Digital Marketing cho doanh nghiệp nhỏ - Làm sao để đáng đồng tiền bát gạo?
Muốn cạnh tranh trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, digital marketing chắc chắn là điều mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Nhưng với ngân sách hạn chế, các công ty nhỏ làm sao có thể “vượt lên số phận” và tạo ra những chiến dịch tiếp thị số hiệu quả?
Trước tiên, hãy cùng nhìn nhận lại vai trò của digital marketing đối với doanh nghiệp. Theo báo cáo của We are social năm 2018 thì quảng cáo online đang dẫn đầu các loại hình quảng cáo hiệu quả tại Việt Nam với 43% (gần như gấp đôi quảng cáo trên TV).
Với digital marketing, doanh nghiệp có thể hoạt động 24/7, tiếp cận với khách hàng dù bất kỳ nơi đâu và đo lường kết quả chính xác hơn.
Digital marketing quan trọng là vậy. Nhưng là một doanh nghiệp nhỏ, để giành thắng lợi trong cuộc chiến “cá lớn, cá bé”, bạn phải biết cách điều tiết ngân sách thật thông minh.
Digital marketing cho doanh nghiệp nhỏ, điều gì là quan trọng nhất?
Các chiến dịch digital marketing với ngân sách khổng lồ luôn có lợi thế do phủ sóng được trên nhiều kênh, tạo lượng tiếp cận cực lớn. Nhưng không phải ai cũng có “đôi cánh đủ rộng” để tạo ra những chiến dịch vĩ đại như thế. Với ngân sách eo hẹp, doanh nghiệp nhỏ nên tìm cách tối ưu chi phí cho các chiến dịch của mình thay vì chi mạnh tay để tăng viral. Lý do là vì dù cố gắng đến đâu thì doanh nghiệp SME cũng không thể theo kịp các ông lớn khác trong cuộc chiến “đốt tiền”.
Bạn không tin ngân sách nhỏ cũng làm digital marketing tốt? Hãy xem cách mà Versa Makeup (một app trang điểm) đã thực hiện với ngân sách marketing chỉ 500 USD. Do có khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên, công ty đã kết nối với 6 người nổi tiếng trong cộng đồng thanh thiếu niên để nhờ họ dùng thử app. Các influencer này sau đó đã viết đánh giá trên Facebook. Kết quả, Versa Makeup đạt 4.000 lượt tải chỉ trong chưa đầy 1 tuần.
Bạn cũng có thể làm được điều tương tự như Versa Makeup. Vấn đề mấu chốt cần lưu ý là khi nguồn ngân sách hạn chế, độ phủ thương hiệu chưa cao, phải xác định đúng mục tiêu và chắc rằng mỗi đồng bỏ ra đều có thể đem đến sự tăng trưởng, sinh lời.
6 bước xây dựng kế hoạch digital marketing tối ưu từng đồng chi phí cho doanh nghiệp
Đừng thuê agency hay nhân viên digital marketing nếu bản thân vẫn chưa thật sự định hướng được kế hoạch sẽ làm. Bởi lẽ sự vội vàng này có thể khiến chiến lược của bạn đi lạc hướng, mất tiền nhưng không đem lại bất cứ lợi ích nào.
Thay vào đó, hãy trang bị cho mình kiến thức về cách hoạch định, phân tích, đánh giá hiệu quả digital marketing thông qua các khóa đào tạo hoặc buổi workshop về tiếp thị số. Điển hình, vào ngày 5/7 vừa qua tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, Mắt Bão đã tổ chức buổi workshop chuyên sâu chủ đề “Tối ưu từng đồng chi phí với Kế hoạch Digital marketing bài bản” với rất nhiều chia sẻ từ chuyên gia GOOGLE.
Thông qua buổi workshop này, các chuyên gia đã phân tích và đưa ra quy trình xây dựng kế hoạch Digital marketing với 6 bước tinh gọn:
Xác định mục tiêu: Doanh nghiệp cần xác định điều muốn đạt được sau khi kết thúc chiến dịch là gì: quảng bá thương hiệu, xây dựng lòng tin hay bán sản phẩm,…?
Phân tích ngân sách và nguồn lực: Cần phân tích kỹ xem khả năng về nguồn lực của bản thân đến đâu để từ đó đưa ra được phương án marketing phù hợp nhất với tình hình thực tế.
Phân tích khách hàng tiềm năng: Việc nghiên cứu kỹ khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn truyền đạt đúng thông điệp và sử dụng các kênh truyền thông hiệu quả.
Lợi ích từng kênh truyền thông và lựa chọn kênh phù hợp với ngân sách, nguồn lực sẵn có: Do ngân sách khiêm tốn nên bạn không thể marketing dàn trải trên tất cả các kênh online (SEO, SEM, mạng xã hội,...). Cần xem xét ưu/nhược điểm của từng kênh và tìm ra 1-2 kênh hiệu quả nhất để tập trung đầu tư.
Lập kế hoạch hành động: Sau khi chọn được kênh phân phối phù hợp, cần lập kế hoạch và xây dựng nội dung truyền thông tương ứng với kênh đó.
Xây dựng mục tiêu SMART:
Mô hình SMART được diễn giải như sau:
S – Specific: Mục tiêu phải chi tiết, cụ thể và dễ hiểu
M – Measurable: Mục tiêu có thể đo lường được
A – Actionable: Tính khả thi của mục tiêu
R – Relevant: Mức độ liên quan của mục tiêu với tầm nhìn của doanh nghiệp
T – Time-Bound: Thời hạn để đạt mục tiêu đã đề ra
Tóm lại, khi bắt đầu chiến dịch digital marketing, doanh nghiệp nhỏ cần đặc biệt quan tâm đến mục tiêu và tiềm lực bản thân để giảm độ sát thương xuống mức thấp nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị kỹ các kiến thức về digital marketing để có được cơ sở vững chắc khi xây dựng kế hoạch, chiến lược cho doanh nghiệp mình.
Để được chia sẻ nhiều hơn, bạn có thể tham gia chuỗi workshop về marketing và thương mại điện tử do Mắt Bão tổ chức hàng tháng tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh với sự tham gia của rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, digital marketing,…
Đăng ký nhận thông tin chuỗi workshop tại: https://www.matbao.net/thong-tin-workshop.html