Case study: Các thương hiệu cao cấp thành công với Affiliate Marketing như thế nào?
Các thương hiệu cao cấp có rất nhiều tiềm lực và cơ hội với Affiliate Marketing. Tuy nhiên không nhiều thương hiệu nhận biết được đầy đủ lợi thế của họ để đạt được thành công trong lĩnh vực này. Ngày hôm nay, ACCESSTRADE sẽ đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về các brand cao cấp trong môi trường Affiliate Marketing, để xác định xem bằng cách nào họ có thể tối ưu các nguồn lực nhằm đánh bại đối thủ theo những cách mà họ có thể không nhận ra trước đây.
Mua sắm trực tuyến đã đặt vào tay người tiêu dùng thứ quyền lực chưa từng tồn tại cách đây vài thập kỷ. Với sức mạnh của mạng xã hội, content publisher và rất nhiều các phương tiện truyền thông khác, người tiêu dùng ngày nay hiểu biết về việc mua sắm hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ giới hạn ở những sản phẩm quen thuộc. Nếu họ muốn tìm mua một chiếc xe hơi nhưng lại không biết tí gì về việc mua bán chúng, thì cũng chẳng sao cả! Có hàng tá các trang web sẵn sàng đưa ra những gợi ý về loại xe, ưu nhược điểm của từng loại, những lưu ý khi mua xe cũ,... Nhiều khi, người hưởng lợi lớn nhất từ việc này chính là các nhãn hàng xa xỉ.
Thông qua tiếp thị liên kết, Advertiser của các brand cao cấp đã được trao thêm rất nhiều sức mạnh, cả về phạm vi và cường độ. Việc hợp tác với các Publisher để quảng bá sản phẩm đến khách hàng mục tiêu giúp làm nổi bật, không chỉ tính năng của sản phẩm mà còn cho khách hàng thấy tại sao các tính năng đó lại phù hợp với họ. Cách tiếp cận này gần như không được biết đến rộng rãi chỉ cách đây gần chục năm.
Như vậy, mô hình quảng cáo này đạt được đồng thời 2 mục tiêu:
- Thứ nhất, cho người tiêu dùng thấy được tại sao thương hiệu cao cấp này lại phù hợp với họ.
- Thứ hai, duy trì được danh tiếng của thương hiệu.
Tuy nhiên, một thách thức mà nhiều Advertiser của các brand xa xỉ phải đối mặt, đó là: Làm thế nào để vừa duy trì được danh tiếng, vừa thu hút thêm được khách hàng mới
Câu trả lời chỉ có một: Hợp tác với một số Publisher - những người thể hiện được “sự đẳng cấp” trong mỗi sản phẩm của doanh nghiệp; và có khả năng nắm bắt được thị trường độc quyền cao cấp này. Ngoài ra còn một số loại hình hợp tác trong Affiliate Marketing vừa có thể duy trì tính độc quyền và cao cấp, vừa thu hút thêm khách hàng mới cũng như mở rộng phạm vi tiếp cận của thương hiệu.
Trong trường hợp này chúng ta sẽ xem xét kỹ lưỡng: Làm thế nào để các brand cao cấp đạt được những thành công to lớn trong Affiliate Marketing thông qua việc hợp tác với các Coupon/Loyalty/Reward sites, mà vẫn không ảnh hưởng đến giá trị của thương hiệu?
1. Thương hiệu cao cấp và Nhà sáng tạo content: Những thách thức đằng sau vẻ ngoài sang trọng
Khi mới bắt đầu, Advertiser thuộc các brand xa xỉ thường sẽ tìm kiếm các Publisher mà họ tin rằng sẽ thể hiện chính xác thông điệp và đẳng cấp của thương hiệu. Có 2 mục tiêu cần đạt được:
- Thứ nhất, xác định các Publisher có khả năng tiếp cận những khách-hàng-sẽ-mua-hàng.
- Thứ hai, nâng cao hoặc tái khẳng định danh tiếng thương hiệu thông qua các Publisher.
