10 cách để “giết” một thực tập sinh
Sẽ không ai dạy bạn cách để “giết” một thực tập sinh cả… Thay vào đó, tôi đã thành công khi “giết” thực tập sinh của mình bằng cách vô tình làm họ tổn thương.
Bài viết thể hiện quan điểm của ông Tommy Means - Giám đốc sáng tạo của Mekanism.
Từng phỏng vấn nhiều thực tập sinh nên tôi đồng cảm với sự cố gắng của họ. Nhưng dù thực tập sinh là một người trẻ và tài năng thì cũng không dễ dàng tìm được việc làm trong ngành quảng cáo nếu như họ không có nguồn lực và mối quan hệ.
Apollo 51 là chương trình được lập ra bởi mạng lưới 18 agency, (bao gồm Droga5, BBH, BBDO, Grey và Mekanism) với mục đích giúp đỡ các bạn trẻ tài năng có mong muốn phát triển sự nghiệp trong ngành quảng cáo. Chúng tôi đã tạo ra những chương trình thực tập đa dạng, giúp các bạn creative mới có thể trải nghiệm nhiều vị trí từ những cấp độ thấp nhất.
Dưới đây là 10 lời khuyên hữu ích trong việc triển khai các chương trình thực tập dành cho creative.
Rõ ràng trong yêu cầu tuyển dụng
Các thực tập sinh cần được biết trước rằng: thực tập xong chưa chắc sẽ có một công việc full-time. Để giúp các thực tập sinh không cảm thấy thất vọng hay buồn bã khi không nhận được việc làm tại nơi thực tập, bạn có thể giúp họ tìm việc làm khác bằng mối quan hệ và nguồn lực của mình.
Truyền đạt mục đích của bạn
Hãy tưởng tượng ngày làm việc đầu tiên của một thực tập sinh với bộ đồ mới cùng tâm trạng háo hức đi tới bộ phận creative bận rộn và đội ngũ creative cần tạo được ấn tượng tích cực đầu tiên với thực tập sinh.
Cũng trong ngày làm việc đầu tiên của thực tập sinh, người hướng dẫn cần giới thiệu về lịch sử ra đời, quá trình phát triển của công ty và các công việc mỗi thực tập sinh cần làm; đồng thời đặt ra những mục đích và kết quả mà thực tập sinh cần phải đạt được trong quá trình thực tập.
Tạo mối quan hệ với người hướng dẫn
Thực tập sinh cần tạo mối quan hệ tốt với người hướng dẫn của mình, bởi vì đây là người sẽ trực tiếp làm việc và truyền đạt kinh nghiệm cho bạn. Hãy tận dụng cơ hội này để học tập và trau dồi bản thân trong khoảng thời gian được làm việc khi có người sẵn sàng giúp đỡ mình bất cứ lúc nào.
Ngoài người hướng dẫn, các thực tập sinh nên tạo mối quan hệ với mọi người trong công ty, học hỏi từ nhiều người sẽ giúp bản thân biết thêm những kiến thức mới.
Đặt ra những thử thách với thực tập sinh
Đối với những thực tập sinh trong bộ phận creative, người hướng dẫn cần đưa ra những thử thách hay nhiệm vụ khó để thực tập sinh có thể được làm việc hết khả năng và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Để làm được việc này, những chương trình thực tập phải được mô phỏng như một đội ngũ creative của agency mới có thể đưa ra các dự án để thực tập sinh được cọ xát thực tế.
Thay vì chê trách những thực tập sinh, hãy đưa họ đối mặt với những thử thách và bạn sẽ hỗ trợ họ vượt qua.
Đừng giấu thực tập sinh khỏi khách hàng
Khi còn là một creative trẻ tuổi, tôi chưa bao giờ gặp một khách hàng cho đến khi tôi bước chân vào nghề. Nên tôi hiểu được rằng, mỗi thực tập sinh luôn ẩn chứa trong mình những ý tưởng sáng tạo, mới lạ và mong muốn được một lần trình bày trước khách hàng.
Cơ hội tiếp xúc với khách hàng giúp thực tập sinh sớm có những trải nghiệm thực tế, kiến thức chuyên môn và kĩ năng để phát triển bản thân.
Để thực tập sinh được làm việc như một creative thực sự
Trong bộ phận creative, thực tập sinh thường được giao những công việc nhỏ nhất, nên dù cho có làm việc chăm chỉ thì thực tập sinh cũng chỉ chiếm một vai trò rất nhỏ trong dự án của team creative.
Do đó, cần phải tạo ra một chương trình để các thực tập sinh có thể thực hiện một dự án từ brief đến hoàn thành. Việc này sẽ giúp các thực tập sinh được trải nghiệm công việc của một creative thực sự.
Tổng duyệt cho những cuộc pitching lớn
Một ý kiến cho rằng: “Một team gồm những creative kể chuyện và đưa ra ý tưởng thường là phần hay nhất trong một ngày của client, nếu không phải là một tuần của họ”.
Diễn tập trước khi pitching đóng vài trò quan trọng để bán một ý tưởng và các bạn trẻ creative hiếm khi được dạy điều này. Hãy để những thực tập sinh được theo dõi các team creative chuyên nghiệp đang tập luyện cho một buổi pitching lớn để thực tập sinh có thể học hỏi những kỹ năng để pitch cho những ý tưởng riêng của mình.
Thực tập sinh cần hiểu về văn hoá của công ty
Điều duy nhất tạo nên sự khác biệt và khả năng sáng tạo của chúng ta là nằm ở văn hoá. Tại công ty của tôi mọi người luôn dành cho các thành viên của mình sự cổ vũ nồng nhiệt khi tham gia bất kỳ một cuộc thi nào.
Và chúng tôi cũng thực hiện điều tương tự cho các thực tập sinh của mình khi họ trình bày portfolio. Điều này khiến tôi cảm thấy hài lòng khi các thực tập sinh đang dần hoà nhập vào văn hoá nơi tôi đang làm việc.
Vì vậy, trước khi bạn gửi thực tập sinh của mình ra bên ngoài để họ tìm kiếm những công việc đầu tiên, bạn cần chắc chắn về khả năng thích ứng của thực tập sinh đối với văn hoá của từng công ty. Họ cần phải biết cách phân biệt và thấu hiểu sự khác nhau đó.
Một portfolio ấn tượng
Một portfolio không tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng, thực tập sinh có thể đánh mất cơ hội có được một công việc mơ ước.
Để một thực tập sinh creative có được những dự án, sản phẩm đưa vào portfolio của mình bạn phải để cho tất các thực tập sinh cùng làm trên một brief. Đây là cơ hội để các thực tập sinh đều có thể đưa ra những ý tưởng và nêu lên suy nghĩ cá nhân.
Thực hành bằng cuộc phỏng vấn giả định
Trong tuần cuối của chương trình Apollo 51, chúng tôi nhận thấy các thực tập sinh của mình đang thiếu một kỹ năng quan trọng nhất đó là “Làm thế nào để chiến thắng một cuộc phỏng vấn?”. Chúng tôi đã tiến hành thực hiện những cuộc phỏng vấn thử để các thực tập sinh có thể trình bày những portfolio của mình. Qua đó chúng tôi sẽ đưa ra một số lời khuyên để giúp họ tìm được công việc phù hợp với bản thân.
Hoàng Hiền / Brands Vietnam
* Nguồn: Ad Age