Tối ưu hóa chiến dịch Digital Marketing - Part 2: Học được gì từ những chiến dịch thất bại
Tôi luôn tin tưởng rằng những chiến dịch có thể sinh lời được là nhờ bản thân tôi đã dày công xây dựng nên, chứ không phải do tôi tìm ra chúng.
Có thể một vài người sẽ bảo với bạn rằng cứ thử đi, thử hết chiến dịch này đến chiến dịch khác rồi kiểu gì cũng ra kết quả. Tuy nhiên điều này xem ra không hề tốt cho bạn chút nào.
Tin tôi đi, bạn sẽ chẳng học được điều gì thực sự hữu ích cả. Thậm chí nếu bạn kiếm được hoa hồng thì đó cũng chỉ nhờ may mắn chứ không phải do thực lực của bạn. Mà may mắn thì có lúc này lúc nọ, bạn định xoay sở thế nào khi đối đầu với những đối thủ sừng sỏ ngoài kia?
Thêm nữa, bạn cũng không thể biến thị trường ngách nào thành thế mạnh của mình. Bạn có biết đến quy tắc 95/5 không? Tức là 95% doanh thu ở bất kỳ thị trường ngách nào đều chỉ do 5% marketer tạo ra. Nếu cứ đứng núi này trông núi nọ, bạn sẽ vĩnh viễn ko bao giờ đủ khả năng thò một ngón chân vào trong, chứ đừng nói là bước hẳn chân vào 5% đó.
Và cuối cùng, bạn rất có thể sẽ bỏ qua một (hoặc nhiều) mỏ vàng tiềm năng. Một chiến dịch không thu được chuyển đổi nào trong những ngày đầu tiên đồng nghĩa với việc nó là đồ bỏ đi? Bạn chắc chứ?
Thất bại là chuyện marketer nào cũng gặp phải khi chạy chiến dịch. Đối mặt với thất bại đó như thế nào mới chính là lúc phân biệt được đâu là marketer có năng lực thực sự. Tôi đã từng là một tên "dỏm-chính-hiệu", nhưng giờ mọi thứ đã khác. Hi vọng rằng kinh nghiệm chia sẻ lần này sẽ giúp bạn biết cách lợi dụng được những chiến dịch thất bại, nhanh chóng trở thành một marketer xịn xò.
1. Vạn sự khởi đầu nan, gian nan quyết không nản
Vài tháng trước, tôi đã launching một chiến dịch mà tôi chưa từng thử trước đây. Lúc bắt tay vào làm, tôi cảm thấy vô cùng hào hứng trước tiềm năng chói lóa của ngách này nên đã liên tục thu thập số liệu thống kê để có được sự khởi đầu tốt nhất. Ấy vậy mà một ngày trôi qua, chẳng có chuyển đổi nào xảy ra cả. Chỉ có số tiền 100 đô tôi bỏ ra là mọc cánh bay thẳng vào túi Mark.
Tại thời điểm này, tôi nghĩ có tới một nửa Marketer coi đây là một chiến dịch thất bại và mau chóng chuyển sang chiến dịch khác. Thế nhưng hãy nhớ rằng điều này hoàn toàn bình thường (tôi dám cá với bạn bằng hơn 10 năm kinh nghiệm của mình với Affiliate Marketing). Bản thân tôi luôn lạc quan suy nghĩ rằng, chiến dịch này chí ít đã giúp mình thu thập được một số dữ liệu hữu ích. Sau khi có dữ liệu, tiếp theo là lúc bắt tay vào sửa sai.
Ngày đầu tiên, tôi tập trung vào việc thử nghiệm các nội dung call-to-action (CTA) khác nhau để xem cái nào thu hút khách hàng nhất. Nếu lời mời gọi mua hàng (CTA) quá nhạt nhẽo, mọi thứ khác sẽ chẳng thể hoạt động tốt được. Bằng cách liên tục thử nghiệm các lời mời gọi khác nhau, chỉ số của EPC (earning per click) của tôi đã cải thiện rõ rệt chỉ sau 1 tuần.
Tiếp theo tôi để ý rằng rất nhiều Marketer đang sử dụng cùng một landing page giống nhau. Nhưng tôi vẫn note lại, coi như đây là một "tiêu chuẩn" của mình. Theo quan sát của tôi, landing page này còn khá nhiều chỗ chưa ổn, và tôi có thể dễ dàng cải thiện nó.
