Ưu nhược điểm của các hình thức quảng cáo trên phương tiện công cộng- xe bus

Ngày nay với xu hướng di chuyển liên tục và cuộc sống bận rộn của người tiêu dùng, các nhãn hàng hay các công ty truyền thông phải tận dụng hết các phương tiện truyền thông để truyền tải thông điệp và quảng bá hình ảnh đến người tiêu dùng mọi lúc mọi nơi.

Tận dụng lưu lượng lưu thông lớn trên xe bus( trung bình hơn 1 triệu lượt mỗi ngày), với kích thước lớn và luôn di chuyển kể cả các ngày lễ tết, dán các banner và poster quảng cáo luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp muốn quảng cáo trên các phương tiện giao thông.

Hiện nay, tại Hà Nội có khoảng 1200 chiếc xe Bus hoạt động với 2/3 số lượng trong khu vực nội đô và còn lại đi các khu vực ngoại thành. Xe Bus nội đô và từ nội đô đi các huyện ngoại thành được đánh số từ 1 tới 79, với các tuyến Bus kế cận từ Hà Nội đi các tỉnh từ 202 tới 209.

Xe Bus đi theo lộ trình cố định và không được thay đổi lộ trình dù đường có tắc hay thời tiết như thế nào đi chăng nữa.

Chính vì thế các nhãn hàng đã tận dụng tối đa tính đa di năng với đa dạng các hình thức quảng cáo của xe buýt để khai thác triệt để tất cả các vị trí của loại phương tiện này.

Quảng cáo xe buýt có 4 hình thức chính : Dán thân xe bus, dán tay cầm, poster trên xe và màn hình LCD ( SAGA MEDIA đang phát triển và độc quyền hình thức quảng cáo này).

  1. Dán thân xe buýt.

Quảng cáo trên xe bus được đánh giá là hình thức quảng cáo trực quan hiệu quả vì nó như một cái pano di động trong thành phố chật chội này (nhưng sự thật là không có đo lường cụ thể và không thể đo lường cụ thể). Người tham gia giao thông không thể không nhìn nó. Không thể không bị nó đập vào mắt khi cùng xe lăn bánh trên đường hay vô tình bị nó nhảy chồm vào mặt lúc đang ngu ngơ tay cầm điếu thuốc, bên ly cafe nhìn ra đường vô thức.

Tuy nhiên hình thức quảng cáo này lại có một số nhược điểm nhất định. Xe Bus hoạt động thời gian từ 5h mỗi ngày tới 22h và có thể chênh lệch 30' tùy tuyến. Thời gian xe Bus di chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối trung bình 1h và sau đó nghỉ 15' để tiếp tục hành trình cứ như vậy cho hết ngày làm việc. Mỗi xe Bus chạy đủ 365 ngày trong năm ngoại trừ rất nhiều ngày "ngủ ở xưởng" để bảo dưỡng, sửa chữa hay nằm trong bãi xe công an nếu gây tai nạn. Như vậy mỗi tuyến xe bus với 30-35 xe/ tuyến nhưng chỉ có 80% số xe lưu thông từ 20-24 ngày/ tháng, gây ra thiệt thòi cho khách hàng khi không kiểm soát được tính hiệu quả của quảng cáo. Bên cạnh đó, chi phí sửa sang và dán trên thân xe khá cao, chưa kể với hình thức dán thân xe và môi trường ngoài trời, các mẫu dán dễ bị bong tróc và dính bẩn; gây nên hình ảnh không đẹp của nhãn hàng đối với khách hàng.

Bên cạnh đó Theo quy định của Luật Quảng cáo (có hiệu lực từ ngày 1/1/2013), quảng cáo trên phương tiện giao thông không phải xin giấy phép thực hiện quảng cáo tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch như quy định trước đây nữa.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần phải thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Quảng cáo, cụ thể: Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông.

Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông.

Ưu nhược điểm của các hình thức quảng cáo trên phương tiện công cộng- xe busƯu nhược điểm của các hình thức quảng cáo trên phương tiện công cộng- xe bus

2. Quảng cáo trên tay cầm xe buýt

Tay cầm xe bus là công cụ hỗ trợ an toàn và cân bằng cho hành khách khi đi xe buýt. Tay cầm xe bus thông thường được làm bằng loại nhựa cứng màu xám để đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ. Tuy nhiên với các tay cầm thực hiện quảng cáo sẽ được sản xuất bằng chất liệu nhựa trong cao cấp, vừa có độ bền cao, vừa dễ dàng làm nổi bật hình ảnh, sản phẩm được quảng cáo bên trong.

Tuy nhiên với hình thức quảng cáo này khách hàng sẽ khó tiếp cận đến hình ảnh quảng cáo một cách thân thiện nhất, vì tay cầm để ở vị trí khá cao, muốn nhìn thấy marquette, khách hàng cần ngước lên và rất khó nhìn.

Ưu nhược điểm của các hình thức quảng cáo trên phương tiện công cộng- xe bus

3. Dán Poster trong xe.

Poster chỉ được phép dán ở một số vị trí nhất định, thường là những vị trí như bên hông xe hoặc trên nóc chéo của xe, điều này gây khó khăn khi tiếp cận đến khách hàng, nhất là vào giờ cao điểm, lượng người trên xe buýt khá đông, chen chúc khiến cho các poster bên hông xe bị che khuất hoặc thậm trí không được để ý đến.

4. Quảng cáo TVC/ Video qua màn hình LCD

Hiện tại SAGA MEDIA đang phát triển và nâng cấp hệ thống quảng cáo buýt thông qua lắp đặt các màn hình LCD trên xe buýt.

Hệ thống được SAGA sử dụng box cloud để kiểm soát tiến độ, tần suất xuất hiện quảng cáo và thông qua hệ thống, nhãn hàng có thể kiểm soát được quảng cáo của mình đang được trình chiếu trên tuyến nào, những quảng cáo trên các tuyến trên xe được bảo trì sẽ được lưu giữ số gói để trình chiếu cho lần chạy tiếp theo. Khách hàng sẽ không phải trả tiền cho những xe mang hình ảnh quảng cáo của chính mình nằm đắp chiếu ở trạm bảo dưỡng. Bên cạnh đó, nhãn hàng có thể trình chiếu những TVC hay những video quảng cáo đầy thú vị thay vì những hình ảnh tĩnh đầy nhàm chán truyền tải thông tin hạn chế.

Ưu nhược điểm của các hình thức quảng cáo trên phương tiện công cộng- xe bus

Ưu nhược điểm của các hình thức quảng cáo trên phương tiện công cộng- xe bus