3 insight để thành công trong lĩnh vực du lịch tại APAC
Với sự đa dạng của khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC), khách du lịch tiềm năng ở các quốc gia khác nhau đều thể hiện sự khác biệt rõ rệt trong hành vi từ các giai đoạn mơ ước, lên kế hoạch đến giai đoạn đặt chỗ trong hành trình lập kế hoạch du lịch.
Google đã thực hiện khảo sát khách hàng ở Ấn Độ, Nhật Bản và Úc để tìm ra sự khác biệt và tác động đến các Marketers Du lịch.
Bức tranh một cặp đôi mới cưới ở Bengaluru đang mơ ước về tuần trăng mật, một người mẹ bận rộn ở Tokyo đang lên kế hoạch cho kỳ nghỉ của gia đình, hoặc một chuyên gia trẻ ở Sydney đang tìm cách book một chuyến đi spa cho những ngày nghỉ cuối tuần – tất cả họ đều tiếp cận du lịch một cách khác nhau.
Ví dụ, trong khi người dùng ở một số quốc gia có xu hướng sử dụng các ứng dụng để nghiên cứu, tìm hiểu địa điểm du lịch, thì những người dùng khác lại thích sử dụng website để tra cứu, tìm kiếm một chuyến đi hoàn hảo. Điều quan trọng là hành vi của người dùng thay đổi liên tục, từ người này đến người khác, từ quốc gia này đến quốc gia khác.
APAC tự hào là một trong khu vực lớn nhất và đa dạng nhất trong ngành công nghiệp du lịch thế giới. Dự đoán đến năm 2020, APAC sẽ chiếm hơn 40% doanh thu về du lịch trực tuyến của toàn cầu, cao hơn khu vực Nam Mỹ và Tây Âu. Thời điểm này là một cơ hội lớn cho các thương hiệu du lịch để quảng bá thương hiệu hoặc phát triển tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực. Nhưng với rất nhiều những hành vi khác biệt của khách hàng trên từng thị trường, các thương hiệu cần xem xét cách điều chỉnh các chiến dịch, ưu tiên ngân sách và nguồn tài nguyên.
Để giúp các thương hiệu du lịch cải thiện chiến lược, chiến dịch của họ trên cả khu vực APAC, Google đã hợp tác với Ipsos để hiểu rõ hơn về kế hoạch cho hành trình du lịch của khách hàng tại ba khu vực có thị trường du lịch lớn nhất: Ấn Độ, Nhật Bản và Úc. 3 Insight quan trọng để định hình chiến lược Marketing được thể hiện trong bài viết dưới đây:
1. Độ nhận biết thương hiệu thay đổi theo từng quốc gia
Hầu hết các kế hoạch hành trình du lịch sẽ thực sự bắt đầu khi một khách hàng tiềm năng chuyển từ suy nghĩ (mơ ước) về chuyến đi của họ đến việc thực hiện lên kế hoạch. Những khách du lịch dày dạn kinh nghiệm có thể có hiểu biết về những thương hiệu nhất định, những người lần đầu đi du lịch hoặc những người đi săn gói du lịch khuyến mãi hầu như sẽ tìm hiểu các từ Agency Du lịch online (OTAs), còn được biết đến như người tổng hợp.
Người dùng ở Ấn Độ đặc biệt chú trọng đến thương hiệu OTAs, có đến 75% khách hàng cố gắng đăng ký cả hành trình du lịch với cùng một công ty. Người dùng Ấn Độ liên hệ với trung bình 4.1 OTAs trong cả kế hoạch hành trình du lịch, thấp nhất trong 3 quốc gia. Người dùng tại Nhật Bản và Úc kém trung thành với thương hiệu nhất, với 47% người muốn đặt cùng một công ty. Người Nhật sử dụng trung bình 4.2 OTAs, trong khi ở Úc là 4.9 OTAs.
Bài học:
Đối với các thương hiệu du lịch mong muốn tăng độ nhận diện thương hiệu của mình tại thị trường APAC, nhằm ưu tiên nâng cao vị thế ở các quốc gia có nhận thức về thương hiệu cao, phải có mặt ở đúng kênh khi người dùng sử dụng các công cụ nghiên cứu trong giai đoạn lên kế hoạch. Ở Ấn Độ và Úc, Google Search là kênh nghiên cứu phổ biến nhất, với 66% tại Ấn Độ và 54% tại Úc người dùng sử dụng công cụ này.
Trong khi người Ấn sử dụng Google Search để tìm kiếm reviews và OTAs, người Úc lại tìm kiếm trực tiếp các website. YouTube cũng là một kênh phổ biến ở Ấn Độ với 45% người dùng có xu hướng sử dụng nền tảng này trong quá trình lập kế hoạch.
Khi người dùng ở một số quốc gia nhất định ngày càng chọn lọc kĩ càng hơn về các thương hiệu để xem xét hoặc trực tiếp trao đổi kế hoạch, lời khuyên cho các Marketers du lịch là nên ưu tiên và đầu tư vào việc xây dựng nhận biết thương hiệu cật lực ở những quốc gia này.
2.Trải nghiệm trên điện thoại di động có sự khác nhau tùy theo quốc gia
Ở các quốc gia như Ấn Độ, Nhật và Úc, người dùng phụ thuộc vào smartphone trong suốt cuộc hành trình của họ. Ứng dụng về Du lịch phổ biến nhất ở Ấn Độ với 57% người dùng sử dụng chúng trong giai đoạn Mơ ước (Dreaming), 48% sử dụng chúng trong giai đoạn Lập kế hoạch (Planning) và 70% người sử dụng để đăng ký vé (Booking). Trong khi 47% người Ấn Độ sử dụng trình duyệt web trên điện thoại di động trong giai đoạn Mơ ước và Lập kế hoạch, chỉ có khoảng 20% sử dụng nó để Đăng ký vé.