Thế nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là, tại sao một landing page còn nhiều lỗ hổng như vậy lại được rất nhiều Marketer sử dụng?
Bạn cứ hình dung như sau: Marketer A là người tạo ra landing page này và nó đã mang lại một khoản lợi nhuận nhất định cho anh ta. Anh ấy cảm thấy hài lòng với điều này nên không cải thiện nó nữa, mà dành thời gian chạy các chiến dịch khác.
Pub B, C, D thấy landing page do A tạo ra thu hút nhiều khách hàng nên cũng sử dụng luôn landing page đó. Có một sự thật là đa số các Marketer không được chăm chỉ cho lắm. Các Marketer X, Y, Z,... khác thấy vậy, thôi thì họ dùng thì mình cũng dùng. Và mọi người mặc định luôn đó là landing page đỉnh nhất chỉ vì nó được sử dụng bởi rất nhiều người
Còn tôi, tôi đã thử nghiệm 3 landing page khác nhau như sau:
- Thứ nhất là landing page mà tất cả mọi người đang sử dụng
- Thứ hai vẫn là landing page đó nhưng tôi đã cải tiến nó một chút
- Thứ ba là landing page hoàn toàn mới do tôi tự tạo ra
Bạn thử đoám xem landing page nào mang lại nhiều chuyển đổi nhất?
Phần chiến thắng đã thuộc về landing page thứ 2.
Landing page thứ 2, theo quan sát của tôi thì nó vượt trội hơn cái thứ nhất khoảng 50%. Bravo! Nhân tiện nói luôn, tôi không bao giờ đánh giá giá trị của một landing page chỉ bằng các chỉ số hời hợt như tỷ lệ click chuột. Nhiệm vụ của bạn đó là theo dõi doanh thu của tất cả các landing page và xem landing page nào đem lại lợi nhuận nhiều nhất.
Tôi không muốn đi quá cụ thể vào việc mình đã tối ưu hóa chiến dịch như thế nào, nhưng nhìn chung tỷ lệ lợi nhuận (ROI) trong 11 ngày đầu chạy chiến dịch đó là như thế này:
Ngày 1: -100% ROI
Ngày 2: -75% ROI
Ngày 3: -50% ROI
Ngày 4: -50% ROI
Ngày 5: -50% ROI
Ngày 6: 0% ROI
Ngày 7: 25% ROI
Ngày 8: 100% ROI
Ngày 9: 50% ROI
Ngày 10: 50% ROI
Ngày 11: 200% ROI
Đại đa số các chiến dịch thường không bao giờ diễn ra một cách suôn sẻ, bởi luôn có những yếu tố bên ngoài tác động mà chúng ta không thể lường trước được. Ở ví dụ trên, đến ngày thứ ba tưởng như mọi thứ đang trên đà tốt đẹp nhưng ROI lại tiếp tục dậm chân ở mức -50% vào ngày thứ 4 và 5, và chỉ tiếp tục khởi sắc vào ngày thứ 6. Điều gì xảy ra nếu tôi bỏ cuộc vào ngày thứ 5? Đó là lý do tại sao bạn cần phải kiên nhẫn và liên tục tối ưu hóa chiến dịch.
2. Không bao giờ là thất bại
Người sáng lập tập đoàn Hyundai - Chung yu-jung có một câu nói mà tôi rất tâm đắc: "Không bao giờ là thất bại, tất cả chỉ là thử thách". Đó cũng là kim chỉ nam cho tôi trên hành trình Affiliate Marketing.
Trước một chiến dịch thất bại, điều đầu tiên, tôi không được phép để cảm xúc lấn át lý trí của mình. Không như trước đây luôn cảm thấy thất vọng, thậm chí là cay cú mỗi khi làm hỏng chiến dịch, bây giờ tôi đã bình tĩnh hơn rất nhiều. Tôi biết nhiều người còn đen đủi hơn mình rất nhiều, ví dụ như tài khoản Facebook trị giá 5,000$ của anh bạn tôi chết đứ đừ chỉ sau một buổi tối. Chẳng có ích gì khi bạn cứ buồn rầu, thất vọng hay nổi giận cả. Điều đó chỉ gây lãng phí năng lượng mà thôi!
