Influencer Marketing cần trưởng thành hơn

Influencer Marketing cần trưởng thành hơn

Trong báo cáo Dự đoán và Xu hướng Truyền thông 2020 của Kantar, “Influencer Marketing cần trưởng thành hơn” là 1 trong 12 xu hướng được nhắc đến.

Bài viết thể hiện quan điểm của bà Jane Ostler, Trưởng bộ phận Truyền thông và Insight toàn cầu tại Kantar.

Hiện nay, Influencer Marketing đang trải qua những “khủng hoảng tuổi teen” thường thấy. Những vấn đề nổi cộm có thể kể đến như số lượng người theo dõi ảo, những lời khen thiếu tính thuyết phục dành cho thương hiệu hay thiếu minh bạch trong việc đánh giá sản phẩm (liệu sản phẩm được nhắc đến đơn thuần chỉ là đánh giá sản phẩm được tặng hay với mục đích quảng cáo). Nhưng thay vì gay gắt chỉ trích, chúng ta cần cởi mở hơn và đón nhận các cơ hội mới.

Trong năm 2020, marketer sẽ muốn làm việc với các content creator tài năng, những người biết cách khéo léo giới thiệu hình ảnh thương hiệu đến với cộng đồng riêng của họ.

Thương hiệu cần hiểu đúng và làm đúng, bởi vì người tiêu dùng không ngần ngại để lại bình luận nếu họ phát hiện ra điều gì đó.

Ví dụ, gần đây Listerine đã thực hiện một chiến dịch hợp tác với người ảnh hưởng. Chiến dịch đã nhận về rất nhiều lượt bình luận tiêu cực từ người theo dõi, với nội dung chế giễu sự giả tạo trong hình ảnh đến từ Influencer.

Influencer Marketing cần trưởng thành hơn

Nguồn ảnh: The Drum

Cơ hội được thoải mái sáng tạo trong các chiến dịch liên quan đến người ảnh hưởng lí giải cho sự phát triển rộng rãi của các nền tảng như Instagram, Pinterest, TikTok… Bởi tính dễ chia sẻ của mình, các nội dung thú vị trên TikTok có thể tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu với quy mô lớn.

Noen Eubanks, một influencer nổi lên từ TikTok, ngày một nổi tiếng nhờ khả năng nhảy nhót, hát nhép, làm tóc và trang điểm. Ở tuổi 18, Noen đã có 7,5 triệu người theo dõi, và mới đây, Noen được chọn là gương mặt mới tham gia các chiến dịch quảng cáo của nhà mốt xa xỉ Celine.

Với xu hướng thương hiệu tích cực kết hợp với các Influencer trên các nền tảng như YouTube hoặc Instagram, chúng ta có thể tin rằng sẽ ngày càng có nhiều chiến dịch kết hợp với Influencer đến từ TikTok hơn, tiêu biểu có Lancôme ở Trung Quốc, hay Uniqlo và Flipkart ở Mỹ.

Theo báo cáo BrandZ mới nhất của Kantar, quan trọng nhất là mức độ tương tác giữa Influencer và người theo dõi, chứ không phải là số lượng người theo dõi.

Để đánh giá rõ ràng hiệu quả của các chiến dịch, thương hiệu nên kết hợp với Influencer để bán hàng. Thương hiệu bán lẻ Boots của Anh đã thực hiện một chiến dịch marketing “Bootiques” với các bộ sản phẩm cá nhân hóa cho từng Influencer vào dịp Giáng sinh. Thương hiệu kết hợp với các Influencer trong ngành thời trang để tạo những bộ trang điểm của riêng từng người, hướng đến nhóm người theo dõi của họ. Các Influencer dùng kênh Instagram của chính mình để giới thiệu bộ trang điểm đó đến với người tiêu dùng với nhiều phong cách trang điểm khác nhau.

Quảng cáo của Boots.

Một ví dụ khác đến từ Influencer Mr. Bags của Trung Quốc, kết hợp với thương hiệu Tod của Ý để tạo ra một mẫu túi cháy hàng chỉ trong vài phút, thu về hàng trăm USD.

Hiện nay, chức năng eCommerce của TikTok và Instagram cũng được áp dụng với profile của Influencer. Vì vậy, họ dễ dàng trực tiếp bán các dòng sản phẩm của riêng mình hoặc bán các sản phẩm hợp tác với các thương hiệu khác trên trang cá nhân.

Vậy làm sao để thương hiệu đánh giá được liệu các chiến dịch Influencer Marketing có hiệu quả hay không? Chúng tôi nhận thấy các ngân sách đầu tư vào Influencer dần chuyển dịch từ lĩnh vực PR sang Marketing để đáp ứng nhu cầu so sánh hiệu quả với các kênh truyền thông và điểm chạm (touchpoint) khác, đồng thời doanh nghiệp cũng muốn nắm các số liệu về hiệu quả bán hàng và chỉ số liên quan đến thương hiệu.

Trong thời gian tới, thương hiệu sẽ không còn đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ số đơn giản như “lượt thích” mà sẽ chuyển dần sang các số liệu chiến lược hơn liên quan đến tác động bán hàng chỉ số thương hiệu. Chúng ta cũng sẽ thấy ngày một nhiều phương pháp đánh giá mới về độ phủ và tần suất của các chiến dịch có người ảnh hưởng, như “social GRP” (Gross Rating Point), hiện đã được sử dụng tại thị trường Trung Quốc.

Chúng tôi dự đoán Influencer Marketing thực sự sẽ trưởng thành hơn trong năm 2020, khi các thương hiệu bắt đầu đo lường và nghiêm túc giải quyết các rủi ro khi hợp tác với Influencer. Bạn có thể xem đầy đủ báo cáo Dự đoán và Xu hướng Truyền thông 2020 ở đây.

Bạn có nghĩ Influencer Marketing sẽ trưởng thành hơn trong năm nay? Hãy chia sẻ quan điểm của mình.

* Nguồn: Millward Brown