Marketer Nhung Nguyễn
Nhung Nguyễn

MarCom Manager @ Buzzmetrics

Các trào lưu âm nhạc 2015 – Cơ hội cho thương hiệu kết nối cảm xúc với người tiêu dùng

Các trào lưu âm nhạc 2015 – Cơ hội cho thương hiệu kết nối cảm xúc với người tiêu dùng

Năm 2015 tiếp tục là năm của sự bùng nổ các trào lưu trên social media, trong đó lĩnh vực Âm nhạc có thể nói là lĩnh vực nổi bật nhất có sự tập trung của nhiều trào lưu với lượng khổng lồ các thảo luận được tạo ra trên mạng xã hội.

Nếu so với năm 2014, có một bước tiến vượt bậc trong việc hình thành trào lưu về Âm nhạc trên social media. Nếu như các trào lưu về Âm nhạc trong năm 2014 chỉ là các bài hát hot được yêu thích và thảo luận nhiều, thì trong năm nay các trào lưu trong lĩnh vực này có thể được chia thành nhiều thể loại, và trong mỗi thể loại có nhiều trào lưu khác nhau.

Chương trình truyền hình thực tế trong đó có kết hợp EDM trong mô típ cuộc thi âm nhạc là chủ đề tạo được nhiều thảo luận nhất, tiếp theo là Trào lưu nhảy – xu hướng đang rất thịnh hành trong năm 2015. Nhìn chung, các dạng trào lưu Âm nhạc trong năm nay không phải là quá mới và đã từng xuất hiện trước đó, tuy nhiên cho đến thời điểm này thì mới thực sự bùng nổ và gây bão trong cộng đồng mạng. Sự xuất hiện và đạt được hiệu ứng tích cực của trào lưu này dẫn tới sự hình thành các trào lưu khác tương tự nhưng cũng vẫn vô cùng đa dạng phong phú. Đơn cử là các trào lưu Hát nhép, Clip chế, MV ngoài trời, MV dạng phim ngắn,

Dưới đây là thống kê và tổng hợp của Social Listening Buzzmetrics về Các trào lưu/xu hướng nổi bật nhất trong lĩnh vực Âm nhạc trên social media năm 2015:

Các trào lưu âm nhạc 2015 – Cơ hội cho thương hiệu kết nối cảm xúc với người tiêu dùng

1. Cuộc thi âm nhạc truyền hình thực tế

Các cuộc thi âm nhạc vẫn luôn thu hút sự chú ý lớn tại Việt Nam, với các chương trình quen thuộc như The Voice (Giọng Hát Việt), Vietnam Idol, tuy nhiên trong năm 2015, the Remix – một chương trình mới xuất hiện và hoàn toàn vượt mặt các chương trình này về lượng thảo luận, trở thành show truyền hình âm nhạc hot nhất cũng như nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất từ phía cộng đồng mạng.

Các trào lưu âm nhạc 2015 – Cơ hội cho thương hiệu kết nối cảm xúc với người tiêu dùng

Sức nóng của the Remix và trào lưu EDM

Khác với The Voice và Vietnam Idol, The Remix – Hòa âm và ánh sáng là chương trình với sự tham gia thi giữa các ca sĩ và DJ nổi tiếng, các phần trình bày là sự kết hợp hoàn hảo và được đầu tư nghiêm túc của ekip ca sĩ, DJ để cho ra đời các tiết mục “chất” về cả âm thanh và ánh sáng. Sức nóng của The Remix đến từ thí sinh tham gia, từ chất lượng của tiết mục biểu diễn và phong cách trình diễn.

- Có sự tham gia của cấc tên tuổi nổi tiếng, đặc biệt là những ca sĩ trẻ với lượng fan hâm mộ khổng lồ như Sơn Tùng MTP, Tóc Tiên, Đông Nhi, Isaac,… do đó chương trình thu hút được sự chú ý cũng như lượng thảo luận lớn từ người hâm mộ

- Là chương trình âm nhạc đầu tiên “lăng-xê” thể loại Electronic Dance Music (EDM) vốn được yêu thích đặc biệt bởi giới trẻ, The Remix được xem là một show “chất”, hướng tới đối tượng giới trẻ năng động

- Mang lại làn gió mới cho những bài hát quen thuộc với sự trình bày của những giọng ca và màn biểu diễn chất lượng

2. Trào lưu nhảy

Năm 2015 cũng là năm bùng nổ các Trào lưu nhảy tại Việt Nam, một dạng trào lưu không phải quá mới nhưng đã thật sự trở thành xu hướng trong năm nay. Nhìn chung, các trào lưu này thường được hình thành từ một phần trình diễn/một clip nhảy được đăng tải lên mạng xã hội, sau đó một loạt clip cover sẽ được thực hiện và đăng tải, từ đó tạo nên xu hướng đặc biệt là trong giới trẻ. Nổi bật trong các trào lưu nhảy có thể kể đến nhóm nhạc nữ M4N, là nhóm nhạc đông thành viên nhất tại Việt Nam hiện nay với các clip nhảy thu hút được sự chú ý và chia sẻ trong cộng đồng mạng, điển hình la clip Twerk it like Miley – Around Saigon đứng đầu về lượng thảo luận trong các trào lưu nhảy.

