Ngành khách sạn phản ứng thế nào trước Airbnb và làn sóng sharing economy?

Sharing economy (hay còn gọi là kinh tế chia sẻ, tiêu dùng cộng tác) là mô hình kinh tế kiểu mới khuyến khích người tiêu dùng thoải mái chia sẻ với nhau nguồn tài nguyên có sẵn thay vì bỏ phí chúng. Công nghệ đóng góp một phần quan trọng trong việc đẩy nhanh phát triển khái niệm sharing economy, tạo thuận tiện cho người dùng tiếp cận tài nguyên rẻ dễ dàng hơn. Khách sạn cũng là một ngành nghề chịu sự “tấn công” từ mô hình kinh tế mới này.Ngành khách sạn phản ứng thế nào trước Airbnb và làn sóng sharing economy?

Doanh nghiệp khách sạn phản ứng thế nào trước làn sóng sharing economy/ Airbnb?

Sharing economy/ Airbnb vs ngành khách sạn

Được thành lập năm 2008, Airbnb là một trang web cung cấp dịch vụ cho phép người dùng đăng ký cho thuê và đặt chỗ ở. Tương tự như mô hình kinh doanh của Uber, khách trọ có thể liên hệ với chủ nhà bất cứ khi nào và để lại lời nhận xét sau thời gian thuê.

Tính tới thời điểm hiện tại, dịch vụ của Airbnb đã được phổ biến tại hơn 192 quốc gia với số lượng người dùng lên đến hơn 4 triệu trên toàn thế thế giới. Mặc dù ngày càng phát triển, một vài tập đoàn khách sạn nổi tiếng như Marriott, Four Seasons và Hilton lại không cho rằng Airbnb là một đối thủ họ phải quan ngại vì doanh thu và lượng khách đặt phòng của họ vẫn chưa có dấu hiệu bị ảnh hưởng.

Một điều chắc chắn rằng Airbnb đang từng bước cách mạng hóa cách thức hoạt động của ngành khách sạn, giữ cho giá phòng ở mức cạnh tranh và cung cấp cho khách du lịch những lựa chọn nơi ở vừa túi tiền, lại tiện lợi ngay tại trung tâm của những địa điểm du lịch nổi tiếng.

Mô hình kinh doanh của Airbnb

Lời nhận xét của khách hàng là một trong những công cụ giúp gầy dựng lòng tin và củng cố mối quan hệ giữa các khách hàng của Airbnb (khách đặt phòng và chủ cho thuê). Nếu khách đặc biệt hiếu khách và nhận được nhiều đánh giá cao, họ sẽ được trao danh hiệu “superhost/ superguest” giúp mở ra cho họ nhiều tiện ích đặc biệt.

Nhìn chung, phương thức hoạt động này không mới. Với tốc độ công nghệ phát triển hiện nay, ngay cả khi Airbnb không xuất hiện thì du khách vẫn có thể tận dụng những nền tảng dịch vụ khác để đánh giá một khách sạn bất kỳ (ví dụ như Yelp, Expedia hoặc Tripadvisor). Điều này chắc chắn sẽ tác động đến quyết định chọn khách sạn của những du khách khác.

Khi mới thành lập, Airbnb chỉ có duy nhất một loại hình dịch vụ là cho thuê phòng. Khi danh tiếng của công ty ngày càng tăng, Airbnb cho ra đời thêm một loạt những dịch vụ khác, điển hình là loại hình nhà cho thuê phong phú hơn (căn hộ studio, condo, toàn bộ nhà), dịch vụ “Experiences” (workshop, tour du lịch, sự kiện, hoạt động nổi bật…), dịch vụ “Restaurant”, và gần đây nhất là dịch vụ “Uniques” (danh sách những kiểu nhà độc đáo như nhà cây, tàu, lều…)

Cùng với việc làm phong phú thêm dịch vụ cho khách và chủ nhà, Airbnb còn giới thiệu một loạt những chương trình chăm sóc khách hàng hấp dẫn nhằm tăng lượng người dùng và thu hút thêm khách mới.

Cách định giá của Airbnb

Chủ nhà có quyền tự do định giá cũng như thời gian hoạt động mong muốn khi đăng ký tài khoản với Airbnb để cho thuê. Điều này có thể gây bất lợi cho những doanh nghiệp khách sạn nhỏ hoặc những thành phố có ít khách sạn. Trong mùa cao điểm, Airbnb có thể hạ thấp giá phòng và lượng khách đặt phòng mặc dù các khách sạn đã kín lịch đặt.

Thêm vào đó, một số chủ nhà tính thêm các phụ phí như phí dọn dẹp và phí dịch vụ, cộng thêm yếu tố địa lý (chi phí ăn ở tại các siêu thành phố sẽ đắt đỏ hơn) đồng nghĩa với một nhà cho thuê của Airbnb đôi khi cũng không rẻ hơn phòng khách sạn là bao.

