Hướng dẫn cơ bản về Quảng cáo tìm kiếm Google Ads năm 2020

Google Ads được ra mắt chỉ hai năm sau khi website phổ biến nhất thế giới Google.com ra đời. Theo thống kê, cứ 100 người dùng internet tại Việt Nam thì có 95 người sử dụng các sản phẩm của Google để tìm kiếm thông tin chiếm tỉ lệ 95% so với số người sử dụng internet tại Việt Nam, đây là thực sự là mảnh đất màu mỡ. Trong bài viết này, bạn sẽ được khám phá Google Ads là gì và những điều bạn cần biết để bắt đầu với Quảng cáo tìm kiếm của Google Ads.

Hướng dẫn cơ bản về Quảng cáo tìm kiếm Google Ads năm 2020

1. Trước hết, Google Ads là gì?

  • Google Ads là chương trình quảng cáo trực tuyến của Google, cho phép bạn tiếp cận các khách hàng mới và phát triển doanh nghiệp của mình.

  • Chọn nơi quảng cáo của bạn xuất hiện, đặt ngân sách mà bạn thấy hài lòng và đo lường tác động của quảng cáo.

  • Không có cam kết chi tiêu tối thiểu. Bạn có thể tạm dừng hoặc dừng bất kỳ lúc nào.

  • Hãy bắt đầu tại https://ads.google.com/

Tiếp cận mọi người khi họ tìm kiếm từ hoặc cụm từ (mà chúng tôi gọi là từ khóa) hoặc duyệt các trang web có chủ đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Quảng cáo của bạn có thể xuất hiện trên Google và các trang web đối tác của Google. Với đặt giá thầu giá mỗi nhấp chuột (CPC), bạn chỉ bị tính phí khi ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn.

Hướng dẫn cơ bản về Quảng cáo tìm kiếm Google Ads năm 2020

Quảng cáo tìm kiếm Google Ads là quảng cáo văn bản được hiển thị trên các trang kết quả của Google.

Hướng dẫn cơ bản về Quảng cáo tìm kiếm Google Ads năm 2020

Lợi ích của quảng cáo tìm kiếm là bạn có thể hiển thị quảng cáo của mình ở nơi mà hầu hết người dùng tìm kiếm thông tin trước tiên - trên Google. Google hiển thị quảng cáo cùng định dạng với các kết quả tìm kiếm khác giúp người dùng quen với việc xem và nhấp vào quảng cáo.

2. Lý do nên lựa chọn Quảng cáo tìm kiếm Google Ads?

Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất với 3,5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày. Google là một tài nguyên được mọi người trên khắp thế giới sử dụng để đặt câu hỏi, được trả lời bằng sự kết hợp giữa quảng cáo trả tiền và kết quả không phải trả tiền.

Một vài điều quan trọng khiến Quảng cáo tìm kiếm Google Ads khác biệt so với các loại quảng cáo khác. Sử dụng nó, bạn có thể:

Hướng dẫn cơ bản về Quảng cáo tìm kiếm Google Ads năm 2020

Tiếp cận mọi người vào đúng thời điểm họ đang tìm kiếm những gì bạn cung cấp

  • Quảng cáo của bạn được hiển thị cho những người đang tìm kiếm các loại sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Bởi vậy những người đó có nhiều khả năng thực hiện hành động hơn.

Hướng dẫn cơ bản về Quảng cáo tìm kiếm Google Ads năm 2020

Kiểm soát ngân sách của bạn

  • Với đặt giá thầu mỗi nhấp chuột (CPC), bạn chỉ bị tính phí khi ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn, chứ không phải khi quảng cáo của bạn xuất hiện. Có nhiều tùy chọn đặt giá thầu khác nhau mà bạn có thể chọn.

  • Bạn quyết định số tiền nhiều hay ít mà mình muốn chi tiêu hàng tháng và bạn sẽ không bao giờ bị tính phí nhiều hơn số tiền đó.

Hướng dẫn cơ bản về Quảng cáo tìm kiếm Google Ads năm 2020

Thấy chính xác phần nào có hiệu quả trong quảng cáo của bạn và tối ưu dựa trên phần đó

  • Xem báo cáo về mức độ hiệu quả mà quảng cáo của bạn đang hoạt động

  • Xem số lượng khách hàng mới kết nối với doanh nghiệp của bạn từ quảng cáo, họ đến từ đâu,…

  • Cho phép chỉnh sửa các thiết lập quảng cáo để cải thiện kết quả khách hàng tiềm năng.

3. Những thuật ngữ/khái niệm quan trọng mà bạn cần biết về Quảng cáo tìm kiếm Google Ads?

Các thuật ngữ phổ biến dưới đây sẽ giúp bạn thiết lập, quản lý và tối ưu hóa Quảng cáo tìm kiếm Google Ads.

