23 Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website E-commerce
Nếu bạn đang vận hành một website bán hàng online (E-commerce website), bạn có thể ứng dụng các cách này cho website E-commerce của mình hoặc cho các sản phẩm của mình trên các trang thương mại điện tử (TMĐT).
Video 7 bước tăng chuyển đổi lên 60%
Tỷ lệ chuyển đổi tốt đối với website E-commerce là bao nhiêu?
Không có giá trị cụ thể cho câu hỏi này, nhưng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) tốt là con số tốt hơn con số bạn đang có trong tay.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi, nên rất khó để so sánh giữa website này với website khác. Chất lượng traffic là yếu tố đóng góp chính trong kết quả về chuyển đổi, thường chiếm khoảng 1-2%.
23 cách tăng tỷ lệ chuyển đổi đối với website E-commerce
1. Hình ảnh sản phẩm chất lượng
Nếu có thứ gì đó giúp website của bạn bán được hàng, đó chính là hình ảnh.
Khách hàng muốn biết họ sẽ nhận được gì, nên một trong những chiến thuật để tăng chuyển đổi chính là sử dụng hình ảnh sản phẩm chất lượng cao (độ phân giải cao).
Hãy thể hiện hình ảnh sản phẩm ở nhiều góc độ khác nhau, có chế độ phóng to chi tiết ảnh, có thể click và mở ra toàn bộ ảnh.
2. Nội dung mô tả sản phẩm xuất sắc
Mô tả sản phẩm rất quan trọng. Vai trò của nó là cung cấp đủ thông tin cho người mua để họ tự thuyết phục bản thân quyết định mua hàng là đúng đắn. Nội dung này phải đầy đủ và thông tin hoàn chỉnh, không che giấu.
Độ dài thế nào? Thường sẽ có 1 phiên bản rút gọn và 1 phiên bản dài.
Phiên bản ngắn hơn sẽ nói lên những điểm cốt lõi để bán hàng. Các thành phần thường bao gồm:
- Sản phẩm này dành cho ai?
- Nó sẽ làm được gì?
- Tại sao nó tốt?
Phiên bản dài nên trả lời các câu hỏi của khách hàng tiềm năng. Nếu ai đó đọc hết mà vẫn còn nghi ngại, thì chưa được. Nội dung xuất sắc là khi chỉ đọc tới 1/2 nội dung, họ sẽ bỏ phần còn lại và tiến hành đặt hàng.
Một số sản phẩm trên Amazon còn thể hiện mô tả và giải thích sản phẩm một cách trực quan, cũng như nhiều chi tiết kỹ thuật để trả lời mọi câu hỏi của khách hàng.
3. Video sản phẩm
Hình ảnh tốt, nhưng video còn tốt hơn, đây là bước tiếp theo trước khi thực sự chạm hay cảm giác.
Các sản phẩm trên Zappos (bán giày) hầu như đều có video cho sản phẩm của mình.
4. Sản phẩm theo yêu cầu
Nhiều người thích “độ” sản phẩm. Nó tạo ra cảm giác sở hữu thực sự. Khi bạn dành thời gian thay đổi cấu tạo mặc định của sản phẩm, nó không còn đơn thuần là sản phẩm nữa, nó là sản phẩm của bạn.
Hãng máy tính Dell rất nổi tiếng trong việc cung cấp cấu hình sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
5. Giao hàng miễn phí
75% người mua hàng online thích giao hàng miễn phí, thậm chí là đối với đơn hàng giá trị thấp. Có đến 47% người cho biết họ sẽ bỏ giỏ hàng nếu khi thanh toán họ thấy mình bị tính phí ship. Nhiều doanh nghiệp E-commerce biết điều này nên cũng chấp nhận giao hàng miễn phí, tất nhiên kèm theo một ít điều kiện.
Khi doanh nghiệp giới thiệu với khách hàng họ có dịch vụ giao hàng miễn phí, tỷ lệ convert tăng 50%.
