Hành trang để doanh nhân trẻ khởi nghiệp bứt phá
Theo thống kê tại Việt Nam, có tới hơn 80% startup không thể duy trì quá 2 năm và chỉ 3% là có các thành công trong thực tế*, phần lớn nguyên nhân đến từ việc thiếu vốn đầu tư và thiếu kinh nghiệm trong quản trị.
Vậy đâu là những kỹ năng và thái độ để doanh nhân trẻ dẫn dắt doanh nghiệp mình đi được chặng đường dài trong bối cảnh thị trường đầy thách thức và rủi ro như hiện nay?
Môi trường kinh doanh liên tục biến động, ngày càng không chắc chắn và khó dự đoán hơn trước, dẫn đến hàng trăm thách thức mà doanh nhân trẻ phải giải quyết và ra quyết định đúng đắn. Giữa những biến động xung quanh, thách thức về tài chính... cách để doanh nghiệp phát triển bền vững trước hết phụ thuộc rất lớn vào nội lực của người lãnh đạo.
Sự tự tin đến từ việc nhận thức đúng đắn bản thân mình
Nhận thức đúng về bản thân là bước nền tảng để lãnh đạo biết mình cần tập trung phát huy những điểm mạnh và hoàn thiện những điểm yếu nào. Thời gian là tài sản vô giá, nếu xác định sai ngay từ bước đầu tiên, sẽ khiến người lãnh đạo phải vừa đi vừa sửa lỗi, loay hoay với định hướng ban đầu mình đặt ra, dẫn đến sự mơ hồ trong tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp.
Sự tự tin là điều cần thiết, nhưng sẽ rất rủi ro khi chủ doanh nghiệp chỉ tự tin bằng cảm tính bên ngoài và những kiến thức chuyên môn mình có trong quá khứ. Theo một nghiên cứu trên Harvard Business Review, 440 CEO được vinh danh trên những tạp chí lớn như BusinessWeek, Fortune, Forbes... chia thành 2 nhóm và được nhóm khảo sát theo dõi năng lực trong vòng 7 năm. Kết quả đáng ngạc nhiên, năng lực của những CEO có bằng MBA thể hiện tệ hơn rất nhiều so với nhóm không có bằng MBA.
Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, việc quản trị chỉ dựa trên tư duy logic thì không đủ để mang đến kết quả tài chính và văn hoá dài hạn. Nếu cán cân tập trung của MBA chỉ nghiêng hẳn về tư duy logic của quản trị, trong khi hy sinh những năng lực khác như sự tự nhận thức, hiểu người khác và khả năng kết nối văn hoá thì lãnh đạo sẽ rất dễ mất cân bằng.
"Sự tự nhận thức là biết nhìn nhận về suy nghĩ, cảm xúc và giá trị của bản thân ở nhiều thời điểm khác nhau trong cuộc đời."
Sự tự tin còn cần đến từ việc nhận thức đúng đắn về bản thân mình - khởi đầu của lãnh đạo. Theo định nghĩa của Harvard Business Review, sự tự nhận thức là biết nhìn nhận về suy nghĩ, cảm xúc và giá trị của bản thân ở nhiều thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Chủ doanh nghiệp có thể lãnh đạo tốt đội ngũ của mình chỉ khi biết cách lãnh đạo bản thân, hiểu rõ những khả năng tiềm ẩn bên trong, từ đó xác lập được tầm nhìn và mục tiêu rõ ràng cho bản thân ở vai trò quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp.
Theo Jagdish Parikh, chuyên gia về lãnh đạo của Trường Kinh doanh Harvard, những kỹ năng mà các nhà lãnh đạo nên tự trau dồi cho chính mình đó là sự tự khám phá, hiểu rõ và làm chủ bản thân.
Lãnh đạo sẽ cần tự nhận thức về bản thân, tự trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?”, “Người khác nhìn tôi như thế nào?” đến “Tôi muốn người khác nhìn tôi ra sao?”. Qua việc nhìn nhận lại những kinh nghiệm, thành tích, sai lầm, thái độ, hành vi và các giá trị mà lãnh đạo theo đuổi, cũng như từ ý kiến của những người xung quanh, chủ doanh nghiệp có thể tự tin định hình được bản thân mình, tăng thêm uy tín với nhân viên và đối tác của mình.
Nâng cao năng lực giao tiếp và đối nhân xử thế với đội ngũ
Khởi nghiệp không chỉ là câu chuyện của những bài toán kinh doanh mà còn là bài toán quản trị con người. Doanh nghiệp khó có thể phát triển khi người lãnh đạo không có cách giao tiếp và đối nhân xử thế phù hợp với đội ngũ.
Việc giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng uy tín của người lãnh đạo. Trong các cuộc họp nội bộ, nhân viên khó có thể nắm bắt và làm đúng khi người lãnh đạo không diễn tả rõ ràng những ý tưởng, suy nghĩ của mình, dẫn đến tiến độ bị chậm trễ, nguy cơ ảnh hưởng đến cả một quy trình phía sau. Dần dần nhân viên mất niềm tin vào lãnh đạo, gây ra những mâu thuẫn không đáng có.