Nhà sáng tạo content, đặc biệt là các blogger chuyên về mảng thời trang cao cấp có thể đáp ứng được những yêu cầu này của Advertiser.
Tuy nhiên ngoài tiềm năng cao trong việc hợp tác với các content publisher thích hợp, vẫn tồn tại một số thách thức mà các Advertiser cần phải nhận thức được. Đặc biệt là:
- Các content publisher không tạo ra tỷ lệ chuyển đổi cao (conversion): Các thương hiệu cao cấp có thể mở rộng và nâng cao uy tín bằng cách hợp tác với nhiều Publisher điều hướng nội dung (content-driven). Nhưng việc này có tạo ra doanh số hay không? Các chuyên gia Rakuten nói rằng, việc mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng về cơ bản là có lợi, nhưng đi theo đó là chi phí cao cho tỷ lệ chuyển đổi thấp
- Việc sàng lọc có thể tạo ra ít lựa chọn hơn: Các thương hiệu cao cấp trong khi tìm kiếm Publisher có thể vướng phải một vấn đề, đó là: khi thu hẹp phạm vi tìm kiếm, các lựa chọn hợp tác cũng bị thu hẹp lại theo. Điều này tạo ra một rào cản lớn: càng ít Publisher thì càng ít cơ hội, càng ít cơ hội thì cuộc chiến trên thương trường càng khó khăn.
- Thêm công thêm việc: Việc hợp tác với các Publisher đang ngày càng thu hút các brand cao cấp bởi lý do vô cùng hợp lý: Nội dung do Publisher tạo ra có thể mở rộng phạm vi tiếp cận và lan tỏa thông điệp của nhãn hàng, đáp ứng được chính xác và đầy đủ các nhu cầu của người tiêu dùng mà nhãn hàng có thể bỏ lỡ. Đây là một ích lợi vô cùng to lớn. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là Advertiser phải quản lý thêm rất nhiều các thể loại nội dung khác nhau. Có những nội dung xuất sắc, nhưng cũng không thiếu những nội dung có thể đạp thẳng doanh nghiệp vào một mớ scandal nếu không kịp thời xử lý. Việc quản lý này còn bao gồm cung cấp sản phẩm miễn phí cho Publisher để đảm bảo không xảy ra việc ảnh minh họa một đằng, ảnh hàng thật một nẻo, hay nội dung viết về sản phẩm phản ánh sai lệch mục tiêu của thương hiệu.
Tuy nhiên điều này không thể phủ nhận lợi ích của việc hợp tác với các Publisher. Họ có khả năng giúp thương hiệu gia tăng phạm vi tiếp cận và nhận thức khách hàng, cũng như lan tỏa “sự đẳng cấp” của brand.
Một nghiên cứu gần đây trên eMarketer đã chỉ ra rằng, các Publisher trong mảng thời trang đã gia tăng đáng kể nhận thức về việc mua sắm vào thời điểm back-to-school. Hầu hết học sinh sinh viên tìm kiếm và học hỏi phong cách thời trang thông qua các blog và website của họ.
Tuy vậy, nếu chuyển đổi mua hàng vẫn không xảy ra thì chúng ta nên làm gì?
Giải pháp tốt nhất đó là: Các brand nên quan tâm hơn nữa đến các loại hình Publisher khác, thay vì chỉ tập trung vào mỗi content publisher.
2. Khách hàng ơi, anh ở đâu: Sự thật về các loyalty/reward/coupon sites
Thách thức cố hữu mà nhiều Advertiser phải đối mặt đó là: Làm sao để xác định được thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Khó khăn này đến từ việc nơi mà Advertiser nghĩ rằng khách hàng sẽ mua sắm khác với nơi thực chất mà họ đã mua. Điều này không phải là hiếm. Tuy nhiên, nó gây nhiều cản trở trên con đường dẫn đến thành công Affiliate Marketing của doanh nghiệp.
