Đừng khinh thường Truyền thông Du kích
Lựa chọn các địa thế hiểm trở, nơi có quân địch thường đi qua để mai phục và đánh úp du kích. Địa thế đó có thể là Zalo, có thể là kênh YouTube Doanh nghiệp, có thể là Website, thậm chí nó có thể là Facebook cá nhân sếp, bảo vệ.
Chuyện tào lao 1
T: Anh ơi, em không hiểu thời gian gần đây bên em có nhiều khách hàng mới và không biết từ đâu!
H.D: Bên em có làm truyền thông ở đâu không?
T: Không anh ạ, bọn em có biết làm truyền thông đâu.
H.D: Vậy em có tham gia network ở đâu không? Hoặc là post gì trên facebook cá nhân không?
T: Cái đó thì có anh ạ, sếp em mới tham gia sự kiện "Doanh nhân quê hương" và có 1 bài post trên Facebook sếp em về việc bọn em xử lý sự cố sau 2h nhận báo lỗi.
Chuyện tào lao 2
Hay cực D ơi, công ty anh kêu gọi anh em lắp đặt, sau khi lắp đặt xong thì chụp ảnh, quay video và post trên Facebook, Youtube của anh em và công ty. Nhiều khách hàng biết đến bọn anh từ mấy cái video và ảnh đó. Mà nhé, chẳng tốn một đồng chi phí.
Chuyện tào lao 3
Nếu công ty bé mà không có tiền làm các chiến dịch truyền thông thì có cách nào để mọi người biết đến mình không?
Dẫn chứng
Trong lời kêu gọi toàn Quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:
“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc”.
Chính lời kêu gọi này của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng lối đánh du kích đã khiến cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam dành chiến thắng trước Thực dân Pháp dã man, tàn bạo.
Biện luận
Trong cuộc chiến đấu ác liệt của thương trường Kinh doanh, muốn chiếm lấy trái tim khách hàng trước vô vàn đối thủ to lớn, lối đánh “du kích” vẫn phát huy rõ vai trò của nó.
Đó là “Truyền thông Du kích”
Truyền thông Du kích là cách mà các Thương hiệu, Nhãn hàng SMEs, dùng các chất liệu, phương thức, cách thức sẵn có của Doanh nghiệp từ chị Lao công, anh Bảo vệ đến chị Nhân sự và ngay cả Giám đốc cùng tham gia vào chiến dịch này.
Họ làm gì, sử dụng vũ khí gì để tham gia vào Truyền thông Du kích?
Không đao to búa lớn, không phải là các gói ngân sách lớn, cũng chẳng cần tạo ra chiến dịch tổng thể nào. Nếu chị lao công thấy yêu Doanh nghiệp của mình, chị ấy có thể chia sẻ hình ảnh của chị ấy trên Facebook, Zalo hay thậm chí chị ấy tự hào và thao thao với hàng xóm hoặc hội chị em phụ nữ địa phương. Bác bảo vệ làm gì á? Bác ấy có thể nở một nụ cười đón khách, bác ấy có thể kể về chiếc bánh sinh nhật mà Công đoàn tổ chức; Anh nhân viên kỹ thuật kể về sự tận tâm làm ra sản phẩm; Sếp thì nói về đam mê, tâm huyết, tầm nhìn và những khách hàng đã chọn Doanh nghiệp...
Vũ khí có thể là câu chuyện, có thể là tấm hình đăng tải Facebook, Zalo; hoặc cũng có thể là buổi livestream Youtube về lễ chào đón đối tác sang thăm Doanh nghiệp...
Bạn thấy đó, chính là dẫn chứng rõ ràng cho việc “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc” đây mà.
Tận dụng tối đa vũ khí sẵn có của mình
Cần hiểu về những vũ khí – chất liệu truyền thông chúng ta có, cách chúng ta truyền thông để đạt hiệu quả tốt nhất. Ví dụ trong một doanh nghiệp thì chất liệu chúng ta sẽ có là: sản phẩm tốt, khách hàng đã sử dụng, không gian nhà xưởng, công nghệ, nhân sự, tự hào văn hoá, câu chuyện trải nghiệm, vân vân, mây mây. Thể hiện chất liệu đấy có thể là một caption hay, một bài viết sâu sắc, một câu chuyện có thật, nó có thể là những tấm hình đời sống hàng ngày, những video thực tế quay từ điện thoại...
Video Content, vũ khí tự chế của Doanh nghiệp
Trong thời chiến tranh du kích, bộ đội của ta cũng tự chế ra được nhiều vũ khí triệt hạ được nhiều quân địch. Chỉ Việt Nam mới có bắn cung, chỉ Việt Nam mới có bẫy xiên chết người. Truyền thông du kích cũng thế, đâu cần phải bỏ ra hàng trăm, hàng tỷ để làm phim oách. Smartphone, điện thoại của chúng ta có thể làm ra các Video Content cho chiến dịch truyền thông của mình. Và đánh du kích với VideoContent là một phương pháp hiệu quả.
Lựa chọn các địa thế hiểm trở, nơi có quân địch thường đi qua để mai phục và đánh úp du kích. Địa thế đó có thể là Zalo, có thể là kênh YouTube Doanh nghiệp, có thể là Website, thậm chí nó có thể là Facebook cá nhân sếp, bảo vệ. Rồi hơn là Instagram, Viber, Linkin, Twiter, Google Map, TV tại sảnh bán hàng, các diễn đàn, group, hội nhóm – cộng đồng networking.
Vậy nhưng Du kích không phải là liều mình ôm bom như trùm khủng bố IS
“Đánh du kích” không có nghĩa là chúng ta ôm bom cảm tử, đánh liều, đánh không có định hướng.
Khi muốn đánh thì chủ động đánh, khi cần rút lui thì chủ động rút lui, đánh nhanh, đánh bền bỉ, đánh mạnh mẽ.
Du kích là khi muốn đánh thì ta chủ động đánh, khi cần rút lui thì ta chủ động rút lui, đánh nhanh, đánh bền bỉ, đánh mạnh mẽ. Trước khi “Dân quân Du kích” triển khai chiến dịch gì, thì cần phải tuân thủ các định hướng, được nói cái gì, cái gì không được nói. Vì rất có thể nếu không có định hướng chung thì chúng ta sẽ đưa ra những thông tin không chính xác, không hợp với chiến lược của thương hiệu Doanh nghiệp.
Chốt lại
Dưới đây là 5 chú ý khi đánh Truyền thông Du kích:
- Có gì dùng nấy: Caption, Bài viết, Câu chuyện, Hình ảnh, Video...
- Không phân biệt giai cấp: Sếp – Nhân viên – Bảo vệ – Lao công..., ai cũng có thể đánh
- Lựa chọn mặt trận hiệu quả: Chọn địa thế hiểm trở, nơi có quân địch đi qua: Zalo, Facebook, Instagram, Website, YouTube...
- Đánh bền bỉ
- Đánh nhanh - Thắng nhanh
Hoàng Dũng có 15 năm tham gia các mặt trận du kích và tự tin về việc hiểu biết các vũ khí tự chế để đánh tan quân địch. Nếu có khoá học về “Đánh du kích trên mặt trận Truyền thông” thì anh chị có READY để tham chiến không? Khoảng 100 slides đã được Hoàng Dũng design tâm huyết chờ cho khoá học đầu tiên bắt đầu.