Việt Nam tăng trưởng mạnh về sản xuất giữa chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Việt Nam tăng trưởng mạnh về sản xuất giữa chiến tranh thương mại Mỹ – TrungCuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không dễ dàng dịu xuống trong thời gian tới

(Ảnh họa bởi Eric Chow)

Thuế quan mới thúc đẩy các tập đoàn tìm đường sang Việt Nam

Vào cuối tháng 8, Hoa Kỳ đã bắt đầu áp dụng một mức thuế khác đối với nhiều loại hàng hóa Trung Quốc: 15% thay vì 10% hiện có đối với giày dép, đồng hồ thông minh và TV màn hình phẳng. Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc chiến thương mại kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, thúc giục các tập đoàn trong một loạt các ngành công nghiệp phải xem xét việc di chuyển chuỗi sản xuất ra ngoài Trung Quốc như một cách để đối phó với mức phí tăng cao. Các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia và đặc biệt là Việt Nam đã và đang là những đối tượng hưởng lợi chính từ những hệ quả của cuộc chiến tranh này.

Gần đây, một loạt các nhà sản xuất như Nintendo, Sharp, TechtronicKyocera đều công bố kế hoạch di chuyển một số quy trình sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam. Foxconn, một nhà sản xuất thiết bị điện tử của Đài Loan, một trong những nhà cung cấp chính của Apple, đã mua lại một mảnh đất tại Việt Nam để xây dựng một nhà máy trong tương lai. Năm ngoái, GoerTek – một nhà sản xuất khác của Apple cũng tiết lộ rằng công ty đang chuyển dây chuyền sản xuất từ ​​Sơn Đông sang Việt Nam, với việc sản xuất thử nghiệm sẽ bắt đầu vào tháng 7 này. Đối với Google, một nguồn tin từ Nikkei nói rằng họ đã bắt đầu làm việc để chuyển đổi một nhà máy Nokia cũ ở tỉnh Bắc Ninh để sản xuất điện thoại thông minh Pixel. Những hành động này là kết quả của việc các tập đoàn đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp thay thế để tránh thuế quan phát sinh và việc chi phí lao động Trung Quốc đang tăng cao.

Việt Nam tăng trưởng mạnh về sản xuất giữa chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Công nhân trong một công ty sản xuất của Việt Nam (Nguồn ảnh: baomoi.com)

Tiềm năng sản xuất của Việt Nam

Đây không phải là khởi đầu của ngành sản xuất Việt Nam vì xuất khẩu hàng hóa vốn đã luôn là mũi nhọn hàng đầu của nền kinh tế Việt Nam. Với các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của đất nước lần lượt là điện tử, giày dép, quần áo và máy móc, việc chuyển dây chuyền sản xuất các ngành công nghiệp này từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ không quá tốn kém và mất thời gian. Một ví dụ điển hình là tập đoàn công nghệ khổng lồ của Hàn Quốc Samsung đã sản xuất tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ vừa qua. Năm 2018, dòng chữ “Made in Vietnam” đã được đóng dấu trên một nửa số điện thoại thông minh và phụ kiện mà Samsung phát hành trên toàn thế giới, mang lại doanh thu lên đến 70 tỷ USD. Sự hiện diện của Samsung cũng khiến một số nhà cung cấp và đối tác của Hàn Quốc thành lập chi nhánh tại Việt Nam.

Tương lai của nền kinh tế Việt Nam đang rất rộng mở khi các hiệp định thương mại tự do (CPTPP, EVFTA, KVFTA, JVFTA) đang khiến quốc gia Đông Nam Á này trở nên hấp dẫn hơn đối với các nước khác, ngay cả ngoài khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Kể từ năm 2016, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đổ vào ồ ạt, tăng vọt từ 15,8 tỷ đô la lên 35,8 tỷ đô la trong 3 năm. GDP Việt Nam năm 2018 cũng có mức tăng lạc quan là 7,1% trong khi Trung Quốc chỉ là 6,6%, cho đến 7,9% trong quý đầu tiên của năm nay, Ngân hàng Đầu tư Nhật Bản Nomura tiết lộ. Mỹ liên tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam với tổng doanh thu 38,6 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2019, tăng 25,3% so với năm ngoái, trở thành một trong những đất nước xuất khẩu hàng sang Mỹ tăng trưởng nhanh nhất.

“Trung Quốc +1” đỉnh, với 1 là Việt Nam

Để tránh mức thuế quan bổ sung, kế hoạch của “Trung Quốc +1” là điều mà một số công ty đang xem xét: để những nhà máy Trung Quốc sản xuất những mặt hàng sử dụng trong nước và các thị trường ngoài nước Mỹ, trong khi chuyển một bộ phận của dây chuyền sản xuất sang Đông Nam Á hoặc các nơi khác. Chỉ một phần nhỏ lượng dây chuyền sản xuất sau khi rời khỏi Trung Quốc sẽ quay trở lại Mỹ, phần còn lại được chia ra giữa các quốc gia, tạo thành một bản đồ sản xuất toàn cầu hoàn toàn mới. Trung Quốc vẫn chiếm một phần đáng kể, tuy nhiên, đây là cơ hội cho các nước đang phát triển bứt phá.

