Từ quả bóng vàng – Bàn về mối quan hệ giữa cầu thủ và thương hiệu
Từ trước đến nay tôi vẫn luôn băn khoăn đặt câu hỏi về vài vấn đề liên quan đến chủ đề cá nhân cầu thủ và nhà tài trợ. Ví dụ: Cầu thủ ngôi sao sẽ làm nên thương hiệu đội bóng, hay đội bóng giúp tạo ra nhưng cầu thủ ngôi sao?. Một diễn viên nổi tiếng sẽ làm nên thương hiệu của một bộ phim, hay một bộ phim tốt sẽ làm nên thương hiệu một diễn viên? Tương tự, mối quan hệ giữa cầu thủ ngôi sao và thương hiệu nhà tài trợ cũng mang nhiều điểm tương đồng. Thương hiệu nhà tài trợ làm nên tên tuổi các ngôi sao bóng đá, hay những ngôi sao bóng đá làm nên thương hiệu nhà tài trợ? Nào, hãy cũng tôi đi tìm câu trả lời và bàn luận về chủ đề này.
Nhiều nhân vật đặc biệt nổi tiếng như một huấn luyện viên với biệt danh “người đặc biệt” từng chia sẻ cùng giới truyền thông, trong đội hình đội bóng của tôi không có cầu thủ ngôi sao. Chúng tôi chỉ có những vị trí phù hợp, được kết hợp cùng nhau. Sự thành công của đội bóng sẽ làm nên tên tuổi của cá nhân cầu thủ. Không phải cầu thủ ngôi sao làm nên hình ảnh đội bóng.
Tương tự gần đây một đạo diễn kì cựu của làng điện ảnh hoa ngữ cũng mới chia sẻ cùng giới truyền thông sau sự thành công của một bộ phim. Ông nói rằng, ngôi sao không làm nên tên tuổi bộ phim của ông, ngược lại bộ phim của ông mới chính là chất xúc tác làm nên tên tuổi ngôi sao.
Nói có vẻ nghe mâu thuẫn nhưng đó là điều tôi vô tình tôi đọc được khi lang thang trên mạng, những ý kiến nghe hơi “nghịch tai” một chút ấy lại là sự thật, khi chúng ta nhìn vào thương hiệu của những ngôi sao bóng đá hiện tại. Khi Messi lên bục nhận giải Quả Bóng Vàng World Cup 2015, người ta đã đồn đoán rằng anh đã được thương hiệu tài trợ anh “đôn” lên vị trí ấy.
Nhìn ra những cầu thủ tài năng khác, nếu cũng được nhà tài trợ để ý, đầu tư về truyền thông và tạo điều kiện để thi đấu ở những môi trường thích hợp phải chăng họ cũng trở thành những ngôi sao hàng đầu thế giới. Nhưng không, không phải cầu thủ nào cũng may mắn như thế. Nguồn kinh phí dành để tài trợ cho cầu thủ ngôi sao đến từ các thương hiệu thường giới hạn trong nguồn kinh phí nhất định, chỉ những cầu thủ nào phù hợp cùng hình ảnh thương hiệu, sản phẩm của họ - họ sẽ “đôn” cầu thủ ấy lên hàng ngôi sao.
Nói đâu xa, cứ nhìn Ronaldinho thì rõ. Tài năng của anh là điều không ai có thể phủ nhận, nếu có thêm chất xúc tác từ nhà tài trợ thì điều gì sẽ xảy ra? Vâng, anh sẽ trở thành ngôi sao. Nhưng không, thương hiệu không chọn anh, và anh cũng chỉ dừng lại ở cầu thủ tài năng và sớm bị quên lãng do không được sự quan tâm từ truyền thông.
Tôi đưa ra nhiều câu hỏi có vẽ dễ trả lời như thế, nhưng xét ở một mặt tư duy khác chúng ta sẽ thấy rằng. Mọi chuyện ta tưởng như bình thương “cầu thủ tạo nên nhưng thương hiệu”, nhìn ở một góc độ khác ta sẽ thấy, thương hiệu có nhiều sự đóng góp “to lớn” trong việc giúp những cầu thủ ở bậc “tài năng” trở thành nhưng ngôi sao đẳng cấp.
Mối quan hệ giữa cầu thủ và thương hiệu sẽ phù hợp nhất khi dùng từ “cộng sinh” nghĩa là tương tác và có sự hỗ trợ qua lại, thương hiệu tạo điều kiện phát triển cho cầu thủ. Ngược lại khi cầu thủ lên hàng “ngôi sao” thương hiệu sẽ gặt lại những gì họ đã đầu tư.
Sự cạnh tranh từ những thương hiệu, nhà tài trợ sẽ góp phần tạo ra nhiều tên tuổi ngôi sao bóng đá hơn. Giúp chúng ta được chứng kiến thêm nhiều chiêu trò truyền thông tựa như hiềm khích giưa Ronaldo và Messi chẳng hạn, hai ngôi sao của làng bóng đá thế giới hiện tại chỉ là mặt nổi của sự cạnh tranh đến từ hai thương hiệu Nike và Adidas.
Và chúng ta, nhưng “fan ruột” của môn thể thao vua cung cần tỉnh táo nhìn ra đâu là định hướng do nhà tài trợ dẫn dắt và đâu là sự thật để thưởng thức bóng đá một cách nguyên bản nhất. Kinh doanh giúp nền bóng đá phát triển, thương hiệu mạnh tạo nên những độ bóng đá đẳng cấp. Một cầu thủ chỉ đạt tới đỉnh cao của một ngôi sao khi anh ta nhận được sự quan tâm “đặc biệt” từ những nhà tài trợ.
Cầu thủ tài năng mà không nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thì cũng như người giỏi võ mà không có đất để dụng quyền.
Nguồn ảnh: FGate