Chỉ có khoảng 40% người dùng Nhật bản sử dụng ứng dụng và website trên Mobile trong giai đoạn Mơ ước; ở giai đoạn Lập kế hoạch, người ta chủ yếu sử dụng website trên mobile (35%) nhiều hơn là trên ứng dụng (19%). Trong khi đó tần suất người Úc sử dụng ứng dụng là 37% và website trên mobile là 48% trong giai đoạn Mơ ước . Tuy nhiên, nhiều người trong số họ chuyển hướng sang website để Lập kế hoạch là 37%, nhiều hơn so với ứng dụng là 26%.
Bài học:
Vì mức độ khách hàng ở Ấn Độ, Nhật Bản và Úc sử dụng ứng dụng/ website là khác nhau từ giai đoạn Mơ ước, Lập kế hoạch và Đăng ký vé, các Marketer nên điều chỉnh các chiến lược marketing theo đúng sở thích của người dùng. Cụ thể, ở Ấn Độ, nên tập trung vào các chiến dịch ứng dụng để khuyến khích người dùng tải ứng dụng về điện thoại của mình. Trong khi đó ở Úc và Nhật Bản, cần sử dụng Accelerated Mobile Pages hoặc Progressive Web Apps để cải thiện trải nghiệm duyệt website của người dùng.
3. Thời gian cho mỗi giai đoạn du lịch là khác nhau ở mỗi quốc gia
Người Ấn Độ hoàn tất hành trình du lịch sớm nhất trong 3 quốc gia. Họ chỉ dành 0.6 tháng để mơ ước, 0.7 tháng để lên kế hoạch và 0.8 tháng để đặt chuyến đi của họ. Thực tế, có khoảng 70% người Ấn Độ đặt lịch trước với chuyến đi dưới 4 tuần.
Sau khi chọn một điểm du lịch hoặc thu hẹp lại còn một vài khả năng, người Nhật bắt đầu lên kế hoạch. Ít nhất 70% người dùng Nhật Bản dành tối thiểu hai tuần để lập kế hoạch trước khi bắt đầu đăng ký. Nhưng giai đoạn book khách sạn lại dài hơn, với 50% mất hơn một tháng để đi đến quyết định cuối cùng.
Người Úc dành nhiều thời gian nhất cho chuyến du lịch của mình, trung bình 1.4 tháng để mơ ước, 1 tháng để lên kế hoạch và 2.2 tháng để đi đến quyết định đặt vé.
Bài học:
Ở các nước như Úc, thời gian dành cho một hành trình du lịch kéo dài, ngoài việc xây dựng nhận biết thương hiệu tốt hơn, các Marketers còn phải đảm bảo thu hút sự chú ý của khách hàng trong cả hành trình lập kế hoạch du lịch.
Ở Ấn Độ và Nhật Bản, các thương hiệu cần tăng tần suất quảng cáo và sử dụng các giải pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng trong thời gian ngắn khi họ đưa ra quyết định mua hàng.
Thương hiệu du lịch có thể thành công trong APAC
Hành vi của người tiêu dùng được ghi nhận ở Ấn Độ, Nhật Bản và Úc đại diện cho phần lớn thị trường du lịch APAC. Cả ba quốc gia đều khác nhau trong quá trình lập kế hoạch du lịch và do đó, đòi hỏi Marketers phải áp dụng từng chiến lược Marketing khác nhau cho mỗi thị trường.
Chỉ hiện diện là chưa đủ – các thương hiệu làm về du lịch muốn đạt được thành công và phát triển trong khu vực nên bắt đầu bằng việc sử dụng những hiểu biết sâu sắc về đặc trưng của từng quốc gia, để đảm bảo thương hiệu xuất hiện trên kênh phù hợp; đáp ứng đúng trải nghiệm ưa thích của người tiêu dùng và tiếp cận đúng thời điểm dựa trên hành trình lập kế hoạch du lịch của họ. Ngoài ra, việc điều chỉnh các chiến dịch Digital để đáp ứng kỳ vọng của người dùng (trong địa phương) là chìa khóa thành công khi hoạt động du lịch trong khu vực APAC.
Phương pháp nghiên cứu:
Google hợp tác với Ipsos để tìm hiểu về cách thức và lý do để người dùng lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ, nền tảng và thiết bị là gì; trong tháng 1 năm 2019 cũng đã có các buổi phỏng vấn trực tiếp với những người quyết định du lịch tại Sydney (15 buổi phỏng vấn), Tokyo (15 buổi phỏng vấn) cũng như ở Ahmedabad, Bengaluru, Delhi (15 buổi).
Tiếp theo là nghiên cứu định lượng đối với những người ra quyết định đi du lịch đang sống tại Úc (1055 người), Nhật Bản (1017) và Ấn Độ (1007). Người tham gia trả lời đều sử dụng smartphone và đã mua các dịch vụ/ sản phẩm du lịch trong ba tháng vừa qua.
Tại thị trường du lịch Việt Nam, nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên cũng là bước không thể thiếu đối với các Marketers khi xây dựng chiến lược cho thương hiệu.
Cũng như ba quốc gia trên, quảng cáo Tìm kiếm là một trong những kênh tiếp cận đến khách hàng tiềm năng tốt nhất. Một câu hỏi đặt ra: Quảng cáo Tìm kiếm sẽ áp dụng như thế nào trong ngành Du lịch? Hãy tham khảo thêm bài viết về quảng cáo Tìm kiếm tại đây để tìm câu trả lời cho thương hiệu của mình.
SEONGON – Google Marketing Agency
* Nguồn: Think With Google