1. Chiến lược giá thầu

Quảng cáo tìm kiếm của Google Ads dựa trên hệ thống đặt giá thầu, trong đó bạn với tư cách là nhà quảng cáo sẽ chọn giá thầu tối đa mà bạn có thể trả cho một lần nhấp vào quảng cáo. Giá thầu của bạn càng cao, vị trí của bạn càng tốt. Bạn có ba tùy chọn để đặt giá thầu: CPC, CPMCPA.

  • CPC: Chi phí mỗi lần nhấp, là số tiền bạn phải trả cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo của mình.

  • CPM: Chi phí cho mỗi 1000 lượt hiển thị, là số tiền bạn phải trả cho một nghìn lần hiển thị quảng cáo.

  • CPA: Trả tiền khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể trên trang web của bạn sau khi nhấp vào quảng cáo, hay có sự chuyển đổi xảy ra.

2. Từ khóa

Khi người dùng Google nhập truy vấn vào trường tìm kiếm, Google sẽ trả về một loạt kết quả phù hợp với mục đích của họ. Từ khóa là những từ hoặc cụm từ phù hợp đáp ứng được truy vấn của người tìm kiếm.

Từ khóa phủ định là loại từ khóa ngăn một từ hoặc cụm từ nhất định kích hoạt quảng cáo của bạn. Quảng cáo của bạn sẽ không được hiển thị với bất cứ ai đang tìm kiếm cụm từ đó.

Nghiên cứu từ khóa cũng quan trọng đối với quảng cáo trả tiền cũng như quảng cáo không trả tiền. Từ khóa của bạn cần phải phù hợp với ý định của người tìm kiếm càng nhiều càng tốt. Mỗi nhóm quảng cáo bạn tạo trong chiến dịch sẽ nhắm mục tiêu một nhóm từ khóa nhỏ và Google sẽ hiển thị quảng cáo của bạn dựa trên các lựa chọn đó.

Có bốn loại đối sánh từ khóa để lựa chọn:

Đối sánh rộng là loại đối sánh từ khóa hoặc bất kỳ biến thể của từ khóa như những cụm từ có lỗi chính tả, từ đồng nghĩa, các cụm từ tìm kiếm có liên quan hoặc là một phần bất kỳ trong cụm từ tìm kiếm.

Ví dụ: Nếu từ khóa của bạn là xe đạp trẻ em thì những người có thể tìm kiếm là: mua xe đạp trẻ em, xe trượt scooter trẻ em.

Đối sánh rộng sửa đổi là loại đối sánh từ khóa hoặc biến thể gần đúng của từ khóa là một phần bất kỳ của cụm từ tìm kiếm. Các từ khác có thể xuất hiện trước, sau hoặc giữa cụm từ tìm kiếm và được sử dụng ký hiệu +.

Ví dụ: nếu từ khóa của bạn là +xe +đạp +trẻ +em thì những người có thể tìm kiếm là: đồ chơi và xe đạp trẻ em, xe đạp leo núi cho trẻ em.

Đối sánh cụm từ là loại đối sánh từ khóa trong cặp dấu ngoặc kép hoặc các biến thể gần đúng của từ khóa khớp với cụm từ tìm kiếm được sử dụng ký hiệu “”.

Ví dụ: nếu từ khóa của bạn là “xe đạp trẻ em” thì những người có thể tìm kiếm là: Xe đạp trẻ em an toàn, mua xe đạp trẻ em, xe đạp trẻ em giảm giá.

Đối sánh chính xác là loại đối sánh từ khóa chính xác hoặc các biến thể gần đúng của từ khóa có cùng ý nghĩa với cụm từ tìm kiếm. Không được có từ khóa nào khác ở trước hoặc sau cụm từ tìm kiếm và sử dụng ký hiệu [].

Ví dụ: nếu từ khóa của bạn là [xe đạp trẻ em] thì những người có thể tìm kiếm là: xe đạp trẻ em, xe đạp trẻ con, xe đạp cho trẻ em.

3. Mẫu quảng cáo

Mẫu quảng cáo là các biểu mẫu bạn điền hoặc sử dụng khi quản lý quảng cáo. Mẫu quảng cáo xác định cách hiển thị quảng cáo, tức là giao diện, hành vi và cách phân phát quảng cáo.

Bạn cũng có thể dùng các mẫu này cho các mục đích khác ngoài việc hiển thị quảng cáo, chẳng hạn như thêm pixel theo dõi của bên thứ ba.

4. Trang đích (Landing Page)

Trang đích là nơi bạn đưa khách hàng đến sau khi họ đã nhấp vào quảng cáo của bạn. Trang đích nên bao gồm các chi tiết, điểm bán hàng và thông tin khuyến mãi giống với quảng cáo.

Những nỗ lực của bạn không nên dừng lại với quảng cáo mà việc trải nghiệm của người dùng sau một lần nhấp cũng quan trọng không kém. Người dùng thấy gì khi họ nhấp vào quảng cáo của bạn? Trang đích có được tối ưu hóa cho chuyển đổi không? Trang đích có giải quyết được nỗi đau của người dùng hay trả lời câu hỏi của họ không?

