Marketer SEONGON Google Marketing Agency
SEONGON Google Marketing Agency

HR @ SEONGON - Google Marketing Agency

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa Google Ads mới nhất năm 2020

Nghiên cứu từ khóa là điều quan trọng trong sự thành công của mỗi chiến dịch. Việc xác định đúng từ khóa sẽ giúp nhắm đúng đối tượng, tăng tỷ lệ chuyển đối và tối ưu hóa ngân sách quảng cáo, giúp chiến dịch về đích thành công.

SEONGON gửi tới bạn hướng dẫn nghiên cứu từ khóa chính xác và hiệu quả nhất mà chúng tôi đã và đang thực hiện cho chính khách hàng của chúng tôi.

Nội dung bài viết

  • Một số định nghĩa quan trọng cần biết khi nghiên cứu từ khoá
  • 5 Bước nghiên cứu từ khóa
    • Xác định chính xác sản phẩm/dịch vụ muốn quảng cáo
    • Xác định giai đoạn mua hàng của người dùng
    • Khai thác “truy vấn tìm kiếm”
    • Phân loại “Từ khóa” và “Từ khóa phủ định”
    • Phân bổ Từ Khóa & Nhóm Quảng Cáo

1. Một số định nghĩa quan trọng cần biết khi nghiên cứu từ khoá

1.1. Truy vấn tìm kiếm (cụm từ tìm kiếm)

Truy vấn tìm kiếm là những từ hoặc cụm từ người dùng sử dụng trên các công cụ tìm kiếm

Truy vấn tìm kiếm đại diện cho các mong muốn của người dùng về những kết quả tìm kiếm mà người dùng nhận được thông qua các công cụ tìm kiế

Truy vấn tìm kiếm trong nghiên cứu từ khoá

Truy vấn tìm kiếm trong nghiên cứu từ khoá

1.2. Từ khóa

Định nghĩa:

Từ khóa là những truy vấn tìm kiếm có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ. Từ khóa được sử dụng để khớp quảng cáo của bạn với những cụm từ mọi người đang tìm kiếm.

Tác dụng:

Việc chọn từ khóa chính xác giúp nhắm đúng mục tiêu và tăng khả năng khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn hơn khi họ tìm kiếm cụm từ cụ thể, có thể giúp cải thiện tỷ lệ nhấp (CTR)Điểm chất lượng của bạn. Lựa chọn từ khóa chính xác cũng giúp tối ưu ngân sách quảng cáo hơn

Cách thức hoạt động:

Khi khách hàng tìm kiếm một cụm từ khớp với từ khóa của bạn, quảng cáo của bạn có thể tham gia vào một phiên đấu giá để xác định xem quảng cáo có được hiển thị hay không.

Chi phí cho mỗi từ khóa sẽ khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng của từ khóa, tính cạnh tranh của bạn trong đấu giá và các yếu tố khác.

1.3 Đối sánh từ khoá

Đối sánh từ khóa: Loại đối sánh từ khóa giúp kiểm soát những tìm kiếm nào trên Google có thể kích hoạt quảng cáo của bạn. Vì vậy, hãy cân nhắc sử dụng các đối sánh từ khoá dưới đây để tránh lãng phí ngân sách.

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa Google Ads mới nhất năm 2020

  • Đối sánh rộng: Với đối sánh rộng quảng cáo của bạn có thể hiển thị trên các truy vấn tìm kiếm (cụm từ tìm kiếm) có lỗi chính tả, từ đồng nghĩa, cụm từ tìm kiếm liên quan và các biến thể có liên quan.
  • Đối sánh rộng có chỉnh sửa: Hiển thị trên các truy vấn tìm kiếm khi tất cả các cụm từ được chỉ định bằng dấu + (hoặc biến thể gần của các cụm từ đó) theo bất kỳ thứ tự nào. Các từ khác có thể xuất hiện trước, sau hoặc giữa các cụm từ này.
  • Đối sánh cụm từ: Hiển thị trên các truy vấn tìm kiếm khi Kết quả đối sánh của cụm từ (hoặc các biến thể gần của cụm từ) với các từ bổ sung trước hoặc sau.
  • Đối sánh chính xác: Hiển thị trên các truy vấn tìm kiếm khi Kết quả đối sánh chính xác của cụm từ hoặc các biến thể gần đúng của cụm từ chính xác đó có cùng ý nghĩa.

