Sản phẩm “nhàm chán” và Influencer Marketing hiệu quả: Câu chuyện về cách truyền tải
Không khó để xác định những sản phẩm phù hợp với phương pháp influencer marketing. Chúng có khả năng tạo hiệu ứng thị giác mạnh, hoặc rất thú vị, hay thời thượng (hoặc cả ba yếu tố trên). Và chúng ngay lập tức được coi là một phần của lối sống trong mơ. Vậy còn những sản phẩm “nhàm chán” - dẫu giúp cải thiện cuộc sống của chúng ta nhưng không có sức hấp dẫn thị giác hay không được coi là “sang chảnh” - thì sao?
Phải chăng những thương hiệu này nên tránh xa marketing trên các phương tiện truyền thông xã hội chỉ vì triển vọng thành công trên những nền tảng này khá mơ hồ? Câu trả lời chắc chắn là “Không”.
Quả thực, ngoài những sản phẩm có tiềm năng quảng cáo cố hữu như mỹ phẩm, thời trang cao cấp và thực phẩm – những ngành thống trị Influencer Marketing – thật khó để có một cái nhìn toàn diện về tiềm năng tạo tương tác của các sản phẩm khác. Tuy nhiên, sự quyến rũ vốn có không phải là một tiêu chỉ bắt buộc để thành công trong không gian marketing trên các nền tảng truyền thông xã hội. Tất cả phụ thuộc vào cách truyền tải của influencer.
Bất cứ thương hiệu nào cũng được lợi nhờ marketing
Lợi thế của influencer nằm ở khả năng định hình một câu chuyện sao cho thông điệp của nó thực sự phù hợp với sản phẩm. Các thương hiệu (bất kể định nghĩa “thú vị” của chúng là gì) đều có thể tận dụng lợi thế này để thu hút khán giả mục tiêu. Influencer marketing đem đến một cơ hội độc đáo cho các nhà quảng cáo hướng dẫn, truyền cảm hứng và thậm chí khơi gợi sự tò mò của người mua hàng tiềm năng đối với sản phẩm và lợi ích mà các sản phẩm đó mang lại.
Để thành công, việc truyền tải thông điệp của mỗi chiến dịch marketing không chỉ đơn thuần là một bản chào hàng – sắc thái của thông điệp phải đồng bộ với chủ đề của sản phẩm và việc truyền tải phải “chân thật”. Influencer marketing tích hợp cả ba yếu tố trên có thể xoay chuyển quỹ đạo kinh doanh của một thương hiệu.
Truyền tải thông điệp hiệu quả có thể bù trừ cho ‘nội dung được tài trợ’
Tiết lộ quan hệ tài trợ giữa nhãn hàng và influener trên các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội là điều bắt buộc để đảm bảo tính minh bạch của hoạt động quảng cáo và marketing. Mặc dù bài đăng gắn với nhãn “được tài trợ” có thể nhận được những cái nhíu mày dè chừng của khán giả, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ không tin vào tính chân thực của nội dung. Theo một nghiên cứu của Time, cứ ba người tiêu dùng thì có hai người tin tưởng nội dung được cộp mác có tài trợ hơn là quảng cáo truyền thống.
Tuy nhiên, khi influencer đầu tư chất xám để truyền tải thông điệp của nhãn hàng, người đọc sẽ không có cảm giác rằng món hàng này đang được bán một cách gượng ép và sẽ cảm thấy tò mò hơn về sản phẩm. Do đó, các thương hiệu nên bắt tay hợp tác với những influencer có sự yêu thích thực sự đối với sản phẩm. Điều quan trọng là influencer có thể tạo ra và duy trì một liên kết tự nhiên giữa một thương hiệu với các follower của họ.
Nếu một influencer thu hút follower dựa trên sự ủng hộ của mình dành cho lối sống có ý thức về môi trường và carbon thấp lại bắt tay vào quảng cáo một chiếc xe bán tải hạng nặng, follower của người đó chắc chắn sẽ đặt dấu chấm hỏi về động cơ của influencer đó, và khi ấy, nội dung được tài trợ sẽ trở thành một rắc rối thực sự.
