Google Ads Search: 7 sai lầm nhà quảng cáo hay mắc phải
Google Ads Search (Quảng cáo trên mạng tìm kiếm) hay người ta vẫn gọi là quảng cáo từ khóa tiếp cận khách hàng vào thời điểm họ tìm kiếm từ hoặc cụm có chủ đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn.
Để sử dụng quảng cáo từ khóa hiệu quả, bạn cần phải chú ý để không mắc phải 7 sai lầm mà hầu hết các nhà quảng cáo hay mắc phải này. Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây của SEONGON.
Sai lầm 1: Lựa chọn từ khóa
Từ khóa là những từ hoặc cụm từ được sử dụng để khớp quảng cáo của bạn với những cụm từ mọi người đang tìm kiếm. Việc chọn từ khóa phù hợp khi nhắm quảng cáo Search bạn cần phân tích từ khóa, xem list thống kê từ khóa của Google Trend.
Việc chọn từ khóa chất lượng cao có liên quan cho chiến dịch quảng cáo của bạn có thể giúp bạn tiếp cận những khách hàng mà bạn mong muốn. Sau khi có danh sách những từ khóa chất lượng, bạn sẽ viết nội dung quảng cáo và chia quảng cáo đúng theo cụm từ khóa đã lên.
Khi khách tìm kiếm một cụm từ khớp với từ khóa của bạn. Thì mẫu quảng cáo của bạn sẽ hiện ra, vị trí top của quảng cáo phụ thuộc vào cách bạn target đối tượng (có đúng đối tượng - nhu cầu hay không) - nội dung mẫu quảng cáo - trải nghiệm tại trang đích (tốc độ, nội dung…) hoặc bạn có thể tham gia vào một phiên đấu giá để xác định xem quảng cáo có được hiển thị hay không?
Chi phí mỗi từ khóa sẽ khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng của từ khóa, Ngoài ra, Google còn đánh giá điểm chất lượng của mẫu quảng cáo, điểm số này dựa trên tỷ lệ dự kiến, mức độ liên quan của quảng cáo và trải nghiệm trang đích. Điểm chất lượng cao hơn thường dẫn đến chi phí thấp hơn và vị trí lên top của quảng cáo sẽ cao hơn.
Bạn muốn tránh trường hợp quảng cáo hiển thị không đúng đối tượng bạn có thể dùng "từ khóa phủ định" để đảm bảo chi phí quảng cáo và mục đích chỉ hiển thị cho đối tượng bạn muốn.
3 Lưu ý thêm
Chọn từ khóa một cách cẩn thận: Lựa chọn những cụm từ khóa sát với mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng sẽ tìm kiếm. Từ khóa chứa hai hoặc ba từ có xu hướng hoạt động hiệu quả nhất.
Nhóm các từ khóa tương tự: Ngoài những từ khóa chính hãy thêm những cụm từ khóa phụ. Ví dụ doanh nghiệp bạn bán "Chảo chống dính", từ khóa phụ bạn có thể đặt "Đồ gia dụng" "Dụng cụ nhà bếp"...
Chọn số lượng từ khóa phù hợp: Khoảng 5-20 từ khóa cho mỗi nhóm quảng cáo.
Thêm vào đó, ngoài việc sở hữu một công cụ nghiên cứu từ khoá chất lượng như Ahref, bạn cũng nên sử dụng các công cụ đánh giá và đo lường độ hiệu quả của từ khoá, ở đây tôi đưa ra một ví dụ với công cụ AdsNGON.
Với AdsNGON bạn sẽ đo lường được:
- Hiển thị báo cáo về các cụm từ tìm kiếm thực tế người dùng tìm kiếm trên Google đã kích hoạt quảng cáo hiển thị thông qua từ khóa trong Tài Khoản Quảng Cáo của bạn
- Báo cáo số liệu chi tiết về các cụm từ tìm kiếm, ví dụ như CPC, CTR, CPA, vị trí trung bình, chi phí,...
Thông qua những thông số này bạn có thể biết được rằng từ khoá nào đang thực sự sát với nhu cầu khách hàng và mang lại hiệu quả, từ khoá nào đang gây lãng phí ngân sách, từ đó tạo ra các điều chỉnh phù hợp.
