TMĐT bùng nổ 30%/năm: Khách hàng càng nhiều lựa chọn, chủ shop càng đau đầu vì chi phí
Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam đạt mức 30% với tổng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử (B2C) đạt trên 8 tỷ USD. Cơ hội phát triển kinh doanh với những nhà bán hàng càng lớn nhưng kèm theo đó là bài toán ngày càng khó về kiểm soát tập trung một nơi về tồn kho, đơn hàng, khách hàng, doanh thu, báo cáo của tất cả các gian hàng.
20h, Minh Hằng - cô chủ gian hàng mỹ phẩm BB Shop vẫn ngồi lẩm nhẩm, tích chuột sửa từng số lượng tồn kho của hơn 300 sản phẩm trên Shopee sau khi ngồi đếm hàng và tổng kết cuối ngày. Hằng cho biết: "Buổi tối là lúc khách hàng có nhiều thời gian để mua sắm nên nếu không cập nhật kịp thời số lượng tồn kho, hàng hết mà khách vẫn đặt được trong khi không có hàng giao thì xác định là mất uy tín và nguy cơ cao bị sàn phạt".
Ngoài kênh Shopee, Hằng còn bán hàng trên Facebook nên số lượng tồn kho các loại mặt hàng thường biến động liên tục. Vì thế, tối nào cũng vậy, trước khi kết thúc một ngày làm việc, Hằng đều phải kiểm lại số lượng cho chuẩn để chỉnh tồn kho trên kênh Shopee cũng như kịp thời tư vấn cho khách hàng.
Bất cứ ai khi kinh doanh trên nhiều kênh khác nhau đều gặp phải tình trạng như Minh Hằng. Quản lý tồn kho là công việc không thể coi nhẹ khi bán hàng trên các sàn TMĐT và Facebook, bởi tỷ lệ hoàn thành đơn hàng tương ứng với độ uy tín và khả năng hiển thị cũng như bán được sản phẩm. Đây là hai kênh đang được nhiều nhà bán hàng chú ý bởi sự phát triển nhanh chóng, tiếp cận khách hàng dễ dàng cũng như tốc độ ra đơn nhanh chóng.
Xu hướng bán hàng đa kênh ngày càng phổ biến trên thế giới do thói quen sử dụng công nghệ của giới trẻ. Một nghiên cứu của tạp chí Harvard Business Review năm 2018 cho biết, thế hệ Z dành gấp 2 hoăc 3 lần mua sắm nhiều hơn trên các kênh xã hội so với người tiêu dùng trung bình, với việc mua sắm trên Instagram và Snapchat dẫn đầu. Gen X nghiêng về sở thích mua sắm của Facebook.
Chỉ 9,6% thế hệ Z báo cáo việc mua các vật phẩm trong một cửa hàng vật lý, giá rẻ hơn đáng kể so với các thế hệ cũ của họ (Millennials ở mức 31,04%, thế hệ X ở mức 27,5% và thế hệ Baby Boomers ở mức 31,9%).
Tuy nhiên việc quản lý bán hàng đa kênh lại là thách thức không hề dễ giải quyết của các nhà bán lẻ từ hàng hóa, đơn hàng, khách hàng, báo cáo. Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam vẫn chưa có sản phẩm phần mềm nào được thiết kế riêng cho các nhà bán hàng đang bán trực tuyến đồng thời trên các sàn TMĐT và Facebook. Chính vì vậy, mới đây một doanh nghiệp công nghệ đã cho ra mắt công cụ quản lý dành riêng cho hai kênh này có tên Sapo GO.
Điểm đặc biệt nhất của dịch vụ này là chỉ cần khoản chi phí thấp, các nhà bán hàng có thể quản lý tất cả các gian hàng online trên các sàn TMĐT và Facebook tập trung tại một nơi duy nhất, giúp tối ưu nguồn lực khi bán hàng online, gia tăng trải nghiệm mua hàng của khách.
Ông Trần Trọng Tuyến - CEO CTCP Công nghệ Sapo cho biết: "Người mua bây giờ có quyền lực hơn rất nhiều tạo nên một thách thức của người bán đó là phải chạm tới khách hàng trong những thời khắc họ có nhu cầu và cần tạo ra trải nghiệm mua hàng tốt nhất. Sapo GO cho phép người bán có thể thiết lập và kiểm soát nhiều gian hàng trên sàn và Facebook một cách dễ dàng với một chi phí rất thấp."
Nếu như các nhà bán hàng đang phải "gồng mình" lên hoặc thuê thêm nhân viên để tiếp nhận và giải quyết đơn hàng, đặc biệt trong trường hợp họ có nhiều gian hàng trên các sàn TMĐT và Facebook thì việc quản lý tồn kho, báo cáo thực sự trở thành bài toán nan giải. Dịch vụ này của Sapo sẽ giúp các nhà bán hàng kết nối bán hàng và quản lý nhiều gian hàng trên nhiều sàn và nhiều fanpage Facebook, kiểm soát tập trung một nơi về tồn kho, đơn hàng, khách hàng, doanh thu, báo cáo của tất cả các gian hàng một cách hoàn toàn tự động. Ngoài ra đơn vị này hiện đang kết nối với 8 đơn vị vận chuyển uy tín như Viettel Post, Vietnam Post, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Boxme, Grab, Ahamove, Sapo Express.
Với chiến lược "đo ni đóng giày" cho từng nhu cầu quản lý và kênh bán khác nhau, ông Tuyến cho biết Sapo đang phục vụ sát nhất cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Bất cứ quy mô từ kinh doanh siêu nhỏ, nhỏ hay lớn, online hay kinh doanh cửa hàng, chuỗi cửa hàng, Sapo đều có gói dịch vụ đáp ứng phù hợp.
Theo Cafebiz