bắt đầu, bạn nên dùng một số mẫu thiết kế landing page sẵn có và điều chỉnh lại cho phù hợp với sản phẩm, dịch vụ hoặc nhãn hàng của bạn.

#11. Đối với Landing page tạo lead

Với loại landing page tạo lead thì nên tối ưu thêm các yếu tố sau:

  • Giảm trở ngại bằng các mẫu đăng ký nhiều bước thực hiện
  • Hạn chế những trường nhập thủ công, nên sử dụng trường lựa chọn
  • Bổ sung chính sách bảo mật ngay bên dưới form đăng ký
  • Cảm ơn sau khi đăng ký

Writer: Coclac.net