Google Analytics là gì? 9 KPI quan trọng thành công website
Mỗi doanh nghiệp hiện nay đều có ít nhất một website cho thương hiệu hay sản phẩm của mình, nhưng để có thể theo dõi và quản lý tình trạng website, thì Google Analytics là một phần không thể thiếu.
Vai trò mà Google Analytics mang lại cho website là rất quan trọng. Nó giúp bạn biết được hiệu quả tổng thể của một website, nhờ đó có thể đo lường được hiệu quả của các chiến dịch đang thực hiện.
Google Analytics là gì?
Công cụ Google Analytics (hay còn gọi là GA) là một công cụ miễn phí dùng để phân tích website, giúp bạn phân tích và theo dõi lưu lượng truy cập trang web của mình, được Google tạo ra vào tháng 11 năm 2005.
Để có thể đánh giá website có đạt được thành công hay không, ngoài việc bạn phải nắm rõ được các KPI quan trọng trong Google Analytics, thì bạn cần phải biết rõ được mục tiêu KPI trên trang web của mình. Hiện tại, điều gì bạn muốn đạt được nhất trên website?
Thông thường trên một trang web sẽ có 2 mục tiêu KPI chính:
Mục tiêu 1: Giúp bạn đạt được doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Sản phẩm trên trang web bán được thật nhiều
- Số lượng hiển thị trên công cụ tìm kiếm
- Số lần truy cập website càng nhiều càng tốt
Mục tiêu 2: Giúp bạn nắm được những dữ liệu của khách hàng tiềm năng, từ đó đưa ra những chiến dịch chăm sóc, khuyến mãi phù hợp
- Số lượng tải xuống tài liệu PDF
- Đăng ký nhận tư vấn, bản tin
- Lượt xem blog, video sản phẩm
Khi bạn đã rõ được mục tiêu KPI mình muốn rồi, chúng ta bắt đầu nắm bắt rõ hơn về cách sử dụng Google Analytics qua 9 KPI quan trọng của GA.
9 KPI quan trọng cần cải thiện để tăng chuyển đổi
Menu báo cáo của Google Analytics.
Đây là bản menu báo cáo của GA bao gồm 5 mục chính, thể hiện đầy đủ các KPI quan trọng của website:
- Realtime (Thời gian thực)
- Audience (Đối tượng)
- Acquisition (Chuyển đổi)
- Behavior (Hành vi)
- Conversions (Chuyển đổi)
1. User trong “New vs Returning”
Mục này của Google Analytics sẽ giúp bạn xác định được chính xác tỷ lệ người dùng cũ quay lại và tỷ lệ người dùng mới truy cập vào website bạn.
*Để vào mục này: Audience (Đối tượng) –> Behaviour (hành vi) –> New vs Returning (Khách mới và khách cũ).
Nếu chỉ số người dùng cũ của bạn cao gần bằng 1/2 hoặc hơn với người dùng mới, điều đó chứng tỏ website bạn đang làm content marketing rất tốt.
Khi trang web của bạn có nhiều khách hàng cũ quay lại, điều đó chứng tỏ website đang có rất nhiều khách hàng trung thành. Việc này giúp bạn có thể phát triển các chiến dịch thương hiệu dễ dàng hơn và được xếp hạng tốt trên SERPs (công cụ tìm kiếm) của Google.
Ngoài ra bạn có thể so sánh được hiệu quả giữa các nguồn của khách truy cập mới và cũ để biết được khách truy cập từ nguồn nào.
Bằng cách nhấp vào nút Secondary dimension (thứ nguyên phụ) và chọn Source (nguồn):
2. Sessions trong Frequency & Recency
*Để vào mục này: Audience –> Behaviour –> Frequency & Recency (Tần suất truy cập)
Phần này giúp bạn xác định rõ hơn khách hàng cũ đã quay lại website của bạn bao nhiêu lần bằng Count of Session (số lượng phiên), và số lượng xem trang của từng phiên. Nhờ đó bạn biết được khách truy câcậpp nào là thường xuyên, khách nào mới 2 hay 3 lần…
Khi bạn biết số lần của khách cũ truy cập website, chúng ta có thể tập trung vào những chiến lược phù hợp với từng đối tượng đó.
Số lần xem trang cao hay thấp sẽ cho bạn biết được content của bạn có mang đến sự thú vị khi khách truy cập hay không.
Đọc thêm: Hướng dẫn tăng điểm chất lượng Google AdWords 2019
3. Sessions Duration trong Engagement
*Để vào mục này: Audience –> Behaviour –> Engagement (Mức độ tương tác)
Đây là mục bạn sẽ biết được thời gian khách truy cập website của mình nhờ Session Duration (thời gian của phiên).
0 – 10 giây: Đây là nhóm khách hàng truy cập đầu tiên và thoát ra liền trong khoảng thời gian từ 10 giây trở xuống.
Nhờ biết được thời gian, bạn có thể chia ra được nhiều nhóm khách hàng khác nhau để có các chiến lược phù hợp hơn. Qua đó bạn cũng biết được content trên các trang của web có đáp ứng đúng nhu cầu của khách truy cập mong muốn không, để có thể cải thiện cho tốt hơn.
