Shopee bắt đầu thu phí, người bán hàng nên làm gì?

Thông tin Shopee thu phí người bán trực tiếp trên mỗi đơn hàng từ ngày 01/04/2019 đã khiến cộng đồng người bán Shopee xôn xao.

Thu phí trực tiếp trên mỗi đơn hàng

Trong thông báo gửi đến người bán, Shopee sẽ thu phí thanh toán từ 1-2% với mỗi đơn hàng đơn hàng thành công từ 01/04/2019. Mức phí thanh toán được tính trên giá trị thanh toán của mỗi đơn hàng, bao gồm tổng tiền hàng và phí vận chuyển sau khi trừ khuyến mãi.

Theo đó, tùy vào phương thức thanh toán của khách hàng, người bán sẽ trả mức phí tương ứng. Cụ thể, thanh toán COD và thẻ ATM nội địa thì mức phí sẽ là 1%, thanh toán bằng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ thì mức phí 2% trên giá trị đơn hàng. Việc thu phí thanh toán bằng thẻ tín dụng/ghi nợ đã được áp dụng từ 20/02/2019 theo thông báo của Shopee.

Shopee thu phí người bán

Mức phí thanh toán của Shopee áp dụng cho người bán

Trả lời với phóng viên Nhịp Sống Kinh Tế, nhân viên Shopee xác nhận phí thanh toán sẽ được trừ trực tiếp trên giá trị đơn hàng thành công, trước khi tiền hàng được chuyển về Ví Shopee của người bán.

Sau gần 3 năm tham gia thị trường Việt Nam, sàn thương mại Shopee đã bắt đầu thu phí người bán. Trước đó, Shopee miễn phí hầu hết các chi phí cho người bán, bao gồm phí đăng ký, phí duy trì gian hàng, phí hoa hồng và các khoản phí khác. Hầu hết người bán trên Shopee đều là tiểu thương, quy mô kinh doanh nhỏ, không chuyên nghiệp. Vì vậy, việc Shopee thu phí người bán đã khiến phần lớn người bán phản ứng.

Điều này vốn đã được dự báo trước đó khi thương mại điện tử bước qua giai đoạn “trăng mật”, các sàn bắt đầu thu phí người bán, mở rộng chính sách quảng cáo để bù vào khoản đầu tư trước đó. Vì vậy, người bán cần phải luôn cập nhật tình hình và nắm bắt những cạm bẫy của thương mại điện tử và xu hướng hoạt động của các sàn để tăng doanh thu ổn định và phát triển kinh doanh trong môi trường thương mại điện tử.

Người bán Shopee ứng phó thế nào?

Sau thông báo của thu phí người bán của Shopee, hầu hết người bán đều cho biết sẽ tăng giá bán sản phẩm để bù trừ vào khoản phí này. Trên thực tế, mức phí này không đáng kể với các mặt hàng giá trị thấp. Nhưng với những sản phẩm giá trị cao như trang sức, đồ gia dụng, thiết bị chăm sóc da/sức khỏe, đồ điện tử, chi phí này chiếm một khoản khá lớn. Vì vậy, tăng giá bán là biện pháp tức thời cho vấn đề này.

Shopee thu phí người bán

Số tiền phí thanh toán bằng thẻ tín dụng của Shopee (Ảnh: Group Cháy Túi Vì Shopee)

Tuy nhiên, người bán cũng tỏ ra khá lo lắng việc tăng giá sẽ khiến Shopee áp điểm phạt cho người bán. Những điểm phạt của Shopee được gọi là “Sao Quả Tạ” dùng để xác định “Shop Yêu Thích”, khá quan trọng trong việc xác định uy tín người bán trên Shopee. Ngoài ra, điểm phạt cũng ảnh hưởng đến những ưu đãi dành cho người bán trên sàn thương mại điện tử này. Ngoài ra, việc cập nhật giá bán cũng phải thông qua sự kiểm duyệt của Shopee, khiến người bán bị động hơn do phải chờ đợi thông báo của đội ngũ Shopee, trong khi số lượng người bán lên đến 800.000 shop.

Một số người bán khác cho rằng họ sẽ gỡ bỏ tính năng thanh toán bằng thẻ tín dụng/ghi nợ. Nhưng điều này làm hạn chế lựa chọn thanh toán cho người mua, giảm vị thế cạnh tranh so với những shop khác. Đó là chưa kể hành động này còn đi ngược lại xu thế thanh toán trực tuyến trên kênh thương mại điện tử trong giai đoạn gần đây. Điều này cũng đồng nghĩa tăng tỉ lệ đơn hàng COD trên Shopee, trong khi đây là phương thức thanh toán tiềm ẩn rủi ro hủy đơn hàng, từ chối nhận hàng rất lớn. Khi đơn hàng phát sinh vấn đề, người bán phải chi trả cả phí vận chuyển (nếu đơn hàng không đủ điều kiện trợ phí vận chuyển từ Shopee) và phí chuyển hoàn. Các khoản phí này không nhỏ đối với các tiểu thương. Đây cũng chính là một trong những vấn đề hàng đầu mà người bán phải đối mặt khi bán hàng online tại Việt Nam.