Bạn vẫn có thể tính phí giao hàng, tuy nhiên phải đề cập tới khoản phí này trước, và cũng nên tính theo một mức chung nào đó thay vì phí theo từng sản phẩm.
6. Có khu vực riêng cho các sản phẩm giảm giá hoặc khuyến mại đặc biệt
Nếu bạn thường xuyên có chương trình giảm giá, khuyến mại,… thì nên tạo một khu vực cho những nội dung này (và phải đặt tại nơi dễ nhìn thấy).
7. Giảm rời bỏ giỏ hàng
Rời bỏ giỏ hàng nghĩa là mất đi những khách hàng đang trong tiến trình thanh toán.
Có tới 2/3 người mua hàng online rời giỏ hàng trước khi mua. Nghiên cứu cho thấy việc này liên quan rất lớn tới sự thay đổi hành vi của khách hàng: Khi họ đã có nhiều kinh nghiệm mua sắm online rồi, thường họ sẽ có xu hướng so sánh giữa các shop thay vì thẳng tiến đến khâu thanh toán.
Đây là 5 lý do hàng đầu người ta rời bỏ giỏ hàng:
- Giá cao: Nếu sản phẩm của bạn tương đồng với đối thủ, thường người ta sẽ chọn theo gió. Nếu giá của bạn tốt nhất, hãy cho họ biết. Nếu không thắng, hãy truyền đạt giá trị gia tăng.
- Phụ phí: Bạn có tính phí ship không? Nếu có thì hãy xem lại điều này.
- Phiền phức: Bạn đòi hỏi quá nhiều data hoặc thúc giục đăng ký.
- Nghi ngờ: Món đồ này có vừa vặn không? Có trả lại hàng được được không? Có dùng live chat để giải quyết mối bận tâm của họ không?
- Truy cập chậm: Tăng tốc website.
Vậy đâu là lý do thực sự?
Cách đây vài hôm, mình có nhắc đến việc dùng heatmap và video quay màn hình phiên truy cập. Bạn phải dành nhiều giờ để nghiên cứu đâu là hành vi thực sự của khách hàng thông qua công cụ này.
Bám đuôi người bỏ giỏ hàng
Một cách hiệu quả để giảm tỷ lệ rời giỏ hàng là bám đuôi bằng email. Một số best practice trong chiến thuật này là:
- Luôn thu thập email trước, trong trường hợp họ rời giỏ hàng thì bạn đã có email trong tay rồi
- Email bám đuổi phải được gửi càng sớm càng tốt, gửi tiếp 1-2 emails bám đuổi.
- Theo dõi hiệu quả những email này: tỷ lệ mở email, CTR và tỷ lệ chuyển đổi.
8. Giữ nguyên giỏ hàng, không xóa sản phẩm
Một hành vi phổ biến là đưa sản phẩm vào giỏ hàng rồi quay lại sau cách đó vài ngày hoặc vài tuần, vì vậy phải lưu cookie giỏ hàng để khi họ trở lại vẫn thấy các sản phẩm đã chọn.
Một phương án khác là hỏi khách hàng xem họ có muốn lưu thông tin lại không.
9. Hiện thông tin liên hệ, mở live chat
Đây là các thông tin thể hiện sự tin cậy, cho thấy bạn là một doanh nghiệp thực sự.
10. Có các thông báo tiến trình rõ ràng
Khách hàng sẽ muốn biết mình đang làm tới đâu, giai đoạn nào trong toàn bộ quá trình đặt hàng. Đó là lý do bạn nên hiển thị các thông tin này trong quá trình họ thao tác.
11. Giải quyết sự phân vân
Nếu khách truy cập không bao giờ mua hàng từ bạn, họ đang có gì đó phân vân trong lòng. Hãy lập danh sách các trở ngại và nghi ngờ và giải quyết nó trên các trang sản phẩm, và ngay trong giỏ hàng.
12. Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán
Nên có nhiều phương thức thanh toán vì 2 lý do:
- Nhiều người e ngại sử dụng một số phương thức thanh toán trên những website mình chưa từng mua hàng bao giờ.