Tôi không hề ném tiền qua cửa sổ. Tôi chỉ đang bỏ ra chút phí để thu thập dữ liệu mà thôi! Nhiều người sẵn sàng đi vay ngân hàng hàng chục nghìn $ để học đại học cho dù họ không hề nhận được giấy đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp. Họ sẵn sàng vay nợ vì họ biết mình sẽ học được nhiều thứ bổ ích, cơ hội việc làm cũng sẽ tăng cao hơn. Vậy mà bạn lại định ngưng hoàn toàn một chiến dịch chỉ bởi bạn vừa mất vài trăm $?
Tóm lại, ý tôi muốn nói là việc mất tiền trong vài ngày đầu chạy chiến dịch là hoàn toàn bình thường. Thậm chí sau cùng, nếu tôi vẫn lỗ thì nó cũng sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho những chiến dịch thành công sau này.
3. Lợi thế về kinh nghiệm
Tôi đã gắn bó với Affiliate Marketing được hơn 10 năm có lẻ. Theo thời gian, vốn kinh nghiệm tích lũy cũng tăng dần lên, từ đó mà cách chạy chiến dịch cũng được cải thiện hơn rất nhiều. Hồi mới bắt đầu, tôi không có nhiều điều kiện tiếp xúc với các công cụ Marketing Online và hướng dẫn tiếp thị liên kết như bây giờ. Thế nên, nếu các bạn chịu khó tìm tòi học hỏi thì hoàn toàn có thể vượt qua tôi chỉ trong vòng vài năm.
Dưới đây là một số thay đổi chính trong quá trình chạy chiến dịch mà tôi có được nhờ kinh nghiệm của mình.
Thứ nhất, tôi có thể duy trì một khoản lỗ nhất định trong khi thử nghiệm chiến dịch. Đó là nhờ thu nhập từ các nguồn giao dịch khác và tiền tiết kiệm trong ngân hàng luôn sẵn sàng cứu trợ mỗi khi tôi sắp “chết đói”. Lời khuyên dành cho những newbie đó là: Đừng bao giờ từ bỏ hoàn toàn công việc hiện tại để chuyển sang làm Affiliate Marketing. Chết đói lúc nào không biết đâu T_T. Điều đó chỉ phù hợp khi bạn đã lên pro mà thôi.
Thứ hai, nghe có vẻ không hợp lý cho lắm nhưng một số pro Affiliate Marketing vẫn hay chia sẻ thông tin cho tôi. Chúng tôi trao đổi kinh nghiệm với nhau rất nhiều bởi vì hiểu rằng, có vô số mỏ vàng ngoài kia. Giúp người khác tức là giúp chính bạn. Đừng bao giờ mong người khác giúp đỡ nếu bạn chỉ biết giữ khư khư thông tin và kiến thức cho riêng mình. Vài tháng trước, một Publisher đã gọi cho tôi để xin lời khuyên về một chiến dịch mà tôi cũng đang chạy. Tôi đã chỉ cho anh ta nguồn traffic mà tôi không có thời gian để tập trung vào. Thật tuyệt vời, anh ta đã kiếm được nhiều hoa hồng hơn, còn tôi thì có thêm được một người bạn sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn.
Thứ ba, tôi biết được những biến số nào có ảnh hưởng đến chiến dịch. Tôi đã thiết lập được một chiến lược dùng để tối ưu hóa tất cả các campaign. Hiệu quả của nó đã được chứng minh và và liên tục được điều chỉnh, bổ sung qua các năm. Lời khuyên tôi dành cho bạn đó là: Sắp xếp các biến số này theo độ quan trọng giảm dần, biến đào quan trọng hơn thì tối ưu trước, ít quan trọng hơn thì tối ưu sau.
Thứ tư, kinh nghiệm là thứ có thể giúp các chiến dịch của bạn “bùng nổ”. Giả sử, một newbie và một pro, sau nhiều ngày thử nghiệm thì bây giờ chiến dịch của họ đã hoạt động ổn định, mỗi ngày cả 2 đều kiếm được 200$ tiền lợi nhuận. Một newbie khi đẩy được chiến dịch đến mức này có lẽ sẽ dừng lại bởi không đủ kinh phí hoặc thiếu kinh nghiệm trong việc mở rộng quy mô chiến dịch, hoặc đơn giản là họ đã hài lòng với mức hoa hồng này. Còn 1 pro đương nhiên sẽ không thể hài lòng chỉ với 200$ lợi nhuận. Họ biết cách để chiến dịch tiếp cận nhiều người hơn với chi phí thấp hơn, cách tìm kiếm những khách hàng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho giỏ hàng,… và họ còn sở hữu nguồn ngân sách dồi dào. Tất cả những điều này có thể giúp chiến dịch của họ kiếm tới hơn 5,000$ lợi nhuận mỗi ngày.