Vậy Sự khác nhau giữa cụm từ tìm kiếm (truy vấn tìm kiếm) và từ khóa là gì?

Cụm từ tìm kiếm là từ hoặc tập hợp các từ chính xác mà khách hàng nhập khi tìm kiếm trên Google. Từ khóa là từ hoặc tập hợp các từ mà nhà quảng cáo Google tạo cho một nhóm quảng cáo nhất định để nhắm mục tiêu quảng cáo đến khách hàng

Để bạn dễ hiểu chúng tôi sẽ lấy ví dụ dưới đây:

A đang tìm mua trực tuyến một chiếc váy. Cô ấy nhập ” Mua Chân váy bút chì màu đen” vào hộp tìm kiếm trên Google.com.vn. “Mua chân váy bút chì màu đen” là cụm từ tìm kiếm.

Giả sử bạn là chủ sở hữu một cửa hàng thời trang trực tuyến. Vì bạn đã bao gồm từ “chân váy bút chì” làm từ khóa trong chiến dịch Google Ads nên quảng cáo của bạn có thể đủ điều kiện để hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của cô A.

1.4. Từ khóa phủ định

Định nghĩa:

Từ khóa phủ định là những truy vấn tìm kiếm có liên quan nhưng không liên quan trực tiếp hoặc là các truy vấn không tốt đối với sản phẩm/dịch vụ.

Đây là loại từ khóa ngắn một từ hoặc cụm từ nhất định kích hoạt quảng cáo của bạn.

Ví dụ: Khi thêm “miễn phí” làm từ khóa phủ định vào chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo của mình, bạn yêu cầu Google Ads không hiển thị quảng cáo cho bất kỳ tìm kiếm nào có chứa cụm từ “miễn phí”.

Tác dụng:

Quảng cáo của bạn sẽ không được hiển thị với bất cứ ai đang tìm kiếm cụm từ đó. Điều này còn được gọi là đối sánh phủ định.

Hạn chế việc hiển thị quảng cáo đến cho những đối tượng không phải khách hàng tiềm năng, từ đó cải thiện được điểm chất lượng trung bình tài khoản và giảm ngân sách quảng cáo.

1.5. Chủ đề từ khóa là gì?

Định nghĩa:

Đại diện cho nhu cầu của người dùng về sản phẩm/dich vụ hoặc các lợi ích hoặc tính năng của sản phẩm/ dịch vụ

Một sản phẩm/dịch vụ có thể có nhiều chủ đề từ khoá đại diện cho các giai đoạn mua hàng khác nhau. Chủ đề từ khoá có thể là các cụm từ đồng nghĩa

Các loại chủ đề từ khóa:

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa Google Ads mới nhất năm 2020

2. 5 Bước nghiên cứu từ khóa

2.1. Xác định chính xác sản phẩm/dịch vụ muốn quảng cáo

Xác định đâu là sản phẩm/dịch vụ muốn quảng cáo để có thể tìm được các chủ đề từ khóa phù hợp

VD: Như ví dụ ở trên, sản phẩm muốn quảng cáo là dịch vụ nâng mũi, vì vậy, chủ đề từ khóa về “Nâng mũi” sẽ chính xác hơn chủ đề từ khóa về “Phẫu thuật thẩm mỹ”.

2.2. Xác định giai đoạn mua hàng của người dùng

Theo AIDA, có 4 bước giúp đạt được hiệu quả khi muốn thuyết phục ai đó về một vấn đề họ chưa biết gì:

  • Attention: Thu hút sự chú ý
  • Interest: Tạo sự thích thú
  • Desire: Khơi gợi niềm khao khát, mong muốn
  • Action: Hành động

Các giai đoạn khác nhau của khách hàng sẽ dẫn đến các mong muốn khác nhau từ đó sẽ khách hàng sẽ đưa ra các truy vấn tìm kiếm khác nhau. Từ đó chúng ta dễ dàng đưa khách hàng đến đúng với trang đích mà khách hàng cần hơn.