Các trào lưu âm nhạc 2015 – Cơ hội cho thương hiệu kết nối cảm xúc với người tiêu dùng

Nếu như các điệu nhảy như Vũ điệu cồng chiêng, Shuffle dance, Twerk it like Miley,… nhanh chóng trở thành trào lưu (fad) sau khi xuất hiện trên mạng xã hội thì ẩn đằng sau đó là một xu hướng (trend) không được thảo luận rầm rộ và không phải ai cũng chú ý đến, đó là các Clip hướng dẫn nhảy. Có thể xem các clip này là kết quả của sức nóng từ các trào lưu nhảy, khi mà mọi người đều muốn thử điệu nhảy đang hot trên social media, thì sự ra đời của các clip hướng dẫn nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ phía cộng đồng mạng. Đơn cử, ngay sau khi Vũ điệu cồng chiêng được Tóc Tiên trình diễn trong The Remix, thì clip hướng dẫn cách nhảy được nữ ca sĩ đăng tải nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ giới trẻ. Suffle dance cũng là điệu nhảy có nhiều clip hướng dẫn (tutorials) được đón nhận nồng nhiệt.

3. Trích dẫn lời bài hát

Từ lâu việc dùng lời bài hát để sử dụng trong ngôn ngữ đời thường đã không còn quá xa lạ, điển hình trong năm 2014 là một số câu trích trong các bài hát phổ biến như “Xin hãy là em của ngày hôm qua”, “Hay là mình cứ bất chấp hết yêu nhau đi anh”,… đã trở thành câu cửa miệng quen thuộc của giới trẻ. Trong năm nay, nhiều câu trong các bài hát cũng được sử dụng rộng rãi như “Khi hai ta về một nhà”, “Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép”, “Bây giờ em biết vì sao”,…

Đặc điểm chung của trào lưu này là các câu trích dẫn xuất phát từ những bài hát đang hot, với câu từ đơn giản dễ thương, mang ý nghĩa tích cực, hoặc giai điệu dễ thuộc và dễ nhớ.

Các trào lưu âm nhạc 2015 – Cơ hội cho thương hiệu kết nối cảm xúc với người tiêu dùng

4. Nhạc phim bom tấn

Không nằm ngoài dự đoán của nhiều người, các bài hát được sử dụng trong những bộ phim bom tấn thường ngay sau đó trở thành hiện tượng. Trong năm 2015, các bài nhạc phim như “Không phải dạng vừa đâu” – Thần tượng, “See you again” – Fast and Furious 7, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Love me like you do” – 50 sắc thái là những ca khúc hot nhất trên social media ngay sau khi phim ra mắt.

Các trào lưu âm nhạc 2015 – Cơ hội cho thương hiệu kết nối cảm xúc với người tiêu dùng

5. MV dạng phim ngắn

MV dạng phim ngắn là một nét khá mới trong làng nhạc Việt, đặc biệt những MV này được thực hiện bởi các tên tuổi như Sơn Tùng MTP, Noo Phước Thịnh ft. Thủy Tiên với những cảnh quay đẹp mắt và những câu chuyện tình lãng mạn đã gây bão trong cộng đồng mạng. Khả năng diễn xuất của thần tượng cũng là một điều thu hút khán giả khi xem các MV này.

Các trào lưu âm nhạc 2015 – Cơ hội cho thương hiệu kết nối cảm xúc với người tiêu dùng

6. Clip chế

Clip chế vẫn chưa bao giờ hết hot trong cộng đồng mạng. Nhìn chung, các clip chế được làm ra chủ yếu để mang lại tiếng cười cho mọi người, tuy nhiên, các clip có sự đầu tư về kịch bản cũng như diễn xuất mới thực sự trở thành trào lưu trong cộng đồng mạng, riêng clip chế dựa trên bài Hello của Adele tuy chỉ là clip cắt ghép nhưng lại được chia sẻ rầm rộ trên soial media là do sức nóng của bài hát cùng với mức độ giải trí vô cùng cao của clip.