Việt Nam tăng trưởng mạnh về sản xuất giữa chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Chiến lược “Trung Quốc +1” (Nguồn hình ảnh: CKGSB Knowledge)

Một cơ hội như thế này chính xác là những gì Việt Nam đang chờ đợi. Khi những ngành hàng cần sử dụng nhiều lao động như giày dép và quần áo đã chuyển đến đây từ lâu từ khi tiền lương trung bình của Trung Quốc tăng cao, bây giờ là lúc để Việt Nam mở rộng sang các ngành công nghiệp điện tử và kỹ thuật – những sản phẩm có giá trị cao hơn. Sự thật là, các công ty Việt Nam đang nhận được nhiều đơn hàng hơn bao giờ hết. Seditex Co. Ltd., một công ty có trụ sở tại Hồ Chí Minh với nhiệm vụ kết nối các nhà sản xuất trong nước với các công ty nước ngoài, báo cáo rằng họ đang nhận được 20 yêu cầu mỗi tuần sau khi thuế quan mới được áp dụng, thay vì 20 là mức thông thường mỗi tháng.

Việt Nam có đáp ứng được nhu cầu quốc tế như Trung Quốc?

Trong khi Việt Nam có vẻ là quốc gia tiếp theo được các tập đoàn ưu tiên lựa chọn để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ khi phải đối mặt với thuế quan của Mỹ, không phải ai cũng dễ dàng bị thuyết phục. Việt Nam có thể cung cấp lao động giá rẻ, nhưng dân số 100 triệu người chỉ là một phần nhỏ bé so với 1.3 tỷ của Trung Quốc. Khi các nhà sản xuất toàn cầu vội vã tìm đường tránh thuế quan của Mỹ, thiếu hụt lao động sẽ trở thành một vấn đề lớn. Việt Nam có thể sẽ phải đáp ứng nhiều nhu cầu hơn khả năng, dẫn đến việc phải từ chối những khách hàng tiềm năng. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng hiện tại của Việt Nam có lẽ chưa đủ phát triển vì phần lớn các công ty có quy mô vừa với nhỏ, hơn nữa đường phố và cảng biển đã hoạt động hết công sức.

Việt Nam tăng trưởng mạnh về sản xuất giữa chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Vị thế của Trung Quốc hiện đang rất khó bị lung lay do chưa có một nước nào có thể thay thế (ảnh minh họa)

Hiện tại không có quốc gia nào có thể thay thế Trung Quốc, và việc tạo ra các cụm công nghiệp mới không phải là một điều có thể xảy ra chỉ trong một đêm. Hầu hết các nguyên liệu thô được sản xuất tại Trung Quốc, có nghĩa là sản xuất xuyên quốc gia cũng sẽ tốn chi phí vào việc đặt mua và vận chuyển. Trung Quốc đã xây dựng một đế chế chuỗi cung ứng chuyên biệt với chứng nhận an toàn và máy móc chuyên dụng tiêu chuẩn Hoa Kỳ, điều này khó có thể tìm được ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Lực lượng lao động ở các đất nước khác cũng thiếu các kỹ năng và chuyên môn cao như lực lượng đã được đào tạo ở Trung Quốc. Sự thật là, không có giải pháp nào hoàn hảo để chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi đất nước này.

Một số vấn đề khác

Với những rào cản sản xuất này, chính phủ Việt Nam vẫn còn một số vấn đề cần phải quan tâm. Các hành vi trái pháp luật như vận chuyển trung chuyển – một quá trình mà các nhà cung cấp Trung Quốc vận chuyển sản phẩm qua Việt Nam để đóng gói lại hàng hóa Trung Quốc với mác “Made in Vietnam” đang xảy ra, đòi hỏi sự kiểm tra nghiêm ngặt hơn từ bộ phận hải quan. Việc có chỉ số thặng dư thương mại cao so với Mỹ cũng đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi thao túng tiền tệ của Hoa Kỳ, và có thể sẽ là mục tiêu tiếp theo trong cuộc chiến thương mại đang sôi sục của Trump. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, vì phần lớn mức tăng trưởng xuất khẩu thuộc về các công ty với vốn đầu tư nước ngoài, tương lai có thể sẽ không quá tươi sáng cho các công ty Việt Nam.

Thời đại của việc đặt tất cả trứng vào một giỏ đã hết, câu hỏi đặt ra là, các giỏ khác có vừa với trứng không?

*Nguồn Boxme Việt Nam