Độ "Plan" không độ "Execution"
Dạo này có rất nhiều bạn nói về bài Độ ta không độ nàng. Đây là bản có vẻ được yêu thích nhất:
https://www.youtube.com/watch?v=PJQMdNceRsA
Cũng như có rất nhiều bạn vào ngành đã lâu, vừa vào ngành chưa lâu và hơi lâu lâu lúc nào cũng tỉ tê tâm sự: Làm plan khó lắm, phải đâu chuyện đủa; nhưng plan đi đường plan, sần đi đường sần (execution).
Chuyện này không mới trong ngành MarCom, và cũng không mới ở các ngành khác.
Strategy formulation và Execution là hai chủ đề lớn đã tốn biết bao giấy mực và tiển của của cả tác giả và đọc giả. Dự báo trend này sẽ còn kéo dài, nhất là trong thời đại 4.0 và trí thông minh nhân tạo.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta thử xem xét làm thế nào để "độ cả đôi" chứ không chọn con tim hay là nghe theo lý trí.
Vấn đề của việt đường ai nấy đi có thể phân tách thành những trường hợp sau:
1. Lúc làm plan chúng ta chưa bao hàm hết được viễn cảnh, cách thức và các biến có thể xảy ra trong quá trình Execution, dẫn đến mộng đẹp không thành vì sách ngược đời xuôi. Tạm thời gác lại đó để tìm đối sách trong bài khác. Bạn nào nóng quá thì có thể xem bài viết sau: https://www.forbes.com/sites/stratfor/2015/01/08/scenario-planning-and-strategic-forecasting/
2. Plan làm rất kỹ, tính toán hết mọi trường hợp abc, nhưng vẫn không execute được vì...người chưa phù hợp. Đúng thời điểm, đúng plan, nhưng không đúng người hoặc làm xong đúng plan, đúng người, nhưng lạc trôi về trend nào đó mới mất tiêu. Hoặc khúc đầu siêu chỉnh chu khúc sau không kịp không có người nên cua gắt quá, cua xong không biết đi tiếp sao... Tạm thời gác đó, để tìm đối sách trong bài viết khác hoặc xem bài viết sau trước nếu nóng quá: https://hbr.org/2015/06/navigating-the-dozens-of-different-strategy-options
Tuy nhiên, có một lỗi thường gặp nhưng tiềm ẩn dưới cấu trúc và quy trình làm việc mà chúng ta không dễ dàng nhận thấy. Quá trình Plan - Execute là quá trình Vòng lặp. Đó là quy luật Âm Dương - Có nghĩa là chúng chuyển hoá lẫn nhau và có mặt trong nhau.
Quá trình planning là quá trình tưởng tượng và phát thảo chi tiết quá trình execution, nên không có lý do gì làm plan xong không thể làm được execution, chỉ có thể nông sâu tuỳ trường hợp vì nếu quá cầu toàn sẽ bị "tê liệt" còn nếu quá cẩu thả thì sẽ bị mất sức kinh khủng.
Mặt khác, quá trình execution là quá trình thực chứng planning, do đó có bất kỳ biến có nào nếu có thể plan chắc chắc sẽ có một trường hợp/kịch bản tương ứng để lèo lái. Tuy nhiên nó vẫn phụ thuộc rất nhiều vào tính ứng biến của người thực hiện plan.
Nếu như người thực hiện không hiểu plan hoặc ngược lại, thì đây là lương duyên trông chờ hoàn toàn vào ý trời.
Nếu cả hai người hiểu ý nhau và luôn luôn điều chỉnh cùng nhau (như ngọc nữ tâm kinh) thì triển khai sẽ được trơn tru 99,99% (vẫn dựa vào ý trời 0.001% còn lại).
Đa phần chúng ta đã tự ngầm tách bạch hai quá trình với nhau, tự diễn hoá tự lèo lái mà không có sự điều chỉnh thích hợp. Chính tư duy đó đã giết chết vẻ đẹp của sự hợp nhất.
Có rất nhiều bạn hỏi nếu vậy người làm Execution phải làm Plan hoặc ngược lại v.v Nhưng như vậy sẽ khó tối ưu hoá và chuyên môn hoá được. Cấu trúc của tổ chức thiên về chuyên môn hoá, vậy bài toán đặt ra là làm thế nào để tích hợp những sự chuyên môn hoá đó lại với nhau? Hay sẽ có cách tốt hơn?
Trong một tổ chức, con người là yếu tố "dễ mà khó" tích hợp nhất. Do đó, khi nói đến stragegy và execution, yếu tố năng lực con người phản ánh chất lượng planning, execution và tích hợp cả hai. Nên nếu muốn "độ" cả hai phải độ từng cái rồi độ phần tích hợp, đó có phải là giải pháp?
Trở lại bài Độ ta không độ nàng, solution có thể là một người thành chánh quả, đi tìm độ người kia...