Đối nhân xử thế cũng là điều mà lãnh đạo cần quan tâm khi quản lý một đội ngũ ngày càng nhiều hơn. Nhân viên sẽ không thấy thoải mái khi người lãnh đạo quá thiên kiến hay không để nhân viên tự làm chủ công việc, dẫn đến những mâu thuẫn và sự không phục từ đội ngũ.
Điều chúng ta muốn làm không hẳn là điều người khác muốn làm. Nguyên tắc vàng số 3 trong quyển sách Đắc Nhân Tâm nổi tiếng của Dale Carnegie có lời khuyên: “Khơi gợi ở người khác ý muốn thực hiện điều mình đề nghị họ làm”.
Để có thể thuyết phục một người làm điều ta muốn họ làm, hãy suy nghĩ sự việc theo góc độ của người ấy, họ nhận được lợi ích gì, cũng như theo góc độ của mình và tự hỏi bản thân: “Tôi có thể làm gì để người khác tự họ muốn làm điều này?”. Khi đó, thay vì áp đặt, lãnh đạo sẽ biết cách khơi gợi để hướng người đó đến việc thực hiện điều mình muốn.
Kiểm soát căng thẳng trong những tình huống “ngàn cân treo sợi tóc”
Khi công ty phát triển về số lượng nhân viên, việc đồng bộ năng lực nhân sự cũng là một áp lực mà lãnh đạo phải đưa ra hướng giải quyết kịp thời. Bên cạnh đó là những áp lực về doanh số, mở rộng thị trường... Làm sao người lãnh đạo có thể đối diện với những căng thẳng trong tâm thế bình tĩnh để luôn tỉnh táo giải quyết vấn đề một cách thấu đáo mà không làm mất lòng người khác, không gây tác động tiêu cực đến đội ngũ của mình?
"Khả năng doanh nhân trẻ đương đầu với những tình huống thách thức với một thái độ tích cực chính là yếu tố quyết định đến thành công của doanh nghiệp."
Trong quyển sách Quẳng gánh lo đi và vui sống, tác giả Dale Carnegie đã gửi đến bạn đọc 30 nguyên tắc kiểm soát căng thẳng. Trong đó có nguyên tắc “Đối mặt với sự lo lắng”. Bằng việc tự hỏi bản thân “Điều gì tệ nhất có thể xảy ra?”, “Cần chuẩn bị tinh thần đón nhận điều tồi tệ nhất như thế nào?” và nỗ lực cải thiện tình trạng xấu nhất, chúng ta sẽ biết cách kiểm soát căng thẳng để duy trì được những suy nghĩ và cách tiếp cận lạc quan đối với những thử thách trong công việc và cuộc sống.
Căng thẳng, lo âu có muôn hình vạn trạng, không doanh nhân nào giống nhau. Thế nên, hiểu và đánh giá đúng mức độ, cường độ và tần suất căng thẳng cực kì quan trọng. Xác định đúng đắn trạng thái của bản thân là chìa khoá then chốt khi đương đầu và giải quyết căng thẳng.
Một người trẻ khi khởi nghiệp phải luôn tự hỏi, điều gì còn thiếu sót trong nội lực của bản thân cần phải bổ sung và hoàn thiện để nắm bắt cơ hội thành công. Chương trình huấn luyện Lãnh đạo tạo Đột phá của Dale Carnegie sẽ giúp lãnh đạo trẻ hoàn thiện 05 đòn bẩy cốt lõi để vượt qua những thách thức trong bối cảnh kinh doanh hiện nay (Sự tự tin, Giao tiếp, Đối nhân xử thế, Lãnh đạo, Kiểm soát căng thẳng). Hơn 9 triệu học viên trên toàn thế giới đã đạt được thành công trong mọi lĩnh vực, trong đó có tỷ phú Warren Buffett, Anthony Robbins, cựu Tổng thống Lyndon B. Johnson...
Là đơn vị duy nhất trên toàn cầu sở hữu chứng nhận ISO 9001:2015 với lịch sử phát triển 107 năm, Dale Carnegie sẽ giúp doanh nhân trẻ có thêm hành trang vững vàng để bứt phá nội lực bản thân, tự tin dẫn dắt doanh nghiệp tiến xa và phát triển bền vững hơn. Hiểu được những nỗi lo của chủ doanh nghiệp về ngân sách đầu tư cho bản thân, Dale Carnegie Việt Nam mang đến chương trình ưu đãi “Quẳng gánh lo chi phí, Đột phá cùng Dale Carnegie” - Giảm 25% chi phí chương trình Lãnh đạo tạo Đột phá diễn ra vào tháng 01 & 02/2020.
* Số liệu từ Hội thảo “Cơ chế tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo” tổ chức bởi Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan năm 2018.