Marketer Nguyễn Đình Trung
Nguyễn Đình Trung

Tư Vấn, Tác Giả, Chuyên Gia @ DIGITAL MEDIA

Doanh nghiệp số bị “trói” ngay tại sân nhà

ENTERNEWS.VN Các doanh nghiệp nội kinh doanh trong lĩnh vực nội dung số đang bị “trói”, ảnh hưởng quyền lợi từ việc cấp phép đến thực hiện nghĩa vụ thuế.

Số liệu của công ty nghiên cứu thị trường ANTS năm 2018 cho biết, mức độ chi tiêu của quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam khoảng 550 triệu USD. Trong đó, 66,7% doanh thu thuộc về Facebook và Google, 33,3% còn lại chia nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước như VCCorp, Zing, 24H, VnExpress…

br class=

Chi tiêu quảng cáo số tại Việt Nam từ năm 2015 và dự đoán tới năm 2020. Nguồn: eMarketer

Mất lợi thế sân nhà

Theo thống kê, thu nhập của Facebook tại Việt Nam tăng gấp 4 lần trong vòng 5 năm qua, tuy nhiên mạng xã hội này không thực hiện nghĩa vụ thuế nào đối với Việt Nam. Cụ thể là không nộp thuế nhà thầu đối với doanh thu quảng cáo.

TS. Luật sư Bùi Quang Tín cho rằng: Trách nhiệm đóng thuế không chỉ dừng lại ở doanh nghiệp nội mà bản thân Facebook cũng phải có một phần trách nhiệm. “Khi doanh nghiệp thuê dịch vụ của Facebook, thì Facebook cũng phải chịu trách nhiệm một phần trong vấn đề chịu thuế từ nhà nước, trong trường hợp Facebook có nguồn thu từ hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp hay cá nhân” – TS.LS Bùi Quang Tín cho biết.

Cạnh tranh sòng phẳng

Theo ông Nguyễn Đình Trung - Chuyên gia mạng lưới kinh doanh/CEO công ty Digital Media, trong lĩnh vực công nghệ truyền thông, người dùng mảng quảng cáo sẽ hưởng lợi khi không có lĩnh vực độc quyền mạng quảng cáo. Lúc đó, vấn đề doanh nghiệp nào phục vụ tốt, giá rẻ thì thu hút khách hàng lớn, và điều này thì Google, Facebook đã thành công trên toàn cầu cũng như thị trường nội địa tại Việt Nam. “Chính sự canh tranh sòng phẳng trên môi trường số như vậy nên các doanh nghiệp lớn của Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều tại sân nhà rồi sau đó tiến ra thị trường quảng cáo quốc tế” – CEO công ty Digital Media cho biết.

Mặc dù vậy, không phải không có giải pháp để giúp doanh nghiệp Việt Nam đứng vững trong nền kinh tế số. CEO Nguyễn Đình Trung cho rằng, cần có sự tham gia của “ba nhà” để tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế số.

Thứ nhất, Nhà nước cần tạo ra các chính sách phù hợp với tình hình phát triển của hạ tầng nền tảng công nghệ truyền thông trên môi trường số. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp nội địa tham gia “miếng bánh” nền kinh tế số - chính là kinh doanh nội dung số xuyên biên giới.

Thứ hai, về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp tham gia phải lường trước rủi ro khi ý thức rằng cuộc cạnh tranh trên môi trường số internet còn khắc nhiệt hơn rất nhiều vì các sản phẩm dịch vụ xuyên biên giới dẫn đến các doanh nghiệp sẽ dễ vi phạm chính sách và điều khoản hoạt động như bản quyền, các vấn đề pháp lý khi tiến ra ngoài thị trường Việt Nam.

Thứ ba, đến từ người dùng Việt Nam. Khách hàng sẽ có thêm nhiều lựa chọn hơn về cách tiếp thị quảng cáo truyền thông trên môi trường số. Nhưng chính điều này lại tiềm ẩn rủi ro bảo mật thông tin khi sử dụng các dịch vụ xuyên biên giới của các doanh nghiệp đặt máy chủ ở ngoài Việt Nam. Điều này dẫn đến mất an toàn bảo mật thông tin khách hàng và hacker dễ dàng tấn công tài khoản người dùng để đánh cắp tài khoản ngân hàng và thông tin cá nhân dẫn đến thiệt hại lớn. Vì vậy, người dùng cần phải tự ý thức bảo vệ các thông tin nhạy cảm của chính mình, tránh điền các thông tin cá nhân, nhạy cảm vào những trang web không rõ ràng.

Nguyễn Long

https://enternews.vn/doanh-nghiep-so-bi-troi-ngay-tai-san-nha-149768.html?fbclid=IwAR1j9e3DDGw9A3Y0-31SlezVxdnPF1RhWedx7mAPmeJLYZX7m_3_X2Ym98I