Công cụ dùng nghiên cứu trong các chiến dịch Content Marketing
Bắt trend
Làm content theo xu hướng là cách nhanh nhất để thu thút người dùng quan tâm. Nó đòi hỏi bạn phải theo dõi thường xuyên những gì đang sảy ra và ảnh hưởng đến đối tượng mục tiêu.
1.Google Trend
https://trends.google.com.vn/trends
Công cụ giúp tìm kiếm nội dung đang được mọi người quan tâm thông qua hành vi tìm kiếm trên Google.
2. Youtube Thịnh Hành
https://www.youtube.com/feed/trending
Nghiên cứu các Video đang được quan tâm trên Youtube. Bạn có thể đổi địa điểm hoặc chủ đề để nghiên cứu để tìm được Video thịnh hành phù hợp.
3. Twitter #Hashtag
https://twitter.com/hashtag/martod
Twitter đề xuất các #hashtag được sử dụng nhiều nhất dựa trên vị trí và người theo bạn theo dõi. Bạn cũng có thể thay đổi nó để nhận kết quả nghiên cứu tốt hơn.
4. SocialHeat
https://www.younetmedia.com/socialheat-social-monitoring
SocialHeat là một sản phẩm của Younet (một công ty có trụ sở tại Việt Nam). Đây là công cụ có thể hỗ trợ tìm các chủ đề nóng trên mạng xã hội. Ngoài ra nó còn có một số chức năng khác như theo dõi thương hiệu, phân tích nhân khẩu học… Bạn có thể đọc thêm ở đường dẫn trên.
Tìm ý tưởng cho nội dung
Theo dõi những chủ đề nóng, những vấn đề khách hàng gặp phải thông qua từ khóa, đối thủ hoặc ngành nghề. Khi đã có dữ liệu chúng ta có thể phân tích và lên kế hoạch content cụ thể.
1. BuzzSumo
https://app.buzzsumo.com/research/content
Công cụ Content Analyzer của BuzzSumo giúp bạn tìm ra content có được nói đến nhiều nhất trên dựa trên Social Media. Bạn có thể lọc theo thời gian, địa điểm, ngôn ngữ, số lượng từ…
2. Social Search
https://www.socialbakers.com
Tìm kiếm nội dung theo từ khóa nhưng tập trung vào tìm nội dung mới. Điểm cộng nữa là tìm trên đa nền tảng như Facebook, Youtube, Website…
3. Quora
https://www.quora.com
Quora là trang để mọi người đặt câu hỏi về vấn đề gặp phải sau đó sẽ được đề xuất cho những người có liên quan trong lĩnh vực trả lời. Đây là môi trường tốt để nghiên cứu những vấn đề mà người dùng gặp phải từ đó lên ý tưởng Content.
4. SMCC
https://smcc.vn
Đây là một công cụ Social Listening được phát triển ở Việt Nam. Nó giúp bạn theo dõi thương hiệu và chủ đề nội dung trên Social Media. Nghiên cứu đối tượng mục tiêu đang ban luận về vấn đề gì, từ đó hỗ trợ tạo Viral Content.
Tìm nội dung hoạt động tốt
Tìm nội dung đã mạng lại hiệu quả cho chiến dịch của bạn trong quá khứ. Phân tích và áp dụng nó trong các chiến dịch sau.
1. Google Analytic
https://analytics.google.com
Công cụ này giúp bạn đánh giá được chất lượng nội dung và trải nghiệm người dùng trên Website hoặc App. Thông qua số liệu thu thập được có thể phát hiện và giải quyết các vấn đề của nội dung. Mình cũng đã có một bài viết hướng dẫn tìm nội dung hoạt động tốt bằng Google Analytics các bạn có thể tìm hiểu thêm.
2. Facebook Insight
https://facebook.com/insights
Công cụ này giúp phân tích dữ liệu thu về từ Page hoặc App trên Facebook. Đánh giá độ hiệu quả của nội dung như Độ tiếp cận, Like, Share…
3. Ahrefs
https://ahrefs.com
Ahrefs là công cụ chuyên dụng khi bạn tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO) nhưng ngoài ra nó còn rất nhiều chức năng khác giúp đo lường hiệu quả Content. Nó có thể giúp bạn theo dõi thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, số lượng backlink trỏ về nội dung, số lượng share trên một số mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, Pinterest.
4. vidIQ
https://vidiq.com
vIdIQ là Add-ons phân tích Video trên Youtube. Một số tính năng chính như phân tích theo từ khóa (lượt tìm kiếm, độ khó…), dữ liệu (lượt xem trang, lượt thích, view…) các yếu tố SEO của Video (tỷ lệ thích, số người đăng ký nhận được…) , tín hiệu xã hội (Like, Share, theo dõi Twitter, Upvote trên Reddit…). Bạn có thể sử dụng nó để tìm Video hoạt động tốt trên một kênh bất kỳ.
Lập kế hoạch
Lên kế hoach là một trong nhưng công việc không thể thiếu khi bạn lên chiến lược nội dung. Khi nghiên cứu, tạo và phân phối nội dung bạn đều cần phải lên lịch trình cho các công việc cụ thể. Điều này giúp bạn quản lý được tiến độ công việc được đúng như kế hoạch ban đầu. Tránh trường hợp nhầm, quên các bước cần tiến hành.
