Kỷ nguyên mới mở ra cho Product Manager
Product Manager là gì?
Product Manager hay còn gọi là người quản lý sản phẩm, gọi tắt là “ PM” ,cụm từ này rất khó có thể định nghĩa chính xác vì thế một số người lầm tưởng mà nghĩ rằng công việc chính của PM sẽ là: viết code, thiết kế đồ họa, ký kết hợp đồng hay lên kế hoạch PR,...
Nhưng thực tế, PM chính là người quản lý sản phẩm, chịu trách nhiệm chính, dẫn dắt và liên kết các bộ phận với nhau để cùng thực hiện mục tiêu nhất định. Nói một cách dễ hiểu hơn thì PM chính là cầu nối giữa UX, Technology và Business.
Rõ hơn:
Mô tả vị trí của Product Manager
Business: PM là người tìm cách gia tăng tối đa giá trị của sản phẩm.
Technology: PM không cần thiết phải là người viết code nhưng bạn phải nắm được công nghệ và kỹ thuật xây dựng nên sản phẩm của mình để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn.
User Experience: PM là người lắng nghe và thấu hiểu trải nghiệm của người sử dụng.
Vì vậy, tóm lại công việc của PM sẽ là:
Hỗ trợ cho đồng đội của mình hoàn thiện sản phẩm sao cho phù hợp với người tiêu dùng.
Nhiệm vụ của Product Manager trong team ( công ty ) là gì?
Vì PM là người có tầm quan trọng rất lớn đối với sản phẩm nên nhiều người nghĩ rằng vai trò của họ gần giống như CEO. Xem PM như là “ cha đẻ” của sản phẩm, nhưng thực chất điều này có phần phóng đại tầm ảnh hưởng và quyền hạn thực tế của PM. Thực tế, PM chỉ là “ người lãnh đạo” của nhóm xây dựng và phát triển sản phẩm mà thôi.
1. Thấu hiểu sản phẩm và thị trường
Thấu hiểu sản phẩm và thị trường
Hiểu rõ sản phẩm và thị trường là điều quan trọng đầu tiên của một PM. Khi đã là PM thì nhất định bạn phải hiểu rõ từng chi tiết sản phẩm của mình hơn bất kỳ ai. Tuy nhiên, chỉ dừng ở mức hiểu sản phẩm thôi vẫn chưa đủ mà bên cạnh đó bạn còn phải hiểu thị trường tiềm năng, nắm bắt được tâm lý khách hàng hiện tại và cả nhóm khách hàng mà bạn muốn hướng đến.
Không dừng lại ở đó, PM phải có khả năng định hướng những bước đi kế tiếp, những mục tiêu mà sản phẩm sắp hướng đến. Và quan trọng hơn là phải nắm bắt sản phẩm của đối thủ. Ví dụ bạn đang là PM của một công ty phần mềm công ty và đang chịu trách nhiệm về các tính năng của hệ thống crm và máy pos của BookOke thì bạn nên nghiên cứu thêm về bePos, ATP,...
2. Đứng ở góc độ của người dùng cuối
Đứng ở góc độ của người dùng cuối
Ở đây có nghĩa là PM sẽ phải là người thấu hiểu được khách hàng của mình mong muốn điều gì để từ đó nói lên những vấn đề mà họ gặp phải để khắc phục nhanh chóng.
Ví dụ: Một khách hàng đang rất bực mình về vấn đề mỗi lần đăng nhập thì lại phải nhập mật khẩu, như thế rất bất tiện. Thì công việc của PM phải nắm bắt được và thúc giục đội ngũ của mình cung cấp tính năng tự động lưu mật khẩu.
3. Chú trọng đến giao diện và trải nghiệm người dùng ( UI/UX )
UI/UX
Là PM trong lĩnh vực technology thì bạn đều phải tầm quan trọng của UI/UX. Một sản phẩm muốn tồn tại lâu trên thị trường thì phải có một UI cực kì đơn giản và dễ dùng. UX cũng phải được đảm bảo. Thử đặt vấn đề, nếu một ứng dụng nào đó ra mắt nhưng UI lại quá phức tạp , UX không mượt mà thì bảo đảm người tiêu dùng sẽ “ một đi không trở lại”. Đến hiện tại, khi công nghệ 4.0 đang “ làm mưa làm gió” thì tầm quan trọng của UI/UX lại càng được nâng lên. Chính vì vậy, là một PM nhất định bạn phải đảm bảo UI/UX thật hoàn hảo.
4. Sản phẩm “ thật “
Sản phẩm luôn hướng đến sự thật
Khi trở thành một Product Manager, bất cứ những tính năng mà bạn mang đến cho người dùng đều phải có căn cứ và những số liệu cụ thể. Bạn phải thấy được rằng nó thực sự cần thiết và người dùng mong muốn được trải nghiệm. Theo lý thuyết, tính năng ấy rất hữu dụng, thế nhưng trớ trêu rằng người dùng lại không sử dụng. Vậy bài toán đặt ra là bạn phải làm sao cho tính năng ấy “ nổi bật” bằng cách thay đổi thiết kế. Cuối cùng, bạn thu thập dữ liệu và đi đến kết luận. Đừng bao giờ đoán mò mà phải thực thi nó.
5. “Góp gió thành bão”. Hợp tác cùng đồng đội
Hợp tác cùng đồng đội
Trách nhiệm là cầu nối nên PM ngoài việc hợp tác với khách hàng thì PM cần phải chủ động hỗ trợ và hợp tác với các bộ phận Sales, Marketing, IT. Bên cạnh đó, bạn cũng phải cộng sự với các Project Managers, Business Analysts và Developers.
Điều này cực kỳ quan trọng bởi họ là người dựng nên sản phẩm của bạn, và nhiệm vụ của bạn là làm sao để họ cũng thấu hiểu sản phẩm giống như bạn. Một Product Manager giỏi luôn có một tầm nhìn tốt cho sản phẩm và biết cách “ chèo lái” làm sao để sản phẩm đi đúng theo mục tiêu.
6. Nhạy cảm với sự thay đổi và chịu bứt phá
Thay đổi và bứt phá
Nếu bạn là một Product Manager thì nhạy cảm với sự thay đổi là một tố chất nên có. Khi mà thời đại công nghệ vượt trội đang phát triển, hàng ngày hàng giờ thậm chí là mỗi phút mỗi giây lại có những phát minh mới ra đời, nếu bạn không chấp nhận thay đổi mình thì chắc chắn sản phẩm của bạn sẽ “ lạc hậu”, mà gay gắt nhất là trong lĩnh vực công nghệ, có thể chỉ cần qua một đêm thì bạn đã trở nên “ lỗi thời” là điều không khó gặp. Cho nên, nhất định phải thích nghi với sự thay đổi và biến chuyển liên tục của xã hội và học cách thích nghi nó. Đừng bao giờ “ ngủ quên trong chiến thắng” mà hãy xem đó là động lực để nghĩ ra nhưng xu hướng mới tạo bạo hơn.