Bảng đứng và bảng ngang trong quảng cáo ngoài trời
Trong bài viết trước mình từng + 1 điểm cho Pepsi vì ưa chuộng sử dụng bảng quảng cáo đứng hơn bảng ngang. Hôm nay mình xin phép được giải thích sâu hơn nữa về vấn đề “Chú ngang thì anh dọc” này.
1. Tại sao lại là dọc
Bản thân tự nhiên con người vốn dĩ thích đọc nội dung trên phương tiện đọc có chiều cao lớn hơn chiều rộng. Kết quả là những thứ dùng để đọc nội dung xung quanh chúng ta hầu hết ở dạng dọc (có chiều cao lớn hơn chiều rộng). Ví dụ như: Báo in, Điện thoại, Poster, Tập viết,…
Sẽ có một số bạn sẽ thắc mắc là tại sao màn hình Tivi, máy tính lại có chiều ngang. Thứ nhất Tivi được sử dụng để xem (watch) chứ không phải để đọc (read) nội dung. Các cảnh được quay hầu hết đều ở dạng landscape. Thứ hai là chắc nằm đứng thì sẽ dễ “té” lắm, mà “té” thì đau (cái này mình chế :D )
2. Ví dụ minh họa
Dưới đây là hình ảnh một bảng quảng cáo và một nhà chờ xe buýt (Bus shelter) của Sprite. Đối với bảng quảng cáo đứng sản phẩm (chai nước Sprite) chiếm tới được khoảng 40% tổng diện tích bảng trong khi với nhà chờ xe buýt nằm ngang thì sản phẩm chỉ chiếm khoảng 15% tổng diện tích. Dễ thấy là bảng đứng đã tận dụng được diện tích tốt hơn để phô diễn sản phẩm có chiều cao lớn tốt như thế nào.
Đối với chuyện quảng cáo, đặc biệt là đối với quảng cáo ngoài trời (Out of Home) thì đa phần các nhãn hàng cũng muốn sản phẩm của mình càng to càng tốt (đơn giản là cho người xem có thể thấy sản phẩm của mình dễ dàng và hoành tráng nhất có thể, đặc biệt là ở ngoài đường khi mà thời gian nhìn nội dung quảng cáo rất hạn chế). Mà hầu hết các sản phẩm trên thị trường - các đồ vật con người tạo ra đều có chiều cao lớn hơn chiều rộng (ví dụ: điện thoại, sữa tắm, nước uống, quạt điện, tủ lạnh…). Chỉ một số ít sản phẩm có chiều ngược lại (máy ảnh, Tivi,…).
Dĩ nhiên tùy trường hợp mà bảng ngang bảng dọc sẽ phát huy khác nhau. Nhìn vào ví dụ bên dưới để thấy bảng đứng đã phá vỡ bố cục “khủng khiếp” như thế nào đối với một nội dung quảng cáo SUHD TV của Samsung.
3. Khắc phục như thế nào?
Đối với các phương tiện quảng cáo có sẵn kích thước rồi không thể thay đổi thì làm sao để đưa ra quảng cáo hiệu quả.
- Resize layout cho phù hợp
- Sắp xếp thành nhiều layout nằm cạnh nhau (trong một số trường hợp có thể tạo được impact tốt)
- Cho sản phẩm nằm nghiêng (đường chéo bao giờ cũng dài hơn đường thẳng mà). Đây cũng là lý do nhãn bọc của chai rượu Johnnie Walker được dán xéo.
Và nhiều cách khác nhau nữa, mời các bạn cho ý kiến.
4. Vậy tại sao hầu hết các billboard trên đường và một số phương tiện quảng cáo khác chúng ta thấy thường ở dạng ngang?
- Nhà quảng cáo có thể chọn sử dụng Logo hoặc nội dung quảng cáo khác. Hầu hết các Logo đều có bề rộng lớn hơn bề ngang. Do đó bảng ngang thuận tiện cho việc gắn Logo lên lẫn quảng cáo nội dung.
- Các bề mặt tường (hông nhà) sử dụng treo bảng quảng cáo hầu hết có chiều dài hơn chiều cao. Tranh thủ được bao nhiêu tốt bấy nhiêu
- Yếu tố an toàn kĩ thuật. Bạn nào giỏi vật lý cho mình biết trong 2 bảng trên bảng nào dễ “té” hơn.
5. Tạm kết
Chuyện ngang dọc thực ra cũng không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu vận dụng tốt vẫn có thể mang lại lợi ích cho nhãn hàng của mình (ví dụ có thể thấy rõ là Pepsi ưu tiên lựa chọn bảng đứng). Do đó vẫn nên cân nhắc về chuyện này khi chọn phương tiện quảng cáo.
Bonus: Tặng bạn đọc thêm 1 bộ sưu tập nhỏ về layout bảng đứng và ngang.
- Người báo cáo: Đặng Vinh Quang
- Email: [email protected]