Trong trường hợp của brand cao cấp, không khó để hiểu được tại sao nhiều Advertiser cho rằng khách hàng của họ thích các content sites hơn các loại hình websites khác. Các content publisher không chỉ đem đến những nội dung chính xác và dễ kiểm soát, mà website của họ còn được trình bày đúng chuẩn “theme” mà nhãn hàng cũng đang hướng tới. Trong khi đó, các loại hình khác như loyalty hay reward sites có vẻ kém thu hút hơn bởi nội dung thiếu sáng tạo, cách trình bày thập cẩm, không có điểm nhấn, lại còn có thể “hạ giá” thương hiệu của họ.
Tuy nhiên, nếu các thương hiệu cao cấp vẫn cứ cho rằng khách hàng của họ không bao giờ mua sắm trên loyalty/reward và coupon sites, thì đây là một thiếu sót lớn. Bảng dưới đây so sánh sự khác nhau giữa việc nhãn hàng nghĩ và khách hàng làm, được thực hiện bởi các chuyên gia của Rakuten Affiliate Network.
Nhãn hàng nghĩ
Sự thật là
Khách hàng không mua sắm qua các loyalty/coupon sitesKhách hàng thích mua sắm qua các website này để nhận được những ưu đãi/quà tặng
Khách hàng truy cập các website này để tìm kiếm ưu đãi mà brand cao cấp thường không cung cấpKhách hàng của các brand cao cấp vẫn luôn tìm cách tối ưu hóa việc mua sắm của họ như bao khách hàng khác. Bằng việc hợp tác với các Publisher cung cấp quà tặng/ưu đãi hấp dẫn, doanh nghiệp của bạn có thể thu hút thêm khách hàng mới, hoặc thậm chí tăng thêm lượng khách hàng trung thành.
Những khách hàng mua sắm thông qua loyalty/coupon sites thường có xu hướng tiết kiệm hoặc thu nhập không cao. Vì vậy họ không sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm cao cấp.Thu nhập trung bình của các khách hàng này khoảng 100,000$/năm
Giao diện của các loyalty/coupon sites không đa dạng và chuyên nghiệp như content sites => làm giảm giá trị thương hiệuNhiều loyalty/coupon sites sẵn sàng đầu tư cho hình thức xuất hiện của sản phẩm thuộc brand cao cấp, với mục đích nhằm gia tăng nhận diện thương hiệu cũng như thu hút người tiêu dùng mua sắm.
Những hiểu lầm về hành vi mua sắm của khách hàng sẽ cản trở doanh nghiệp cất cánh tới thành công. Tuy nhiên việc nhận ra vấn đề này cũng dễ như việc đọc post này vậy. Sau khi đọc xong, hãy tìm cách để hiểu rõ hơn khách hàng của bạn và tối ưu mạng lưới Affiliate Marketing.
3. Dành lấy lợi thế trong cuộc cạnh tranh giữa các nhãn hàng xa xỉ
Dưới đây là 4 gợi ý đến từ các chuyên gia của Rakuten, giúp cho các nhãn hàng cao cấp dành được những lợi thế nhất định trên thị trường hốt bạc nhưng cũng đầy khốc liệt này:
Điều đầu tiên, đó là đừng tham gia vào Affiliate Marketing với những nghi ngại to đùng rằng nó sẽ không hoạt động. Các chuyên gia của Rakuten nhấn mạnh: Các brand cao cấp không nên đưa ra những thông báo mang đầy tính lo ngại về một điều chưa được kiểm chứng, kiểu như “Chúng tôi từ chối hợp tác với những Publisher/mô hình abcxyz… bởi vì có-thể chúng sẽ làm giảm giá trị thương hiệu của chúng tôi (???)” Tiếp thị liên kết thực sự chứa đựng vô số cơ hội và tiềm năng. Việc giới hạn bản thân trước những cơ hội sẽ khiến các doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều lợi thế khi tham gia vào mạng lưới này.