4. Nhận biết chiến dịch tốt/tệ
Không phải mọi chiến dịch đều khả thi, thậm chí cho dù chiến dịch đó thuộc sở thích của bạn đi chăng nữa! Vậy làm thế nào để tôi biết rằng có nên tiếp tục hay tạm dừng một chiến dịch?
Thường thì tôi hay dựa vào việc điều tra thị trường để biết được liệu chiến dịch đó có tiềm năng không và các Marketer khác có đang chạy nó một cách hiệu quả không? Nếu có 100 Marketer đang chạy chiến dịch mà 80 người có thể kiếm hoa hồng từ chiến dịch đó, còn bạn nằm trong 20 người còn lại thì rõ ràng lỗi nằm ở khả năng của bạn.
Đừng đổ lỗi! Thay vào đó hãy dành thời gian vào việc tối ưu hóa chiến dịch của bạn. Và ở chiều hướng ngược lại, nếu bạn nhận thấy hầu hết các Marketer đang chật vật với chiến dịch mà hoa hồng chẳng đáng bao nhiêu, thì tốt hơn hết hãy dừng lại.
Đương nhiên nếu bạn thấy mình đủ khả năng thay đổi nhận thức của khách hàng, khiến họ thấy được tầm quan trọng vô tình bị lãng quên của sản phẩm rồi sau đó mua hàng ầm ầm, thì hãy cứ tiếp tục chiến dịch thôi. Nhưng tôi phải nhấn mạnh là điều này cực kỳ khó, nói thẳng ra là bất khả thi với những Marketer cá nhân. Thường chỉ có các nhãn hàng với cả một đội ngũ Marketing tài năng và nguồn tài chính dồi dào mới đủ khả năng làm điều này. Là một Publisher cá nhân, bạn nên tự lượng sức mình và chấp nhận bỏ qua.
5. Là một newbie, làm thế nào để tối ưu hóa chiến dịch?
Điều đầu tiên bạn cần đó là ngân sách, bạn cần tiền để thu thập được data. Tôi đã bắt đầu với số tiền 200$/tháng.
Lời khuyên của tôi đó là hãy bắt đầu với những chiến dịch ít tốn kém nhưng có tỷ lệ chuyển đổi cao, ví dụ như các mobile app, hoặc dịch vụ hẹn hò. Tôi từng trao đổi điều này với 1 Marketer và anh ta định chạy chiến dịch với 50$ CPA (cost per action). Nếu làm như vậy, bạn hầu như ko thu được chút dữ liệu nào với ngân sách 200$, vì chỉ có 4 chuyển đổi xảy ra, số liệu quá ít cho việc phân tích. Tuy nhiên, nếu bạn đưa ra mức 2$ CPA, bạn sẽ thu được 250 chuyển đổi. Để đạt được mức này, bạn đã phải thử nghiệm ít nhất 2 ads và landing pages khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ thu được rất nhiều dữ liệu hữu ích.
Lời khuyên thứ 2 của tôi đó là hãy đơn giản hóa số liệu thu thập được. Đừng để bị choáng ngợp! Hãy thử xem qua chiến dịch đầu tiên mà tôi đã thực hiện từ nhiều năm trước.
Có quá nhiều Marketer thiếu kiên trì. Tôi từng thấy một số bài đăng trên diễn đàn Affiliate Marketing tuyên bố rằng họ sẽ kiếm được 1000$ mỗi ngày trong vòng 6 tháng. Hiếm khi tôi thấy những người như này hiện thực hóa được lời nói của mình. Châm ngôn của tôi là "chậm mà chắc", không nóng vội, không so sánh bản thân với người khác. Nhờ vậy mà ít khi tôi cảm thấy thất vọng hay chán nản.
Hãy tận hưởng quá trình học hỏi để tiến bộ mỗi ngày. Không ngừng nỗ lực và kiên trì chính là chìa khóa của thành công!
Nguồn: ACCESSTRADE - Nền tảng tiếp thị liên kết số 1 Việt Nam