Việc nghiên cứu từ khoá theo AIDA giúp chúng ta biết được các giai đoạn mua hàng của người dùng sẽ giúp xác định được các chủ đề từ khóa tương ứng cho từng giai đoạn cũng như xác định nên ưu tiên ngân sách cho từ khóa, chủ đề nào.

2.3. Khai thác “truy vấn tìm kiếm”

  • Sau khi có được những chủ đề từ khóa, sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa có sẵn trên internet để tìm ra được list truy vấn tìm kiếm tương ứng với mỗi chủ đề từ khóa.
  • Để xác định đầy đủ truy vấn tìm kiếm. SEONGON sử dụng quy trình nghiên cứu 5*3 để khai thác truy vấn tìm kiếm tối ưu, từ đó thể tìm được đầy đủ bộ từ khóa một cách kỹ lưỡng và đầy đủ nhất.

Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá google ads theo 5*3

Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá Google Ads theo 5*3

Ví dụ minh họa về mô hình 5*3:

Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá google ads theo 5*3

Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá Google Ads theo 5*3

Bước 1: Với từ khóa chủ đề đã được xác định “ Định cư Úc”, sử dụng các công cụ Keyword Planner, Keywordtool.io tìm ra danh sách từ khóa.

Khi tìm ra được danh sách từ khóa, chúng tôi tiến hành chia nhóm thành các từ khóa danh mục lớn.

Theo ví dụ trên, các từ khóa danh mục lớn như “ Định như Úc bao nhiêu tiền”, Visa định cư Úc, Đầu tư định cư Úc 2019,.. 5 bước đầu tiên chúng tôi gọi là là 5*1

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa Google Ads mới nhất năm 2020

Bước 2: Với mỗi từ khóa danh mục lớn, tiếp tục được đưa vào các công cụ để tìm ra các danh sách từ khóa. Từ đó tiếp tục xác định từ khóa danh mục nhỏ.

Bước 3: Với mỗi từ khóa danh mục nhỏ, lặp lại bước trên để tìm được từ khoá về sản phẩm/dịch vụ.

Với mỗi chủ đề sẽ có 3 lần nghiên cứu từ khóa được lặp lại xác định. Từ chủ đề xác định được từ khóa danh mục lớn -> từ khóa danh mục nhỏ -> từ khóa về sản phẩm. Vì vậy phương pháp này được gọi 5*3

Với phương pháp nghiên cứu 5*3, mỗi chủ đề bạn sẽ có thể tìm ra hàng trăm từ khóa và giảm thiểu tối đa tỷ lệ thiếu sót các từ khóa.

2.4. Phân loại “Từ khóa” và “Từ khóa phủ định”

Các từ khoá không có liên quan nhưng không mang lại giá trị hoặc làm lãng phí ngân sách được liệt kê vào danh sách từ khoá phủ định.

Nên loại các truy vấn tìm kiếm không có ích cho doanh nghiệp của bạn.

2.5. Phân bổ Từ Khóa & Nhóm Quảng Cáo

Sau khi nghiên cứu từ khoá, các từ khóa phải được chia vào các nhóm quảng cáo khác nhau.

Các nhóm quảng cáo phải đảm bảo 3 quy tắc sau:

  • Tất cả các từ khóa trong 1 nhóm phải nói về 1 nhu cầu cụ thể của 1 sản phẩm/ dịch vụ
  • Tất cả từ khóa trong nhóm quảng cáo phải có mặt trên mẫu quảng cáo
  • Các từ khóa đồng nghĩa không nằm trong 1 nhóm quảng cáo

Tổng kết.

Trong Search Engine Marketing, “Từ khóa là đầu câu chuyện”. Vì vậy để xác định từ khóa là chìa khóa quan trọng nhất để có một chiến dịch quảng cáo thành công. Chún