Marketer Kurokawa Kengo
Kurokawa Kengo

Founder / CEO @ Asia Plus Inc.

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam: Xu hướng và các động cơ tiềm năng thúc đẩy phát triển

Thị trường mỹ phẩm trang điểm ở Việt Nam vẫn còn tương đối nhỏ so với các nước trong khu vực.

Năm 2014, theo ước tính của Viện nghiên cứu Yano Nhật Bản, quy mô thị trường mỹ phẩm trang điểm của Việt Nam đạt 600 triệu USD, chỉ bằng 1/6 Thái Lan và 1/5 Indonesia. Tuy vậy, Việt Nam là một trong những thị trường mỹ phẩm tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Mức tăng trưởng cao của thị trường mỹ phẩm trang điểm Việt Nam được phản ánh trong sự gia tăng số lượng người trang điểm cũng như số tiền họ chi trả cho những sản phẩm mỹ phẩm. Công ty Asia Plus đã tiến hành khảo sát việc sử dụng mỹ phẩm trang điểm của gần 500 phụ nữ trong độ tuổi 16-39 trên toàn quốc. Kết quả cho thấy trong vòng 3 năm gần đây, số lượng phụ nữ có trang điểm tăng từ 76% lên 86%, đồng thời, số người trang điểm thường xuyên (ít nhất 4 lần/tuần) cũng tăng từ 35% lên 39%.

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam: Xu hướng và các động cơ tiềm năng thúc đẩy phát triển

Hiện tại, một phụ nữ Việt Nam chi trung bình 300,000 đồng/tháng cho các sản phẩm trang điểm, cao gấp đôi so với 2 năm trước. Số phụ nữ chi 500.000 đồng trở lên/tháng cho mỹ phẩm trang điểm chiếm 15%. Sự gia tăng mức chi tiêu trung bình này chủ yếu đến từ những phụ nữ trẻ trong độ tuổi 20-29 có thu nhập hàng tháng từ 20 triệu đồng trở lên.

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam: Xu hướng và các động cơ tiềm năng thúc đẩy phát triển

Có một số yếu tố có thể thúc đẩy sự phát triển tiếp tiếp diễn của thị trường mỹ phẩm Việt Nam trong những năm tới. Động cơ đầu tiên phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử khiến cho việc mua sắm mỹ phẩm trở nên thuận tiện hơn đối với người tiêu dùng. Hiện nay, có tới 57% số người dùng mỹ phẩm đã mua sản phẩm trang điểm online bởi sự “tiện lợi” (44%), “đa dạng sản phẩm” (43%) và “giá cả” (40%) của kênh mua sắm này. Shopee, Lazada, và Facebook là ba trang mua sắm mỹ phẩm online có nhiều người dùng nhất. Ứng dụng điện thoại (mobile app) được ưa chuộng khi mua sắm vì khách hàng có thể thao tác dễ dàng và nhanh chóng. 50% số người mua mỹ phẩm online đặt mua sản phẩm hàng tháng.

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam: Xu hướng và các động cơ tiềm năng thúc đẩy phát triển

Với việc nhóm khách hàng không trang điểm thường xuyên đang chiếm một phần không nhỏ, thị trường mỹ phẩm Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Số người chỉ trang điểm vào các sự kiện đặc biệt như đám cưới, đám tiệc chiếm tới 33%, chưa kể tới những người chỉ trang điểm một, hai lần/tuần hoặc ít hơn. Lý do không trang điểm thường xuyên có thể bởi không có thói quen trang điểm hàng ngày, lười trang điểm hoặc da nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Một rào cản rất lớn khác khiến cho nhiều người ngần ngại không trang điểm thường xuyên là do nỗi sợ mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường. Nếu các nhãn hàng mỹ phẩm có thể kích thích nhóm khách hàng này sử dụng sản phẩm trang điểm thường xuyên hơn thông qua các chiến lược và thông điệp marketing, tiềm năng chưa khai thác của thị trường còn nhiều hứa hẹn.

Cuối cùng, hệ thống giao thông công cộng sắp được đưa vào hoạt động có thể là một yếu tố dẫn tới sự thay đổi hành vi trang điểm của người tiêu dùng và do đó, tác động tới sự phát triển của thị trường mỹ phẩm. Đây là điều đã xảy ra tại Trung Quốc và Thái Lan. Khi mà nhiều người có thể nhìn thấy bạn ở bên ngoài, nhiều khả năng bạn sẽ để tâm hơn tới việc chăm chút bề ngoài của mình. Xu hướng tương tự có thể xảy ra ở Việt Nam giống như các nước láng giềng trước đây khi tỷ lệ sử dụng xe máy ít đi (đồng nghĩa với việc phụ nữ ít phải bịt khẩu trang, mặc áo, váy chống nắng…) và các phương tiện giao thông công cộng được sử dụng phổ biến hơn.

Với sự kết hợp của công nghệ hàng đầu và kiến thức chuyên gia trong ngành nghiên cứu thị trường, Asia Plus luôn theo dõi và cập nhật những xu hướng thị trường mới nhất để đồng hành với doanh nghiệp con đường phát triển thành công.

Đọc báo cáo đầy đủ tại đây. Đọc thêm nhiều báo cáo thị trường mới nhất MIỄN PHÍ của Q&Me tại đây. Quý khách hàng có có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email [email protected] hoặc số điện thoại (+84) 2839 100 043 để có thêm thông tin chi tiết.