Sai lầm 2: Không phân tích kỹ từ khóa, chia từ khóa
Nhiều nhà quảng cáo mắc sai lầm khi bỏ qua việc phân tích từ khóa, chia cụm từ khóa việc này rất quan trọng vì phân tích càng kỹ sẽ biết được nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, làm thỏa mãn khách hàng thì khả năng chuyển đổi sẽ cao hơn. Bạn cần hiểu tâm lý khách hàng luôn tìm kiếm những gì sát với nhu cầu của họ
Ví dụ: Khách hàng muốn tìm kiếm sản phẩm: “Iphone 7 plus màu đỏ 128GB”. Bạn làm quảng cáo sản phẩm Iphone 7plus nhưng mà không cụ thể màu sắc và dung lượng. Trang trỏ về là Iphone 7plus màu đỏ hoặc Iphone 7 plus 128GB. Cả hai kết quả này đều không phù hợp với nhu cầu khách hàng đang tìm kiếm, điều này sẽ làm khách hàng không hài lòng.
Có thể vì đã không tìm hết nhu cầu của khách hàng nên dẫn đến việc không phân tích kỹ từ khóa. Điều này dẫn đến hậu quả: Không giải quyết được vấn đề của khách hàng. Bởi đôi khi khách hàng không biết đúng bệnh của mình mà chỉ tìm hiểu theo triệu chứng mình gặp phải. Ví dụ từ khóa tìm kiếm: “Đau xương khớp”.
Sai lầm 3: Lựa chọn đối sánh
Có ba loại đối sánh bạn cần lưu ý là: rộng, cụm từ và chính xác. Khi cài đặt phạm vi từ khóa bạn cần xác định kỹ mục này để giới hạn phạm vi, nhưng điều đặc biệt cần quan tâm là phân tích kỹ từ khóa trước khi vào bước này.
Đối sánh rộng
Lấy ví dụ từ khóa: “Học tiếng anh” (một trong ba từ này đã có khả năng kích hoạt quảng cáo), đây là 1 cụm từ khóa rộng bao hàm nhiều thông tin nên khách hàng có thể tìm kiếm “ tiếng anh” hoặc “ Học tiếng anh giao tiếp”. Và một biến thể khác là rộng có sửa đổi: “+học +tiếng +anh” đó là khi bạn cài đặt cụm từ khóa có chứa dấu “+” và phải có cả ba từ trên, ví dụ: “Học giao tiếp bằng tiếng anh” hoặc “ Học tiếng anh tại nhà”.
Đối sánh cụm từ
Bạn cài đặt khi khách hàng tìm kiếm bắt buộc phải có cụm từ ấy và có thể có thêm tiền tố và hậu tố nhưng không thể chen giữa. Cùng quay lại với ví dụ: “Học tiếng anh” người dùng tìm kiếm cụm “Học tiếng anh với người nước ngoài” thì quảng cáo của bạn vẫn hiển thị nhưng khi khách hàng tìm kiếm cụm: “Học giao tiếp bằng tiếng anh” thì quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị. Đó là đặc trưng khác biệt của quảng cáo đối sánh cụm từ.
Đối sánh chính xác
Tìm đúng cụm từ mình cài đặt mới xuất hiện. Cài đặt này khá hẹp nghĩa là khi khách hàng tìm đúng cụm từ tìm kiếm bạn cài đặt thì quảng cáo mới xuất hiện. Chắc chắn với cụm từ khách hàng tìm kiếm, với những ngành hẹp như: Dược, Thực phẩm chức năng, Công nghệ.
Chúng tôi khuyên bạn nên nghiên cứu toàn bộ từ khóa để chia nhỏ bộ từ khóa thành nhiều chiến dịch để chạy, thường sẽ để cài đặt “Cụm từ” và “Rộng sửa đổi”. Sau một thời gian chạy, bạn biết được từ khóa khách hàng hay tìm kiếm lúc đấy hãy nghĩ đến việc sửa đổi cài đặt.
Sai lầm 4: Lựa chọn sai trang đích
Hậu quả của việc không phân tích kỹ từ khóa sẽ dẫn đến trỏ sai trang mà khách hàng yêu cầu tìm kiếm. Ví dụ khách hàng tìm “IPhone màu đỏ 128GB” Nhưng bạn để trỏ về trang list sản phẩm “iphone màu đỏ” có nhiều dung lượng khác nhau hoặc về trang “Iphone 128GB” nhưng có nhiều màu khác nhau. Điều này sẽ khiến khách hàng không hài lòng trong trải nghiệm, cơ hội chuyển đổi giảm thiểu.