5. Thứ hạng quảng cáo

Thứ hạng Quảng cáo xác định vị trí quảng cáo. Giá trị càng cao, thứ hạng càng tốt, càng nhiều lượt hiển thị quảng cáo và xác suất người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn ngày càng tăng. Thứ hạng Quảng cáo được xác định bởi giá thầu tối đa nhân với Điểm chất lượng.

Hướng dẫn cơ bản về Quảng cáo tìm kiếm Google Ads năm 2020

Ad Rank = CPC Bid x Quality Score

6. Điểm chất lượng (Quality Score)

Điểm chất lượng đo lường chất lượng quảng cáo của bạn theo tỷ lệ nhấp (CTR). CTR phụ thuộc vào mức độ quảng cáo phù hợp với mục đích của người tìm kiếm, bạn có thể suy luận từ ba yếu tố sau:

  • Sự liên quan của từ khóa với mẫu quảng cáo và sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp

  • Tỷ lệ nhấp (CTR) dự kiến

  • Trải nghiệm người dùng của trang đích

Bạn nên tập trung sự chú ý của mình và Điểm chất lượng khi lần đầu tiên thiết lập chiến dịch Quảng cáo tìm kiếm. Điểm chất lượng càng cao, chi phí bạn bỏ ra càng thấp và bạn sẽ nhận được vị trí hiển thị tốt hơn.

Hướng dẫn cơ bản về Quảng cáo tìm kiếm Google Ads năm 2020

7. Tỷ lệ nhấp (CTR)

CTR là số lần nhấp quảng cáo nhận được chia cho số lần quảng cáo được hiển thị. CTR cao hơn cho thấy chất lượng quảng cáo phù hợp với mục đích tìm kiếm.

Hướng dẫn cơ bản về Quảng cáo tìm kiếm Google Ads năm 2020

CTR = Số lần nhấp / Số lần hiển thị

8. Tỷ lệ chuyển đổi (CR)

CR là thước đo số người dùng để lại một hành động có mục tiêu (địa chỉ liên hệ, thêm vào giỏ hàng,...) trên số lượt nhấp vào trang đích của bạn. Nói một cách đơn giản, CR cao có nghĩa là trang đích của bạn thể hiện trải nghiệm người dùng liền mạch phù hợp với quảng cáo.

CR = Số lượt Chuyển đổi / Số lần nhấp

9. Tiện ích mở rộng

Tiện ích mở rộng quảng cáo cho phép bạn bổ sung quảng cáo của mình với thông tin bổ sung mà không mất thêm chi phí. Các tiện ích mở rộng này bao gồm 17 tiện ích như: Liên kết trang web, Cuộc gọi, Vị trí, Ưu đãi, Khuyến mãi…

  • Tiện ích mở rộng liên kết trang web mở rộng tiện ích bổ sung của bạn - giúp bạn nổi bật và cung cấp các liên kết bổ sung đến trang web của bạn để cung cấp cho người dùng nhiều lý do hấp dẫn hơn để nhấp.

Hướng dẫn cơ bản về Quảng cáo tìm kiếm Google Ads năm 2020

  • Tiện ích mở rộng cuộc gọi cho phép bạn kết hợp số điện thoại của mình trong quảng cáo để người dùng có thể liên hệ với bạn.

Hướng dẫn cơ bản về Quảng cáo tìm kiếm Google Ads năm 2020

  • Tiện ích mở rộng vị trí bao gồm vị trí và số điện thoại trong quảng cáo để Google có thể cung cấp cho người tìm kiếm bản đồ để dễ dàng tìm thấy bạn. Tùy chọn này rất phù hợp cho các doanh nghiệp có cửa hàng.

Hướng dẫn cơ bản về Quảng cáo tìm kiếm Google Ads năm 2020

  • Tiện ích mở rộng hoạt động nếu bạn chạy một chương trình khuyến mãi. Nó có thể lôi kéo người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn so với người khác nếu họ thấy rằng các tùy chọn của bạn được giảm giá so với đối thủ cạnh tranh.

Hướng dẫn cơ bản về Quảng cáo tìm kiếm Google Ads năm 2020

  • Tiện ích mở rộng ứng dụng cung cấp liên kết đến tải xuống ứng dụng cho người dùng di động. Điều này giúp người dùng tìm kiếm và tải xuống ứng dụng trong AppStore.

Hướng dẫn cơ bản về Quảng cáo tìm kiếm Google Ads năm 2020

Khám phá 17 tiện ích mở rộng của Google Ads giúp tăng tỷ lệ bán hàng

Với những hướng dẫn cơ bản trên, chúng tôi hy vọng bạn có thể hiểu phần nào về Quảng cáo tìm kiếm. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể để bạn có thể tự Thiết lập một chiến dịch cho Quảng cáo tìm kiếm Google Ads.

Nguồn: Novaon AutoAds - Nền tảng Quản lý Quảng cáo lớn nhất Đông Nam Á

(Còn tiếp)