Các trào lưu âm nhạc 2015 – Cơ hội cho thương hiệu kết nối cảm xúc với người tiêu dùng

7. Chương trình âm nhạc có ngôi sao quốc tế

Các chương trình âm nhạc có khách mời là những nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới luôn là chủ đề hot trên social media nhất là trước những ngày diễn ra sự kiện. Hai sự kiện lớn nhất trong năm 2015 có thể kể đến là Music Bank ở Hà Nội (có sự tham gia của nhóm EXO) và Yan Beatfest (với sự góp mặt của Demi Lovato) là chủ đề nóng hổi trên khắp các mạng xã hội, đặc biệt là phân trình diễn bài hát “Người ấy” của EXO khiến cho đông đảo fan hâm mộ trở nên “phát cuồng” và không ngừng chia sẻ.

Các trào lưu âm nhạc 2015 – Cơ hội cho thương hiệu kết nối cảm xúc với người tiêu dùng

8. Clip hát nhép

Các trào lưu âm nhạc 2015 – Cơ hội cho thương hiệu kết nối cảm xúc với người tiêu dùng

Hát nhép không còn xa lạ trong giới trẻ, tuy nhiên trong năm nay, với sự phổ biến của ứng dụng hát nhép Dubsmash, một loạt các clip này được thực hiện và chia sẻ trên mạng xã hội, trở thành một trào lưu hết sức vui nhộn và dễ ứng dụng. Các bài hát thường được dùng để thực hiện clip hát nhép như Twerk it like Miley, Đẹp trai nhiều đứa yêu,… Sự phổ biến của trào lưu này là do sự tiện lợi khi quay clip bằng smartphone và ghép nhạc dễ dàng bằng ứng dụng Dubsmash khiến cho cư dân mạng không ngần ngại thực hiện và chia sẻ các đoạn clip hát nhép của mình lên mạng xã hội.

Các trào lưu âm nhạc 2015 – Cơ hội cho thương hiệu kết nối cảm xúc với người tiêu dùng

Các clip hát nhép đa số được thực hiện trong ô tô với các clip nước ngoài thường xuyên được đăng tải trên trang facebook fanpage 2! Idol và nhận được nhiều tương tác từ cộng đồng mạng Việt Nam.

9. MV quay ngoài trời

Các MV quay hoàn toàn ngoài trời với hình ảnh chất lượng cao, khung cảnh đẹp đang trở thành xu hướng và nhận được phản hồi tích cực từ những người yêu âm nhạc. MV ngoài trời như một làn gió mới trong nền âm nhạc Việt Nam, khi mà các bài hát không chỉ được thể hiện những câu chuyện tình với diễn biến phức tạp mà chỉ đơn giản là các cảnh quay thiên nhiên đẹp đến từng centimet, khiến cho người xem cảm nhận như đang xem các cảnh quay trong những bộ phim chiếu rạp chứ không chỉ là MV ca nhạc.

Các trào lưu âm nhạc 2015 – Cơ hội cho thương hiệu kết nối cảm xúc với người tiêu dùng

Thương hiệu có thể ứng dụng gì từ những trào lưu về âm nhạc?

  • Đầu tư vào các sự kiện EDM

Các sự kiện EDM hướng đến giới trẻ hiện đại đã và đang là những sự kiện hot trên thế giời và Việt Nam. Từ năm 2014 đến nay, một loạt các DJs lớn trong Top 100 DJ Mag như Hardwell, Dimitri and Vegas, Tiesto, Amin Van Buuren đã đổ bộ về Việt Nam với số lượng fans tham gia đông đảo. Tại Việt Nam, các sự kiện EMD như Escape do Icon68 hay các sự kiện chạy có EDM kết nối của Pulse Active tổ chức đã bắt đầu đóng dấu ấn trong môi trường giải trí trong nước. Tuy nhiên các màn trình diễn EDM của các DJs Việt Nam vẫn chưa thực sự gây được tiếng vang thực sự cho đến The ReMix. Các thương hiệu có thể kết hợp với các nhà sản xuất đầu tư cho nền giải trí EDM Việt Nam và tiếp tục thành công của The Remix, trở thành các thương hiệu được biết đến gắn liền với các show EDM có tiếng tăm.