Sai lầm 5: Không tối ưu trang đích
Đối với quảng cáo Google để chạy quảng cáo tốt bạn cần có trang web chất lượng. Trang đích cần có nội dung liên quan đến sản phẩm dịch vụ và nguyên bản không sao chép ở những nguồn khác. Đội ngũ của bạn cần dốc tâm sức để sản xuất những nội dung chất lượng
Trang web cần có điều hướng rõ ràng, thời gian tải nhanh, livechat tư vấn hoặc có cửa sổ pop up. Trang web được tối ưu tốt thì điểm chất lượng quảng cáo, trải nghiệm khách hàng tăng cao chắc chắn tỷ lệ chuyển đổi nhiều.
Hãy kiểm tra xem trang đích có phù hợp với quảng cáo và từ khóa của bạn không?
Trang web của bạn có thân thiện với thiết bị di động không?
Trang có dễ điều hướng không?
Nội dung bạn cung cấp có hữu ích và độc đáo với khách hàng không?
Tất nhiên việc tối ưu trang đích là tương đối khó khăn do hành vi người dùng chỉ có thể được vẽ ra tương đối chứ không thể nào đạt độ chính xác cao. Vì thế bạn nên sử dụng những nội dung mang tính điều hướng bằng các nút trong trang.
Bạn có thể sử dụng METU để thêm menu thứ 2 cho website. Công cụ này cho phép bạn tuỳ chỉnh và thu gọn những nội dung bạn mong muốn khách hàng truy cập thành những phím tắt vô cùng thuận lợi. Giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với thông tin trên trang, từ đó giảm tối đa tỉ lệ thoát trang (Bounce rate).
Với Smart CTA, bạn hoàn toàn có thể biến các nút của METU thành những lời kêu gọi hành động như: Đăng ký - Dùng thử - Gọi hay Review sản phẩm ... Giúp tăng tương tác cũng như tối ưu trải nghiệm người dùng trên trang, từ đó gia tăng rất đáng kể tỉ lệ chuyển đổi.
Sai lầm 6: Không đo lường chuyển đổi
Chẳng nhẽ bạn cài đặt quảng cáo xong mà không theo dõi xem hiệu quả của nó như thế nào? Vậy không khác nào bạn ném tiền qua cửa sổ. Bạn cần biết mức độ hiệu quả của các nhấp chuột vào quảng cáo, chi tiết về hiệu suất của quảng cáo, theo dõi chuyểnđổi còn giúp bạn xác định quảng cáo và từ khóa nào thành công cho doanh nghiệp mình.
Sai lầm 7: Tối ưu vị trí thay vì tối ưu ROI
(ROI: Return On Investment: Tỷ suất hoàn vốn)
Đấu giá càng nhiều thì vị trí lên càng cao không hẳn vậy. Bạn đừng cố gắng bỏ chi phí để quảng cáo của mình lên top 1, ví dụ ở top 1 bạn phải trả 100.000đ mà nếu quảng cáo của bạn đang ở top 3 chỉ mất 10.000đ thì bạn nên bỏ tiền để giữ vừng top 3. Điều bạn nên làm là tìm vị trí mình thích hợp nhất để tối ưu chứ không nhất thiết chạy đua để ở top 1. Thêm nữa đấu giá cao để lên top 1 nhưng chưa chắc chuyển đổi lớn, bạn chỉ cần ở top 2, 3, hoặc 4 nhưng lượng chuyển đổi cao thì bạn đã tối ưu ROI thành công.
Bạn cần đi đúng quy trình: Phân tích từ khóa đúng - Viết mẫu quãng cáo đúng - Về trang đích đúng - Đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng - Chuyển đổi tốt (ROI cao). Bạn có thể đi tắt khi đã thuần thục con đường nhưng khi mới bắt đầu đừng chủ quan hay đi tắt. Bạn cần sự hỗ trợ hãy liên hệ với SEONGON
Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết tại:
Website: https://seongon.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/seongon
SEONGON - Google Marketing Agency