Truyền tải hiệu quả sẽ giúp tăng tương tác
Khán giả ngày nay có thể cảm nhận được một mối quan hệ hoặc thông điệp không chân thành. Influencer có thể giả mạo lượng follower, nhưng giả mạo lượng tương tác lại khó hơn gấp bội. Influencer có tỉ lệ tương tác cao hơn, nhất quán hơn là những người đã thu hút được đông đảo follower trung thành có chung mối quan tâm. Nếu influencer đưa ra những thông điệp xác thực, tiềm năng tạo tương tác thực sẽ lớn hơn nhiều.
Truyền tải hiệu quả có thể xây dựng mối quan hệ
Mối quan hệ là tất cả, quyết định khả năng kích thích và giữ chân người mua hàng. Nói chuyện với khán giả của bạn với thái độ kẻ cả, dạy dỗ họ hoặc khiến họ cảm thấy nhàm chán – là ba cách mà một nhãn hàng có thể mất khách vĩnh viễn. Bằng cách hợp tác với influencer chất lượng, những người biết cách tiếp cận khán giả mục tiêu một cách thông minh, các thương hiệu có thể tạo ra kết nối giữa sản phẩm của mình và những khách hàng trung thành, từ đó giúp tạo ra doanh thu, bất kể là sản phẩm có “thú vị” hay không.
Không phải mọi thương hiệu đều phù hợp với mọi kênh marketing. Nhưng bất kỳ thương hiệu nào, trong bất kỳ lĩnh vực nào, đều có thể sử dụng influencer marketing để thu hút người mua hàng và phát triển kinh doanh.
Hãy điểm qua một vài ví dụ về influencer marketing từ một số influencer rất đa năng (đại diện cho một số sản phẩm không-mấy-thú-vị) có cách truyền đạt hiệu quả và có đầu tư chất xám để để tạo tương tác và thúc đẩy bán hàng.
Nicole và DivaCup
Trong bài đăng này, Nicole khám phá chủ đề chưa-bao-giờ-thú-vị về việc làm thế nào để phụ nữ có thể sinh hoạt thoải mái hơn trong kỳ kinh nguyệt.
Influencer này trình bày một loạt các kỹ thuật quản lý vi lượng đồng căn một cách tự nhiên và đầy thuyết phục, đồng thời vẫn không quên dành trọn sự chú ý cho sản phẩm DivaCup của nhà sản xuất tài trợ cho bài viết.
Mặc dù sản phẩm này còn đầy mới lạ với một số người và là một dấu hỏi lớn đối với nhiều người, nhưng cách truyền tải đầy hiểu biết và cảm thông của Nicole ngay lập tức khiến những nhận định của cô về tính hiệu quả của DivaCup có sức thuyết phục và giảm thiểu mọi vấn đề có thể xảy đến do bài đăng được tài trợ.
Nhưng giá trị cốt lõi trong cách truyền đạt của Nicole là sự thẳng thắn tuyệt đối – phẩm chất này giúp thông điệp trở nên chân thực hơn, và chân thực là chìa khóa dẫn tới một kế hoạch influencer marketing có sức ảnh hưởng. Cô không ngần ngại đưa ra nhận xét hết sức trung thực, và thậm chí không dễ nghe, trong video quảng cáo sản phẩm chiếu vào thời gian nghỉ của chương trình Dancing With the Stars, và bằng cách đó, cô vừa ghi nhận tâm lý bất an của người dùng, xoa dịu họ và khuyến khích họ dùng thử sản phẩm. Đó là sức mạnh truyền đạt có mục đích thông qua influencer.
Chastity và Pennzoil
Có thể cho rằng nhiều người mua hàng ước rằng họ hiểu biết và thông thạo những công việc DIY (do-it-yourself) như bảo dưỡng xe hơi. Trong khi quảng cáo truyền thống trong lĩnh vực phụ tùng ô tô luôn nhắm tới việc thúc giục người tiêu dùng đứng lên và hành động, thì bài đăng của Chastity trên trang A Cowboy's Life có hiệu quả hơn trong việc tạo động lực cho người đọc và thúc giục họ hành động – đầu tiên là tới các cửa hàng, sau đó là chui dưới mui xe.