Shopee thu phí người bán

Tăng giá, gỡ bỏ tùy chọn thanh toán thẻ tín dụng hoặc rút khỏi Shopee là các giải pháp của người bán

Ngoài ra, nhiều người bán có ý định rút khỏi Shopee để tìm những kênh bán hàng khác. Tuy nhiên, việc rút khỏi Shopee vào giai đoạn người dùng đã quen thuộc với Shopee không có lợi cho người bán. Nếu shop đã được yêu thích, đánh giá tích cực (4-5 sao), lượng mua lớn thì việc rút khỏi sẽ khiến shop thất thoát doanh thu và lượng khách hàng trung thành trên Shopee. Ngoài ra, mặc dù bắt đầu thu phí người bán, nhưng Shopee vẫn còn nhiều nhiều ưu đãi cho người mua, vì vậy đây vẫn là kênh mua sắm phổ biến với người mua. Như vậy, shop rút khỏi Shopee sẽ khó tiếp cận với một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Ai là người hưởng lợi khi Shopee thu phí?

Thực chất, ngoài Shopee bắt đầu thu lại từ thị trường, nhóm đối tượng khác có thể hưởng lợi gián tiếp từ chính sách này của Shopee. Đó là việc người bán Trung Quốc có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh từ sàn Shopee. Từ năm 2018, Shopee cũng như các sàn thương mại điện tử khác như Lazada, Tiki bắt đầu rộng cửa cho việc người nước ngoài bán hàng trực tiếp từ Trung Quốc.

Theo sau thông báo thu phí, hầu hết người bán sẽ tăng giá bán sản phẩm. Trong khi đó, phần lớn nguồn hàng kinh doanh của người bán Shopee thông qua xách tay từ nước ngoài hoặc nhập khẩu số lượng lớn từ Trung Quốc. Nếu kinh doanh các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc, rất khó để người bán Việt cạnh tranh nếu tăng giá bán, so với những người bán dropshipping từ Trung Quốc. Họ có lợi thế về nguồn hàng giá rẻ nhất thế giới và được tiếp cận với nguồn hàng giá gốc, nên có thể không cần tăng giá bán hoặc chỉ tăng nhẹ mà vẫn có thể bù với chi phí thanh toán từ Shopee. Do đó, chính sách từ Shopee có thể gây bất lợi lớn cho người bán Việt về nhiều mặt.

Shopee thu phí người bán

Lợi thế về giá trên cùng một sản phẩm của người bán nước ngoài so với người bán Việt

Người bán Việt nên làm gì?

Thực tế là bạn vẫn nên tận dụng nguồn khách hàng tiềm năng sẵn có trên Shopee để tăng trưởng tốt về mặt doanh thu. Tuy nhiên, đừng phụ thuộc quá nhiều vào Shopee bởi những cạm bẫy tiềm ẩn, trước nhất là chính sách thu phí thanh toán. Phía người bán phải luôn chú trọng xây dựng thương hiệu thống nhất qua nhiều kênh bán hàng khác nhau để hạn chế nguy cơ về sau.

Bán hàng qua Facebook tuy không được xem là phương pháp chính thống, tuy nhiên đây vẫn là kênh bán rất hiệu quả của đa phần người bán. Ngoài phổ khách hàng rộng, bạn có thể quản lý toàn bộ dữ liệu khách hàng của mình cho các chiến dịch marketing kế tiếp. Ngoài ra, bán cũng nên xây dựng một website bán hàng riêng để bán hàng chuyên nghiệp hơn và thuận lợi khi rút khỏi Shopee nếu có rủi ro phát sinh.

Ngoài ra, người bán cũng nên xem xét việc tối ưu nguồn hàng để có lợi thế cạnh tranh về giá đối với các mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc. Nếu có thể hãy tìm những hướng đi mới để giảm áp lực chi phí từ các sàn thương mại điện tử cũng như cạnh tranh giữa những người bán.

>>>> Xem bài viết gốc và giải pháp tại đây: https://netsale.asia/vi-vn/blog/shopee-thu-phi-nguoi-ban-hang-online/

Netsale là nền tảng bán hàng dropshipping toàn diện nhất cho người bán tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi kết nối trực tiếp với nguồn hàng giá tốt từ Trung Quốc, mang đến giải pháp tối ưu về nguồn hàng cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể đăng bán sản phẩm dễ dàng trên các kênh trực tuyến mà không lo ngại rủi ro về tồn kho. Mọi hoạt động xử lý đơn hàng, mua hộ, vận chuyển, giao hàng sẽ được Netsale đảm nhận.

Tìm hiểu thêm tại https://netsale.asia hoặc liên hệ với chúng tôi qua email [email protected] để được tư vấn thêm.