Diễn đàn Tiếp thị Di động Việt Nam 2018: Mobile Marketing đang khẳng định tương lai doanh nghiệp

Vào ngày 26/10 vừa qua, Diễn đàn Tiếp thị Di động Việt Nam 2018, thuộc chuỗi sự kiện MMA Forum Toàn cầu do Hiệp hội Mobile Marketing (MMA) Việt Nam tổ chức lần thứ 7, đã thu hút hơn 400 người tham dự.

Với chủ đề “Shape The Future” (tạm dịch: Định hướng tương lai), diễn giả và khách tham dự đã trao đổi nhiều chủ đề xoay quanh sức mạnh di động đang ảnh hưởng đến sự phát triển của tương lai doanh nghiệp.

Ông Rohit Dadwal, Giám đốc điều hành MMA tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ trong bài phát biểu khai mạc: “TV vẫn là ‘ông hoàng’ phương tiện truyền thông khi hầu hết các doanh nghiệp đều chọn kênh này khi ra mắt sản phẩm mới. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0, các đoạn video quảng cáo trên di động mang đến hiệu quả tốt hơn và tiết kiệm chi phí hơn, và các doanh nghiệp đang chuyển hướng tập trung phát triển marketing ở kênh này.”

Truyền thông qua âm thanh và trải nghiệm thương hiệu: Những hướng tiếp cận mới của marketing

Cách đây 10 năm, mỗi khi có những chiếc xe bán kem đi trên đường và phát đoạn nhạc không lời vui nhộn, chúng ta đều có thể liên tưởng đến những cây kem Wall’s mát lạnh. Và thời gian gần đây, mỗi khi nghe đến đoạn nhạc “pi pi pi” được viết lại từ bài hát “Baby Shark”, người dùng Việt Nam lập tức nhớ ngay đến Shopee – một kênh thương mại điện tử phổ biến hiện nay.

Ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Điều hành Digipencil MVV, chia sẻ: “Nếu lúc trước, chúng ta tạo nhận diện thương hiệu (brand identity) thông qua những thiết kế hình ảnh thì giờ đây, những người làm tiếp thị có thể giúp người dùng nhận diện và nhớ đến thương hiệu của mình thông qua âm thanh. Chúng ta cần tạo những tiếng nói của nhãn hàng (brand voice) theo đúng nghĩa đen.” Việc truyền tải nội dung thương hiệu thông qua âm thanh như âm nhạc, lời nói,… phù hợp là một cách tiếp cận mới đến với người tiêu dùng, mang một tiếng nói, nhận diện riêng cho nhãn hàng.

Diễn đàn Tiếp thị Di động Việt Nam 2018: Mobile Marketing đang khẳng định tương lai doanh nghiệp

Bên cạnh đó, bà Uyên Phạm, Giám đốc Marketing vùng Đông Nam Á Coca-Cola, cũng khẳng định trải nghiệm thương hiệu (brand experience) là cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ giữa nhãn hàng và người tiêu dùng. Mỗi thương hiệu đều có những câu chuyện và “tính cách” riêng, và những câu chuyện đó cần được truyền tải đến người dùng phù hợp vào đúng thời điểm vả hoàn cảnh để họ có thể trải nghiệm tốt nhất những thông điệp của thương hiệu. Các công nghệ và kĩ thuật mới trong tiếp thị di động có thể giúp các marketer thực hiện việc này. Trải nghiệm cũng chính là xu hướng người tiêu dùng trong thời gian tới mà ông Nguyễn Đình Toàn, Phó Chủ tịch Marketing Suntory Pepsico Việt Nam, Đồng Chủ tịch MMA Việt Nam, nhận định.

Diễn đàn Tiếp thị Di động Việt Nam 2018: Mobile Marketing đang khẳng định tương lai doanh nghiệp

Trò chơi trên điện thoại di động (mobile gaming) – một kênh quảng cáo tiềm năng

Tại Diễn đàn Tiếp thị Di động Việt Nam 2018, báo cáo “Sức mạnh của trò chơi trên điện thoại di động tại Việt Nam” bởi POKKT, Decision Lab và MMA thực hiện, lần đầu tiên được công bố. Theo đó, Việt Nam hiện có 28 triệu người chơi và con số này sẽ tăng theo cấp số nhân, dự kiến lên đến 40 triệu vào năm 2020. Họ dành 23% thời gian trên điện thoại di động để chơi game, nhiều hơn việc sử dụng mạng xã hội (18%), quay video trực tuyến (14%) và mua sắm (4%). Điều này cho thấy tiềm năng lớn của kênh trò chơi di động.

Diễn đàn Tiếp thị Di động Việt Nam 2018: Mobile Marketing đang khẳng định tương lai doanh nghiệp

Nếu trước đây, game thủ thường được liên tưởng đến hình ảnh các bạn nam ở độ tuổi thanh thiếu niên, chơi các trò chơi hành động tại các quán net và hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài thì giờ đây, đối tượng các game thủ trên di động rất đa dạng. Họ có thể là nam hoặc nữ, ở mọi độ tuổi từ 16 đến trên 54, ở mọi khu vực và làm mọi ngành nghề. Đáng ngạc nhiên, 53% phụ nữ có con dưới 10 tuổi thường xuyên chơi game trên điện thoại di động. Họ thường chơi tại nhà vào buổi tối, hoặc những lúc rảnh rỗi. Và họ sẵn sàng xem quảng cáo để đổi lấy những điểm thưởng, thành tích trong trò chơi. Đây chính là “mảnh đất vàng” đầy tiềm năng cho các thương hiệu tiếp cận đến những đối tượng khách hàng của mình.

Người dùng điện thoại di động tại nông thôn – những đối tượng khách hàng tiềm năng

Điện thoại thông minh (smartphone) hiện nay không chỉ phổ biến ở các thành phố lớn, mà còn trở thành “hiện tượng” tại các vùng nông thôn. Tỉ lệ người sở hữu smartphone tại nông thôn ngang ngửa tại thành thị. Họ sử dụng smartphone để truy cập vào Internet, sử dụng mạng xã hội Facebook, Zalo, Youtube. 57% người sử dụng smartphone trên 4 tiếng mỗi ngày tại các vùng nông thôn. Nhìn chung, thói quen và hành vi sử dụng smartphone ở các vùng nông thôn và thành thị có nhiều điểm tương đồng, vậy tại sao người dùng điện thoại di động tại nông thôn là những đối tượng khách hàng tiềm năng.

25% số người dùng điện thoại di động tại nông thôn có thu nhập cao (trên 40 triệu đồng/tháng). Họ là những người có trình độ và đại diện cho người tiêu dùng đang làm việc trong các ngành dịch vụ, giáo dục, bán lẻ ở thị trường này. Tuy nhiên, so với các thành phố lớn, người tiêu dùng ở nông thôn có ít lựa chọn cho việc mua sắm – từ địa điểm mua sắm, siêu thị, trung tâm thương mại đến các thương hiệu. Chính vì vậy, họ cởi mở hơn với các kênh thương mại điện tử bởi sự dễ dàng mua sắm trực tuyến thông qua smartphone và sự tiện lợi của dịch vụ giao hàng tận nơi. Họ cũng dễ bị thu hút những chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm tại các chợ truyền thống.

Diễn đàn Tiếp thị Di động Việt Nam 2018: Mobile Marketing đang khẳng định tương lai doanh nghiệp