4. Bounce rate
Chỉ số Bounce rate (tỷ lệ thoát) giúp bạn biết được tỷ lệ khách thoát khỏi trang web của bạn sau khi truy cập. Nếu như trang web của bạn đang thực hiện các chiến lược quảng cáo tìm kiếm trên google, nhưng chỉ số bounce rate cao, cho thấy được nội dung trên trang đích của bạn không phù hợp với khách hàng.
Những yếu tố có thể dẫn đến bounce rate cao bao gồm:
- Thiết kế website, content không tốt
- Landing page không chính xác với người dùng
- Thông tin họ đang tìm kiếm không đúng
- Lỗi kỹ thuật dẫn đến thời gian web tải chậm
Tuy nhiên có những bài viết có số lượt truy cập cao và bounce rate cũng cao. Trong trường hợp này không phản ảnh được bài viết không tốt, mà bạn phải xem qua thời gian trung bình ở lại trên trang web.
Chúng ta chỉ có thể đánh giá được thành công khi xem tỷ lệ thoát của cả trang web. Nếu như trang web của bạn có tỷ lệ thoát cao nên phân tích sâu hơn và rõ hơn ở từng mục của trang web.
5. Organic SERPs
*Để vào mục này: Acquisition –> Overview (Tổng quan)
Trong phần này bạn có thể xem rõ được số lượng người dùng truy cập tự nhiên (Organic search) qua google tìm kiếm mà không phải trả tiền.
Để phát triển website lâu dài, bạn cần thực hiện các chiến lược content marketing và SEO thật tốt để có lượng tìm kiếm tự nhiên cao, phát triển thương hiệu, tăng chuyển đổi cho doanh nghiệp.
6. All Campaigns
*Để vào mục này: Acquisition –> Campaigns –> All Campaigns (Tất cả chiến dịch)
Phần All Campaigns trong Acquisition (chuyển đổi), giúp bạn theo dõi tất cả các chiến dịch bạn đang thực hiện có tốt không. Bạn nên theo dõi các chiến dịch, bằng cách thêm những tham số theo dõi vào các URL của bản tin, sau đó sẽ được xác định bởi Google Analytics.
Hoặc bạn có thể xem tổng lượt truy cập rõ ràng qua các nguồn hay phương tiện khác nhau: Acquisition –> All Traffic –> Source/medium (Nguồn/ phương tiện)
7. Average Page Load Time
*Để vào mục này: Behavior –> Site Speed –> Overview
Trong phần này bạn có thể xem được Average Page Load Time (tốc độ tải trung bình) trang web hiện tại của mình.
Nếu như khách hàng phải chờ quá lâu để truy cập được trang web của bạn, rất có thể họ sẽ thoát ra ngay. Việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến KPI, bounce rate trang web của bạn tăng lên; tốc độ tải cũng ảnh hưởng đến xếp hạng trang web trên công cụ tìm kiếm Google.
Do đó bạn cần phải luôn tối ưu trang web của mình để có được tốc độ tải trang càng ngắn càng tốt, từ đó làm tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch của mình.
8. Average time on page
*Để vào mục này: Behavior –> Site Content –> All pages
Phần này giúp bạn biết được thời gian khách ở lại các trang có lâu không nhờ Average time on page (Thời gian trung bình trên trang), bạn có thể đánh giá được content các trang hiện tại của bạn thực hiện có đủ hấp dẫn, thú vị để thu hút đúng đối tượng khách hàng.
Bạn còn có thể biết được trang nào đang được khách quan tâm nhất, để có thể đưa các chuyển đổi phù hợp cho khách hàng.
9. Coversions Rate
*Để vào mục này: Conversions –> Goals –> Overview
Bạn có thể xác định rõ Coversions rate (tỷ lệ chuyển đổi) mục tiêu cụ thể qua phần này. Ví dụ như:
- Tải tài liệu
- Mua sản phẩm
- Đăng ký nhận bản tin, sự kiện, khóa học
- Đăng ký tư vấn
Mỗi ví dụ là một chuyển đổi, tùy thuộc bạn muốn đặt mục tiêu cụ thể như thế nào.
Kết luận
Qua 9 chỉ số KPI, bạn đã biết được làm thế nào để Google Analytics được hiệu quả cho website của bạn. Đừng bao giờ chỉ dựa vào một chỉ số, và chỉ số doanh số của cửa hàng online của bạn đang tăng lên không có nghĩa lợi nhuận cũng tăng theo.
Chi phí bạn bỏ ra cao, thậm chí có thể nhiều hơn doanh số, điều này làm cho lợi nhuận ít hơn; hoặc lỗ nếu bạn chỉ tập trung vào một chỉ số doanh thu. Bạn nên xác định rõ mục tiêu phù hợp cho trang web để có thể đưa ra đúng mục tiêu KPI, từ đây việc theo dõi trên Google Analytics sẽ tốt hơn rất nhiều.
* Nguồn: Ryte Magazine