- Nghiên cứu cho thấy 50% khách hàng sẽ bỏ giỏ hàng nếu họ không thấy phương thức thanh toán quen thuộc của mình.
13. Tuyên bố giá trị mạnh mẽ
Đừng quên điều này. Khi khách truy cập mới vào website của bạn, họ phải kiểm tra xem website này đang bán sản phẩm gì trong vòng vài giây. Nếu bạn không tuyên bố giá trị của mình, bạn sẽ mất rất nhiều khách hàng tiềm năng.
14. Tìm kiếm tốt hơn
Một nửa khách truy cập duyệt trang E-commerce thông qua tìm kiếm. Ở khung tìm kiếm, hãy sử dụng đề nghị tự động khi người dùng nhập từ khóa.
15. Bộ lọc tốt
Càng nhiều lựa chọn thì càng khó lựa chọn. Hãy giải quyết điều này bằng bộ lọc. Càng nhiều lựa chọn, bạn cần cung cấp bộ lọc tốt hơn. Vai trò của bộ lọc là việc tìm được sản phẩm phù hợp dễ dàng hơn.
16. Form đăng ký ngắn
Thành công trong việc dẫn dắt khách hàng đi qua toàn bộ các bước của quá trình thanh toán phụ thuộc nhiều vào form, càng nhiều trường thông tin phải điền, càng nhiều trở ngại.
Cứ bám vào những thông tin cốt lõi, đừng yêu cầu những thông tin không cần thiết.
17. Đơn giản hóa việc nhập thẻ thanh toán
Nhiều người còn không biết CVV là số gì hay khó khăn trong việc tìm ra số thẻ tín dụng, công việc của bạn là làm cho quá trình này càng dễ dàng càng tốt.
18. Luôn hiện nội dung giỏ hàng ra ngoài
Đừng cho rằng người ta click nút thêm vào giỏ hàng là xong, cho dù là có sản phẩm trong giỏ hàng đi nữa thì cũng chưa chắc người ta mua nó.
Giải pháp ở đây là luôn đưa nội dung giỏ hàng ra ngoài ở bất kỳ trang nào trên web, liên tục nhắc họ nhớ tới những món họ sẽ mua.
19. Đăng ký tài khoản sau khi hoàn thành toàn bộ quá trình
Đừng thúc khách hàng đăng ký tài khoản, thay vì vậy hãy cho họ đăng ký (nhưng âm thầm tạo tài khoản) chỉ cần nhập tên và email là đủ, bạn tự động tạo mật khẩu và email cho họ khi họ hoàn thành đơn hàng, còn thay đổi thông tin thì làm sau.
20. Đánh giá (review) sản phẩm
Review sản phẩm tác động rất lớn đến quyết định mua hàng, nên hãy thu thập các đánh giá và đưa lên website của bạn. Đừng xóa các đánh giá tiêu cực, chúng thực sự giúp ích cho việc bán hàng đấy.
21. Upsell thông minh
Bán chéo hoặc bán upsell giúp tăng giá trị trung bình của đơn hàng. Nguyên tắc của upsell là chỉ bán sản phẩm liên quan, và giá các sản phẩm được mời mua phải rẻ hơn ít nhất 60% so với khi chi mua mỗi sản phẩm đó.
22. Nút CTA - Kêu gọi hành động to, rõ
Trải nghiệm người dùng cần mượt mà nhất có thể. Mượt mà theo nghĩa là người dùng không bao giờ phải bỏ công tìm thứ gì. Mọi thứ cần được rõ ràng, không phải nhọc công tìm nút Thêm vào giỏ hàng hoặc Thanh toán.
Vì vậy các nút CTA cần to, rõ, và không nên dùng text link. Màu sắc và ngôn từ trên các nút cũng quan trọng, bạn cần phải test những thứ này.
23. Cho phép đặt trước
Nếu sản phẩm khách muốn mua đã hết hàng, bạn có thể đề nghị họ đặt trước để khi nào có hàng thì giao, khách hàng sẽ có chỗ dừng chân.