  • Tăng tỷ lệ Brand placement trong các show truyền hình

Để tối đa giá trị tài trợ các show âm nhạc, các thương hiệu có thể tận dụng các tactics sau:

- Tổ chức các minigames/sự kiện săn vé xem show (Pepsi, Closeup trong Vietnam Idol)

- Thường xuyên cập nhật, đăng tải các thông tin, câu đố về show trên fanpage của mình

- Tạo app chơi game/chụp ảnh/nghe nhạc có nội dung liên quan đến show (OPPO trong The remix)

- Tổ chức các cuộc thi nhỏ bên lề sự kiện

  • Tạo các clip hướng dẫn (tutorial)

Sự đón nhận nồng nhiệt các clip hướng dẫn nhảy cho thấy nhu cầu xem và thực hiện theo các trào lưu là rất lớn. Các thương hiệu có thể thực hiện và đăng tải các clip dạng tutorial nhằm thu hút sự tương tác của fan, không chỉ là các clip hướng dẫn nhảy mà còn có thể ứng dụng các trào lưu khác. Tuy nhiên, các trào lưu được tận dụng cần có sự liên quan nhất định đến thương hiệu hoặc hình ảnh thương hiệu muốn hướng tới. Ví dụ, trong các clip nhảy thì trang phục như quần áo và giày rất được chú trọng, các thương hiệu giày thể thao có thể thực hiện các clip hướng dẫn trong đó có sự xuất hiện sản phẩm của mình.

  • Tạo ra ngôn ngữ chung cho giới trẻ

Trào lưu trích dẫn lời bài hát xuất phát từ nhu cầu muốn có ngôn ngữ chung của đại đa số giới trẻ, trong đó những câu nói, giai điệu dễ nhớ, dễ ứng dụng vào các ngữ cảnh trong đời sống thường được sử dụng. Thương hiệu có thể tạo ra những slogan/bài hát ngắn trong đó có chứa những câu hát dí dỏm, dễ nhớ trong các quảng cáo của mình và sau đó tạo ra những biến thể vui nhộn của những câu hát này nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Một số thương hiệu đã từng làm được điều này trước đây có thể nhắc đến như Yomost với slogan“Một cảm giác rất Yomost”, Kotex với “Một phong cách trẻ, một phong cách xì tin”, Dr.Thanh với“Nóng trong người”,… là những câu trích dẫn từ quảng cáo của thương hiệu được sử dụng trong ngôn ngữ đời thường.

  • Tạo ra các ứng dụng (app) đơn giản, dễ sử dụng, đáp ứng nhu cầu tạo ra những sản phẩm sáng tạo

Sự phổ biến của ứng dụng Dubsmash cho thấy tiềm năng của các ứng dụng đơn giản, có thể sử dụng trên điện thoại di động. Thương hiệu có thể tạo ra các ứng dụng như quay phim, chụp ảnh, ghép ảnh, vẽ hình,… để đáp ứng nhu cầu sáng tạo của giới trẻ. Một số ứng dụng quay phim chụp ảnh được yêu thích trong thời gian gần đây có thể kể đến như Meipai, Pitu, Vscocam,…

Nhãn hàng L’Oreal trước đây đã đạt được thành công vang dội với ứng dụng trang điểm Makeup Genius cho phép khách hàng chụp ảnh và xem thử các sản phẩm trang điểm trước khi quyết định mua.

  • Thay đổi cách truyền tải nội dung tới khách hàng

Clip chế, Clip quay ngoài trời, MV dạng phim ngắn,…là những xu hướng video đang được yêu thích trong cộng đồng mạng. thương hiệu có thể xem xét thực hiện các clip này thay vì những TVC hoặc phim quảng cáo đơn thuần nhằm gây được sự chú ý cũng như tương tác từ phía cộng đồng mạng đặc biệt là giới trẻ.

Để thảo luận với tác giả bài viết liên hệ HOA CAO - Buzzmetrics Social media analyst: [email protected] hoặc NHUNG NGUYEN - Buzzmetrics Marketing and Communication Manager: [email protected]

Nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ lắng nghe theo dõi thương hiệu của bạn trên mạng xã hội, liên hệ PETER NGUYEN - Buzzmetrics Managing Director: 0977 550 665 hoặc [email protected]

Buzzmetrics là một giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội (Social Listening) toàn diện nhất Việt Nam, có độ phủ toàn bộ các mạng xã hội trên thế giới và trong nước, bao gồm facebook, twitter, youtube, google+, instagram, linkedin, zing, zalo, noi.vn, hơn 1000 forums, 8000+ báo điện tử và blogs. Buzzmetrics được tin dùng bởi Coca-Cola, Samsung, Unilever và là đối tác chiến lược của các agencies hàng đầu như Ogilvy, Phibious, Leo Burnett, Maxus, Sofresh… Sự khác biệt của Buzzmetrics nằm ở khả năng nghiên cứu chuyên sâu theo từng ngành hàng, mang lại cho các thương hiệu các Insight chất lượng và thiết thực dựa trên phản hồi trong thời gian thực của người tiêu dùng.