Quản trị & Khởi nghiệp F&B - Bài 1: Những nguyên nhân thất bại cốt lõi khi khởi nghiệp F&B
Food & Beverage (viết tắt F&B) là ngành dịch vụ phục vụ cho thực khách ở nhà hàng, khách sạn. Để đầu tư kinh doanh có lãi với F&B, cần trải qua nhiều giai đoạn được tính toán kỹ lưỡng mới có thể giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất và đi đến thành công.
Đúc kết từ những dự án trong năm 2019 dựa trên kinh nghiệm của bản thân trong việc tư vấn khởi nghiệp ngành dịch vụ F&B, ông Đỗ Duy Thanh rút ra được một vài nguyên nhân cốt lõi trong việc thất bại khi đầu tư vào ngành F&B để những nhà đầu tư tương lai thận trọng, bao gồm:
- Thiếu nguồn lực & kế hoạch tài chính
- Thiếu kiến thức về kinh doanh nhà hàng
- Thiếu công tác hoạch định & phát triển doanh thu
- Thiếu nguồn nhân lực hoặc không biết cách phân bổ nguồn nhân lực
Để tìm hiểu sâu sắc hơn về từng nguyên nhân cụ thể, hãy cùng đi vào nội dung chi tiết của bài.
1. Thiếu nguồn lực & kế hoạch tài chính
Nói một cách đơn giản, chủ đầu tư không có đủ tiền để triển khai - duy trì - phát triển nhà hàng. Xuất phát từ sự phát triển nóng của ngành F&B dẫn tới người người, nhà nhà lao vào đầu tư mà không có kế hoạch tài chính rõ ràng khi tham gia kinh doanh. Một số chủ đầu tư dành quá nhiều tiền để xây dựng và mua trang thiết bị vì vậy không còn đủ tiền để đáp ứng các khoản chi khác trong giai đoạn khởi nghiệp.
Một lỗi phổ biến là bội chi cho đầu tư thiết bị mới hoặc cải tạo, thay vì giảm dần các thay đổi khi dòng tiền tăng. Nếu một nhà hàng tương lai không có đủ vốn để tham gia kinh doanh một cách an toàn, tốt nhất nên giữ lại cho đến khi vị thế vốn được cải thiện.
2. Thiếu kiến thức về kinh doanh nhà hàng
Thiếu kiến thức về kinh doanh nhà hàng là một khái niệm rất rộng, từ việc chủ đầu tư không sở hữu các kỹ năng cần thiết, thiếu hiểu biết nhu cầu & mong muốn của khách hàng. Một số trung tâm đào tạo hiểu rõ vấn đề này nên đã mở chương trình đào tạo bài bản dành cho chủ đầu tư trước khi cố gắng gia nhập lĩnh vực này. Trong kinh doanh nhà hàng, tiền đi một mình thì không thể mua được lợi nhuận. Một số nhà đầu tư có đủ tiền cố gắng tham gia kinh doanh nhà hàng nhưng thiếu sự quan tâm hoặc khả năng quản lý nó đúng cách. Những nhà đầu tư này kết thúc với thua lỗ thay vì lợi nhuận.
Cần có sự giám sát chặt chẽ và chính sách hợp lý, bởi vì một doanh nghiệp nhà hàng được tạo thành từ rất nhiều chi tiết mà nếu không được chăm sóc đúng cách có thể làm hỏng nó. Chủ sở hữu phải liên tục theo dõi hoạt động và tìm kiếm những điểm yếu cần cải thiện mỗi ngày.
3. Thiếu công tác hoạch định & phát triển doanh thu
Lợi nhuận ròng trong kinh doanh là kết quả đến từ doanh thu trừ đi tổng chi phí. Thực tế mà nói, việc quản trị chi phí chỉ cần đến các bạn sinh viên được hướng dẫn đầy đủ cũng có thể làm tốt việc này. Vấn đề lớn được đặt ra trong ngành F&B là ai sẽ có được doanh thu đủ lớn để ít nhất là duy trì hoạt động, sau đó là tìm kiếm lợi nhuận.
Công tác hoạch định doanh thu bao gồm rất nhiều yếu tố liên kết logic với nhau như:
- Hiểu và lựa chọn khách hàng mục tiêu từ đó xây dựng điểm đặc biệt của thương hiệu nhà hàng, chọn kênh truyền thông phù hợp để truyền thông - bán hàng - chăm sóc khách hàng.
- Hiểu và lựa chọn địa điểm kinh doanh.
- Kế hoạch thúc đẩy bán hàng.
4. Thiếu nguồn nhân lực hoặc không biết cách phân bổ nguồn nhân lực
Nhiều chủ đầu tư thiếu trải nghiệm về đầu tư và quản lý dẫn tới đối diện với nhiều thách thức trong quản lý nhân lực hàng ngày. Quá ôm đồm công việc và không biết cách đào tạo đội ngũ kế thừa, ngại phân quyền và thiếu niềm tin vào nhân sự dưới quyền. Hệ quả là việc gì cũng đến tay và nhân sự chất lượng thì rời đi nhanh chóng.