Đối với một số người, bảo dưỡng ô tô là một công việc đơn giản, song với nhiều người khác, nó lại là một công việc kinh hoàng. Do đó, họ thường phải làm một chuyến tới các các cửa hàng cơ khí chỉ để thực hiện những thao tác bảo trì dễ dàng. Tuy nhiên, với hướng dẫn và chỉ dẫn được truyền tải đúng cách, ngay cả những người lóng ngóng nhất cũng bị thuyết phục mua các phụ tùng cần thiết và xắn tay áo lên tự bảo dưỡng cho chiếc xe của mình.
Gạt sang một bên sắc thái có phần sỗ sàng trong các thông điệp quảng cáo thường thấy của loai sản phẩm này, Chastity truyền đạt một cách đơn giản và dễ hiểu. Bằng cách đó, cô đã giúp Pennzoil và Walmart thu hút thêm được những khán giả vốn thường ngồi thoải mái chờ đợi chiếc xe của mình được bảo trì ở các trung tâm bảo dưỡng.
Bằng cách biến blog của mình và đường lái trở thành một “không gian an toàn” cho những tay mơ về bảo dưỡng ô tô, vị influencer này giúp độc giả có thể tự mình giữ cho xe của họ chạy trơn tru và an toàn - với trợ giúp từ sự tài trợ của nhãn hàng.
Đó là một ví dụ về việc phương thức truyền tải thông điệp chu đáo của influencer có thể tạo ra tương tác kích-hoạt-người-mua-hàng – thông qua những lời khuyên trên mạng.
Maria và Poo - Pourri Before-You-Go
Trong bài đăng của mình với tiêu đề “4 cách để từ Người Mơ Mộng trở thành Người Thực Thi”, Maria vừa quảng bá cuốn sách self-help của cô “The Woo of Poo”, vừa quảng báo sản phẩm bình xịt vệ sinh Poo ~ Pourri Before-You-Go. Cô đưa ra những bình luận sôi nổi, thú vị và chân thành về việc cô muốn làm và đạt được nhiều thành tựu hơn, nhờ đó, cô ngay lập tức nhận được sự tín nhiệm cho chính cô và sản phẩm mà cô được tài trợ.
Bài đăng này là bằng chứng tiêu biểu cho những “cuộc hội thoại” giàu nội dung và có khả năng tạo dựng quan hệ, chỉ có thể được thực hiện thông qua influencer marketing đích thực. Bằng cách quảng bá sản phẩm và đưa ra thông điệp tích cực một cách đầy tinh tế, vị influencer này đã đem lại cho độc giả của mình thông tin truyền cảm hứng cũng như thông tin mua hàng theo một tỷ lệ hoàn hảo, và có tác dụng kích thích họ mua sắm. Cứ thử đạt được điều này chỉ với một mẩu quảng cáo kéo dài 30 giây xem, chúc may mắn nhé.
Những influencer này đã kết hợp sắc thái biểu đạt và chủ đề một cách chính xác và sáng tạo để không chỉ tạo tính chân thực mà còn giữ chân độc giả trong khi đưa ra những thông điệp thuyết phục. Với cách thức biểu đạt sáng tạo – chìa khóa thành công của marketing truyền thông xã hội, những influencer này đã gắn kết khán giả của họ một cách tuyệt vời. Điều này khó có thể đạt được nếu thông qua các phương tiện truyền thông truyền thống. Với cách truyền tải phù hợp từ influencer phù hợp, mọi thứ đều có thể.
Để dễ dàng tìm kiếm các nhãn hàng tiềm năng, hãy đăng ký trở thành influencer tại Hiip theo đường link https://hiip.asia/influencer. Bạn cũng có thể đăng ký sử dụng Hiip như một nhãn hàng tại https://hiip.asia/advertiser. Với mạng lưới hơn 3,000 influencer được phân loại thông minh nhờ vào AI (trí tuệ nhân tạo) và Big Data, Hiip sẽ giúp bạn chọn được các gương mặt đại diện phù hợp một cách nhanh chóng và tiện lợi.
*Nguồn: Adweek