Mặc dù các tập đoàn khách sạn quốc tế không thừa nhận tầm ảnh hưởng của Airbnb, công ty đang ngày càng lớn mạnh. Gần đây, Airbnb vừa thu mua lại Luxury Retreats, một nền tảng đặt nơi ở cao cấp, đồng thời còn cho ra mắt Airbnb Plus, một dịch vụ cho thuê nhà đã qua kiểm định về chất lượng và được sở hữu bởi những chủ nhà có lịch sử trong sạch, đánh giá cao. Có thể thấy Airbnb đang có ý định thâm nhập vào thị trường khách sạn cao cấp thông qua những loại hình dịch vụ đa dạng, được tuyển chọn đặc biệt.

Phản ứng của ngành khách sạn trước sự phát triển của sharing economy

Không ít tập đoàn cho rằng mô hình hoạt động của Airbnb tương tự như một khách sạn, vì vậy công ty phải đóng thuế và tuân thủ theo đúng quy định của ngành. Tuy nhiên, mỗi nước lại có một quy định, loại thuế và luật quản lý tài sản khác nhau, khiến cho cả người dùng nói chung và chủ cho thuê tại Airbnb nói riêng không khỏi lo ngại. Ví dụ, tại một số tiểu bang của Hoa Kỳ, việc cho thuê căn hộ ngắn hạn (dưới 30 ngày) là bất hợp pháp trừ khi chủ nhà cùng hiện diện trong thời gian khách lưu trú.

Trong năm 2016, dưới sự hỗ trợ của Ủy ban Thương mại Liên bang và tiểu bang New York, Hiệp hội Khách sạn và Nhà nghỉ Hoa Kỳ đã điều tra tác động của Airbnb đến giá nhà tại địa phương. Kết quả cho biết một bộ phận chủ nhà đăng ký dịch vụ tại Airbnb, trên thực tế, là những doanh nghiệp thương mại đang hoạt động bất hợp pháp. Một số Airbnb khác đang hoạt động tại những khu dân cư đã ảnh hưởng tiêu cực đến bầu không khí chung của cộng đồng, đe dọa giá nhà và sự an toàn tại địa phương.

Một trong những thử thách lớn nhất mà ngành khách sạn phải đối diện chính là chi phí đầu tư cố định. Các khách sạn không thể tự do đóng/mở cửa bất cứ khi nào họ muốn. Thêm vào đó, họ còn phải đối diện thử thách giữ cho giá thành cạnh tranh khi Airbnb luôn có mặt và sẵn sàng hạ thấp giá cho thuê.

Tựu trung, ngành khách sạn cần phải cải tiến. Những trang web chia sẻ, cho thuê nhà như Airbnb sẽ ngày càng trở nên phổ biến vì khách hàng đang dần nhận ra lợi ích và sự tiện dụng mà những dịch vụ này đem đến. Cũng như Airbnb bắt đầu cho ra đời những kiểu nhà độc đáo, những gói dịch vụ trải nghiệm mới mẻ, khách sạn cũng đang tìm kiếm những giải pháp sáng tạo nhằm tối ưu hóa doanh thu bằng cách biến những khu vực khách sạn ít sử dụng thành nơi tổ chức sự kiện.

Những tập đoàn khách sạn cao cấp không nên phớt lờ tầm ảnh hưởng của Airbnb. Nền kinh tế chia sẻ sẽ tiếp tục phát triển rộng khắp, Airbnb sẽ làm “rúng động” thị trường khách sạn và cả doanh thu của cả ngành tương tự như cách Uber đã tác động đến ngành taxi truyền thống.

Bài viết này liệu có mang lại cho bạn những thông tin bổ ích? Hãy đăng ký ngay tại ĐÂY để liên tục cập nhật những bài viết và thông tin mới nhât với TRG Newsletter dành cho CEO / CFO / CIO / HRM.

Về TRG International

TRG International là công ty chuyên cung cấp các giải pháp quản lý IT, tài năng và cả dịch vụ ăn uống. Chúng tôi không ngừng hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển bền vững và đột phá. Các hoạt động về tuyển dụng và nuôi dưỡng tài năng phù hợp cho từng vị trí trong tổ chức được TRG thực hiện âm thầm nhưng mang lại hiệu quả đáng kể. Chúng tôi đã giúp hơn 1,000 khách hàng tại 80 quốc gia loại bỏ những vấn đề đáng lo ngại về quản lý mạng và tập trung phát triển cốt lõi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các dịch vụ ăn uống do TRG cung cấp đã góp phần đem đến cho khách hàng thêm nhiều sựa lựa chọn, thúc đẩy thị trường ăn uống của Việt Nam thêm phát triển.

Tim hiểu thêm về chúng tôi tại: TRG Blog