"PRer" là người kể chuyện? Chưa đủ đâu!
Ngày nay, các kỹ năng như phản ứng nhanh, giao tiếp thông minh trong một cuộc khủng hoảng hay kỹ năng sử dụng dữ liệu và phân tích để tạo ra một chiến dịch hiệu quả đang trở thành một tiêu chuẩn cơ bản trong ngành công nghiệp PR. PR đang thay đổi từng ngày, không chỉ còn là những văn bản nội dung và trình bày nữa. Người làm PR đơn giản là một người kể chuyện (storyteller)? Chưa đủ đâu!
Trong thời đại của những cú click chuột chớp nhoáng, sự tập trung của con người ngày càng giảm và sự mở rộng của các kênh truyền thông, người làm PR không chỉ cần có chuyên môn trong lĩnh vực PR và chuyên môn trong lĩnh vực mà họ làm việc. Nói như vậy không phải là các kỹ năng PR truyền thống đã không còn cần thiết nữa. Mà ngược lại, những kỹ năng này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, một số kỹ năng mới nổi cũng đang dần khẳng định tầm quan trọng của nó, giúp chúng ta đảm rằng PR thực sự hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp hay một thương hiệu.
Kỹ năng 1: Giữ bình tĩnh trong khủng hoảng
Khi tình hình đang trong bối cảnh nhạy cảm, chiến lược của bạn là gì? Hai năm qua theo dõi tin tức thế giới, có thể thấy có rất nhiều vụ khủng hoảng lớn đã diễn ra, và quản lý khủng hoảng đang trở thành một kỹ năng mang tính chất “hành chính” cho các chuyên gia PR.
Khi rơi vào một cuộc khủng hoảng, thiệt hại cho danh tiếng của công ty là thiệt hại lớn nhất. Một chuyên gia PR có thể giữ bình tĩnh và nhanh chóng vạch ra kế hoạch để kiểm soát tình là vô cùng cần thiết. Các công ty và thương hiệu ngày nay đang ngày càng coi trọng kỹ năng này cũng như tìm kiếm các chuyên gia PR có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn để họ không gặp sai lầm khi truyền thông.
Chi phí lớn nhất để xử lý khủng hoảng đó là những hoạt động tác động nhằm lấy lại sự tin tưởng của các bên liên quan. Khi các bên liên quan, trong đó có khách hàng không tin tưởng công ty hay thương hiệu nữa, họ sẽ không mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ, thậm chí rủ nhau cùng “tẩy chay”. Nhân sự nội bộ cũng có thể thay đổi và công ty trở nên khó khăn hơn để tuyển dụng nhân tài mới. Đây là lý do vì sao một kế hoạch xử lý khủng hoảng và sự chuẩn bị, dự đoán trước khủng hoàng cũng là một sự đầu tư quan trọng.
Kỹ năng 2: Vạch ra một chiến lược truyền thông kỹ thuật số
Các phương tiện kỹ thuật số và truyền thông xã hội không còn là những phương tiện truyền thông mới – chúng là một phần trong bối cảnh phát triển ngành công nghệ PR hiện nay. PR không còn chỉ là kể những câu chuyện thú vị nữa, mà quan trọng hơn là sáng tạo những câu chuyện đó để truyền tải trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Lấy Facebook làm ví dụ, một người làm PR chuyên nghiệp toàn diện cần có những hiểu biết và kỹ năng để xây dựng một chiến lược truyền thông trên kênh truyền thông này, biết cách điều hành, giám sát, phân tích kết quả và chỉ ra được hiệu quả của phương tiện này.
Những thay đổi về công nghệ và cách thức mà con người giao tiếp khiến cho một chuyên gia PR không thể ngồi yên. Điều này là bắt buộc với một PR chuyên nghiệp. Cần phải đầu tư thời gian, nỗ lực tìm hiểu học tập về các xu hướng và chọn lựa những kênh truyền thông phù hợp nhất không chỉ để kể những câu chuyện mà lý tưởng hơn là để thu hút khán giả cho những mục tiêu của mình.
Kỹ năng 3: Hiểu biết sâu rộng
Trước bể thông tin sâu rộng như hiện nay, các chuyên gia PR cần có kiến thức về dự đoán nhân khẩu học cũng như nhu cầu của các nhóm công chúng. Ông George Lee, CIO của Goldman Sachs đã từng phát biểu “99% tri thức của nhân loại đã được tạo ra trong khoảng 2 năm trở lại đây. Câu hỏi đặt ra là chúng ta thực sự thu nhận được những cái nhìn sâu sắc và giá trị gì trong đó?”
Sự liên kết giữa tri thức và truyền thông giúp cho những người làm PR tạo ra được những thông điệp phù hợp tới công chúng phù hợp thông qua những kênh truyền thông phù hợp. Kết quả của điều này giúp tạo ra một chiến dịch PR hiệu quả hơn.
Phương tiện truyền thông xã hội có thể cung cấp rất nhiều dữ liệu, nhưng giá trị của nó chỉ có thể sử dụng khi chúng ta có thể phân tích và giải thích đúng đắn.
Khi các mạng xã hội tiếp tục phát triển như vũ bão hiện nay thì các chuyên gia PR cần phải thành thạo hơn trong việc phân tích dữ liệu sẵn có để khai tác các tiềm năng từ phía công chúng và khách hàng của họ.
Trong khi các kỹ năng cơ bản của PR vẫn được coi trọng, thì ngành truyền thông đang phát triển mạnh mẽ dẫn đến vai trò của PR cũng phải tiến hóa cùng với nó. Trong năm 2015, tiêu chuẩn của một PR chuyên nghiệp đó là kỹ năng quản lý khủng hoảng, lập kế hoạch truyền thông kỹ thuật số và khả năng phân tích các dữ liệu, nhận biết xu hướng. Trong năm 2016, có thể một tập hợp những kỹ năng mới trong ngành PR lại được đưa ra. Một điều rõ ràng có thể nhận thấy từ quan sát của cá nhân tôi – những chuyên gia PR giỏi nhất luôn rất nhanh nhẹn, dễ thích nghi, luôn học hỏi và phát triển những kỹ năng mới.