1. Trello
https://trello.com
Trello là công cụ quản lý và sắp xếp công việc cần làm theo lịch trình định sẵn. Bạn cũng có thể sử dụng chung với thành viên trong nhóm để theo dõi tiến triển của kế hoạch..
2. Youcanbook.me
https://trello.com
You Can Book Me được tích hợp với lịch của Google, Microsoft, iCould. Trợ giúp mọi người có thể đặt lịch vào khoảng thời gian rảnh của bạn. Ngoài ra công cụ này còn giúp gửi thông báo về cuộc hẹn đã được đặt cho đối tác, khách hàng chuẩn bị. Nó rất thích hợp để đặt lịch phỏng vấn trực tuyến trong phần Podcast.
3. Basecamp
https://basecamp.com
Đây là công cụ sắp xếp công việc theo nhóm và danh mục. Phù hợp để phân công nhiệm vụ, làm việc với những nhóm không có cơ hội làm việc trực tiếp. Giám sát, theo dõi tiến độ công việc của cả nhóm.
4. Lucidchart
https://www.lucidchart.com
Lucidchart là công cụ tuyệt vời để vẽ biểu đồ, lập kế hoạch Marketing, bán hàng. Giúp bạn dễ trình bày ý tưởng với đội của mình. Nó cũng có bản miễn phí và bản mất phí với đầy đủ chức năng hơn.
5. Draw.io
https://www.draw.io
Lại một công cụ hỗ trợ vẽ biểu đồ tư duy nữa. Ưu điểm của nó là dễ sử dụng, được tích hợp với một số nền tảng lưu trữ của Google, Microsoft… Và nó hoàn toàn miễn phí.
6. Make My Persona
https://www.makemypersona.com
Để lên được một kế hoạch hoàn chỉnh bạn bên xác định rõ Persona cho chiến dịch. Make My Persona giúp bạn tạo lập nhanh chóng, dựa vào Template đã dựng từ trước. Bạn chỉ cần điền vào ô như yêu cầu.
Call-to-Action
Nghiên cứu vị trí và thời điểm đặt lời kêu gọi hành động sao cho hợp lý nhất. Để tối ưu tối đa Conversion Rate theo mục tiêu của chiến dịch.
1. Sumo
https://sumo.com
Chuyển đổi khách truy cập Blog thành khách hàng tiềm năng. Sumo giúp bạn thiết lập pop-up hiển thị trên bất kỳ trang và thời điểm nào khi người dùng truy cập website. Sumo hỗ trợ trên nền tảng của WordPress, Shopify, Bigcommerce, Google Tag Manager, Magento.
2. Optinmonster
https://optinmonster.com
Công cụ này tương tự Sumo giúp bạn nhận thêm email từ nguồn traffic có sẵn. Có nhiều gói với mức giá tùy theo lượng truy cập và có thể nâng cấp bất cứ lúc nào.
3. Hello Bar
https://www.hellobar.com
Hello Bar có nhiều chứ năng và vị trí hiển thị và có một mức giá phải chăng hơn hai công cụ trên. Một số vị trí hiển thị như Bar (phía trên), Modal (chính giữa), Slider (màn hình nhỏ góc màn hình), Page Takeover (toàn màn hình), Alert (một nút nhỏ khi click sẽ mở rộng).
Tìm ý tưởng cho tiêu đề
Dù định dạng nội dung là gì thì bạn cũng cần quan tâm tới tiêu đề của nội dung. Nó ảnh hưởng đến một tỷ lệ vô cùng quan trọng trong hầu hết các chiến dịch là CTR (Tỷ lệ click). Chỉ khi nội dung có tỷ lệ click cao thì nó mới có khả năng tiếp cận được với nhiều đối tượng mục tiêu hơn. Tuy đa phần các công cụ này chưa hỗ trợ Tiếng Việt nhưng các bạn có thể dùng mẹo sau.
Dịch các danh từ được yêu cầu nhập thành Tiếng Anh sau đó đưa vào công cụ tìm ý tưởng, sau khi tìm được ý tưởng ưng ý hãy dịch nó lại Tiếng Việt. Đối với các công cụ phân tích tiêu đề mà khi bạn gõ bằng Tiếng Việt bị lỗi font hãy xem qua các yếu tố đánh giá và thực hiện phân tích thủ công.
1. Blog topic generator
https://www.hubspot.com/blog-topic-generator
Công cụ gợi ý tiêu đề của bài đăng Blog. Bạn nhập danh từ và nó sẽ gợi ý dựa trên một số mẫu có sẵn. Những tiêu đề này đã được Hubspot lựa chọn dựa vào các yếu tố giúp tăng tỷ lệ CTR. Tuy nhiên ý tưởng chỉ có hạn và hơi cứng nhắc bạn cần điều chỉnh và học cách tạo tiêu đề cho riêng mình.
2. Headline Analyzer
https://coschedule.com/headline-analyzer
Headline Analyzer giúp bạn phân tích tiêu đề đã được lên được ý tưởng. Tiêu đề đạt chuẩn cần độ dài vừa đủ, chứa Keyword, có thể bổ sung thêm chữ số, tính từ hoặc [ngoặc vuông] (ngoặc tròn) để tăng CTR.
Nguồn: Martod Việt Nam
Blogger,
Phat