Thứ hai, điều này là hoàn toàn bình thường khi các brand cao cấp e ngại hợp tác với các loyalty/coupon sites. Nhưng hãy nhớ rằng, việc các Publisher này liên tục cung cấp ưu đãi từ hàng tá các nhãn hàng khác nhau không đồng nghĩa với việc họ không thể giành ra những đối đãi đặc biệt cho các brand cao cấp. Các chuyên gia của Rakuten lưu ý rằng, nhiều Publisher trong mô hình affiliate này hoàn toàn nhận thức được tầm quan trọng của việc trình bày và thẩm mỹ đối với các brand cao cấp. Và họ cũng rất vui lòng cho phép các đối tác cao cấp tùy chỉnh giao diện hiển thị sản phẩm trên trang web của họ.
Thứ ba, theo nhiều chuyên gia, nhiều thương hiệu cao cấp muốn biết chính xác ai là đối thủ của họ trên các loyalty/coupon sites. Không doanh nghiệp nào muốn bỏ lỡ các khách hàng tiềm năng trong khi đối thủ đang hốt bạc từ họ. Nhưng đồng thời, chẳng doanh nghiệp nào muốn trở thành người đầu tiên xuất hiện trên loyalty/coupon sites. Mâu thuẫn này kiểu như: ai cũng muốn có phần nhưng không ai chịu lên đầu. Hãy nhanh chóng chớp lấy cơ hội này, dành thấy lợi thế của kẻ tiên phong. Bởi rất có thể khách hàng mục tiêu của bạn đang ở trên các trang web đó - một miếng bánh thơm ngon mà bất kì brand cao cấp nào cũng muốn dành được phần to nhất nhưng lại chưa sẵn sàng nhảy vào.
Thứ tư, đối thoại với khách hàng thay vì cố gắng hình dung xem họ là ai hay họ muốn gì. Theo các chuyên gia Rakuten, thách thức đến từ việc các Advertiser nghĩ rằng khách hàng của họ luôn ưu tiên hình thức và sự độc quyền của thương hiệu. Đó là lý do tại sao khách hàng thích tìm hiểu về sản phẩm từ các content sites hơn là loyalty/coupon sites. Thực tế, đúng là khách hàng rất coi trọng hình thức và danh tiếng của các thương hiệu cao cấp. Tuy nhiên việc cho rằng họ không mua sắm qua các loyalty/coupon sites là hoàn toàn sai lầm. Rất nhiều khách hàng giàu có tìm mua các sản phẩm của brand cao cấp thông qua các trang web này, không hẳn là do họ muốn tiết kiệm thêm một khoản. Có thể là do mô hình trao thưởng trên loyalty sites, hoặc chính sách freeship trên coupon sites. Hiểu được khách hàng của bạn chính là chìa khóa cho vấn đề này: Họ mua sắm ở đâu và tại sao họ lại mua sản phẩm đó.
Kết luận lại, nếu bạn là một brand cao cấp đang muốn tham gia vào mạng lưới tiếp thị liên kết, hãy nhớ rằng có rất nhiều chìa khóa thành công mà bạn không hề biết đến. Vậy nên, điều quan trọng là hãy thật cởi mở với các đối tác Publisher, đừng quá e ngại hay có những định kiến một chiều. Nếu vẫn còn nghi ngờ, hãy bàn bạc thật kỹ với đội ngũ marketing hoặc nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia - những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong Affiliate Marketing.
Doanh nghiệp luôn mong muốn tìm cho mình những giải pháp marketing mới. Accesstrade hiện tại là nền tảng tiếp thị liên kết hàng đầu Việt Nam cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp quan tâm đến mô hình S-Commerce với hơn 100.000 publisher trên toàn hệ thống. Mô hình tiếp thị liên kết - Affiliate Marketing đem lại cho doanh nghiệp một giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dung toàn diện và bền vững.
Riêng tại Việt Nam, Accesstrade đang hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp lớn các lĩnh vực TMĐT, du lịch, tài chính, dịch vụ online như Shopee, Tiki, Adayroi, Canifa, Saffron, Juno, Vitayes, Citibank, Shinhanbank, Viettravel, Mytour, Atadi, Booking.com,...