Affiliate Marketing là gì?
1. Affiliate Marketing - Tiếp thị liên kết
Tiếp thị là ngôn ngữ quen thuộc với người bán hàng, người làm Marketing. Hễ ra một sản phẩm mới là phải tiếp thị ngay lập tức, không tiếp thị nhanh thì đối thủ sẽ tiếp thị trước, và hiển nhiên nhường thị phần cho đổi thủ. Có bao nhiêu cách tiếp thị sản phẩm? Tôi không nói ở đây vì đối với mỗi sản phẩm, với mỗi Marketer, với mỗi Salesman thì cách tiếp thị sản phẩm lại khác nhau. Mục tiêu cao nhất của tiếp thị là doanh thu.
Tiếp thị liên kết là khái niệm khá mới mẻ. Tiếp thị ở một nơi chưa đủ, cần phải tiếp thị ở nhiều nơi. Tiếp thị ở một hệ thống chưa đủ, cần phải tiếp thị ở nhiều hệ thống. Tiếp thị theo một cách chưa đủ, cần phải tiếp thị ở nhiều cách thức khác nhau. Ví dụ ra một sản phẩm mới là máy lọc nước KIKO. Đầu tiên nghĩ ngay làm một event để tiếp thị truyền thông trực tiếp. Thứ hai là nghĩ đến quảng cáo truyền hình, gia tăng độ phủ trực tiếp đến người xem. Thứ ba là nghĩ đến quảng cáo trực tuyến. Ở một và hai không đề cập ở đây vì phương thức làm khá rõ ràng. Ở ba, có quá nhiều cách để một sản phẩm được tiếp thị đến người dùng. Các kênh báo điện tử, các Social Network, các hệ thống quảng cáo Adnetwork, các mô hình tiếp thị liên kết, các OTT…
Ở mô hình tiếp thị liên kết có nhiều phương thức để làm. Một là tự liên kết với các Affiliator, những người đã có sẵn các công cụ để tiếp thị. Hai là kết hợp với một nền tảng hỗ trợ quảng cáo kiểu tiếp thị liên kết. Không khó để tìm được những nền tảng hỗ trợ quảng cáo này.
2. Ảnh hưởng của tiếp thị liên kết đến CAC và giá trị chuyển đổi tính theo CPA
Tiếp thị liên kết mang lại giá trị như thế nào khi nhiều người còn chưa hiểu về nó. Con số thống kê trực tiếp của tiếp thị liên kết là CAC (Customer Acquistion Cost), CAC là chi phí bỏ ra để mời gọi được người tiêu dùng mua sản phẩm.
Công thức đơn giản nhất của CAC như sau:
CAC = MCC/CA
CAC = Giá mua của khách hàng.
MCC = Tổng chi phí chiến dịch tiếp thị liên quan đến việc mua lại (Không duy trì).
CA = Tổng số khách hàng đã mua.
Nền tảng tiếp thị liên kết sử dụng hình thức quảng cáo CPA (Cost Per Action) làm tiên phong để tính toán giá trị chuyển đổi (Conversion). Khi người dùng hoàn thành một hành động và sinh ra giá chị cho Vendor hoặc Advertiser thì giá trị đó được gọi là CPA thành công, Conversion được ghi nhận. Ở phía bên kia, các Affiliator hoặc Publisher khi tham gia quảng bá sản phẩm cùng nền tảng hỗ trợ quảng cáo tiếp thị liên kết cũng thu được giá trị Commission Revenue. Đây là mấu chốt của sự hứng khởi mà mô hình tiếp thị liên kết mang lại cho Vendor, Advertiser, Affiliator, Publisher. Tất cả cùng thắng trong “cuộc chơi” affiliate marketing.
Như thế, CPA ảnh hường đến CAC như thế nào. Nền tảng tiếp thị liên kết giúp chi phí marketing được tính dễ dàng hơn khi ngân sách chỉ phải chi trả cho những hành động (Action) phát sinh chuyển đổi thực sự. Khi đó MCC được tối thiểu và CA được tối đa. CAC sẽ nhỏ nhất có thể.
3. Giá trị vòng đời mua hàng Customer Lifetime Value CLV và giá trị chuyển đổi Conversions
May mắn thay, tiếp thị liên kết bao hàm tiếp thị lại nhưng chi phí marketing không lớn. Một hành động thành công tạo ra một chuyển đổi thành công (Conversion). Hành động này được nền tảng hỗ trợ quảng cáo tiếp thị liên kết lưu lại, và tính giá trị chuyển đổi trong lần tiếp theo nếu phát sinh một hành động mới thành công. Nghe có vẻ rắc rối nhưng thực ra đó là công thức đúng vì không hề dễ dàng để tạo ra một hành động thành công, một chuyển đổi thành công.
Theo đó, giá trị vòng đời lâu dài của khách hàng tăng theo giá trị chuyển đổi từ hành động thành công của khách hàng trước đó. CLV có công thức khá phức tạp nên không nêu ra ở đây. Lấy một ví dụ đơn giản, một người tiêu dùng trong lần đầu tiên mua sản phẩm. Advertiser lãi 100.000. Lần kế tiếp, cũng chính người tiêu dùng này tiếp tục mua hàng, Advertiser lãi 100.000, tương tự cho các lần thứ ba, thứ tư và thậm chí là thứ năm, Advertiser đều lãi 100.000. Với tiếp thị liên kết thì Advertiser chỉ bỏ ra chi phí marketing nhiều nhất là 5000.000 để mời gọi (Acquistion) trong lần đầu tiên. Các lần tiếp theo chi phí sẽ giảm xuống thấp hơn.
4. Content trong Affiliate Marketing
Không có gì phải bài cãi vì Content vẫn là một vị vua trong Marketing. Giờ đây, Content được sử dụng vượt qua Advertorial và Editorial. Nó trở thành câu chuyện, trở thành kinh nghiệm, trở thành cảm xúc,… được truyền tải lan rộng trong hành động của người tiêu dùng. Khi mua một sản phẩm, người tiêu dùng có xu hướng tìm Content về sản phẩm này, mô tả về sự phù hợp của chức năng sản phẩm, về kinh nghiệm của những người sử dụng trước đó, về chế độ bảo hành của sản phẩm, và về nhất nhiều thứ khác nữa. Cách thức tìm nhanh nhất chính là môi trường internet. Khi đó, affiliate marketing sẽ phát huy tác dụng vì khởi tạo và dẫn dắt người tiêu dùng đến với Content Marketing. Từ nội dung tìm kiếm theo đúng nhu cầu, Affiliate Marketing tiếp tục đưa người tiêu dùng đến nơi mà nhu cầu của họ sẽ được thoả mãn ngay lập tức. Tiếp theo, người tiêu dùng thoả sức lựa chọn đúng nhu cầu, và chính họ trở thành khách hàng thường xuyên của nền tảng hỗ trợ quảng cáo tiếp thị liên kết, trở thành khách hàng tiềm năng của Advertiser, trở thành Unique Visitor của Publisher.
Mối liên hệ mật thiết của tất cả các đối tượng nêu trên tạo ra một xu hướng mạnh mẽ hơn cho marketing của năm 2016 và xa hơn nữa. Đó chính là tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing.