Tiếp cận thị trường nông thôn bằng kênh thể thao
Chiếm 70% dân số cả nước cộng với thu nhập đang ngày càng tăng, tiêu dùng nông thôn được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiếp cận trường này là một bài toán khó. Và doanh nghiệp cần có chiến lược phù hợp. Và màrketing dựa vào thể thao là một lựa chọn được các chuyên gia đánh giá cao.
Sức mua tăng
Thị trường nông thôn liên tục phát triển đã đem lại nguồn tăng trưởng mới cho nhiều DN sản xuất, kinh doanh. Đây là điều tất yếu khi thu nhập của người dân nông thôn ngày càng cao nên chênh lệch mua sắm so với khu vực thành thị thu hẹp dần.
Những con số "biết nói"
Công bố của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen cho thấy, trong quý I/2017, mức tăng trưởng ở khu vực nông thôn đạt 12,4%, đóng góp 51% vào tổng doanh thu ngành hàng tiêu dùng nhanh toàn quốc, trong khi đó, tăng trưởng ở khu vực thành thị chỉ đạt 6,5%.
Đánh giá về thị trường này, đại diện của Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho rằng rất tiềm năng. Sức mua từ thị trường nông thôn rất lớn, và điều này thể hiện rõ qua hiệu quả của các phiên chợ Hàng Việt về nông thôn do đơn vị này tổ chức. Trong 6 tháng đầu năm 2016, BSA đã tổ chức 11 phiên chợ, số lượng khách đến tham quan, mua sắm tại các phiên chợ lên đến 135.000 lượt người mỗi phiên.
Từ tháng 7/2016 đến tháng 4/2017, BSA phối hợp với các DN, các tỉnh - thành phố tổ chức 70 phiên chợ Hàng Việt về nông thôn, trong đó có 50 phiên ở thị trường miền Nam và 20 phiên ở thị trường miền Bắc. Các phiên chợ đều đạt mục tiêu mà BSA đặt ra là vừa bán được hàng vừa ghi dấu ấn thương hiệu của DN trong tâm trí khách hàng.
Người tiêu dùng (NTD) nông thôn đang hướng đến các địa điểm mua sắm hiện đại và tiện nghi hơn với bếp gas, máy giặt, máy nước nóng, tivi, máy điều hòa nhiệt độ... không thua kém các gia đình ở thành thị.
Nghiên cứu của Kantar Worldpanel trong cuối năm 2016 cho thấy rõ hơn về tiềm năng của thị trường này: Thu nhập bình quân của một hộ ở nông thôn bốn người dao động quanh mức 7 triệu đồng/tháng trong khi ở thành thị là từ 16 triệu đồng/tháng trở lên. Thế nhưng, giá trị giỏ hàng (bình quân cho một lần mua sắm) của NTD nông thôn ở mức 60.000 đồng, bằng 60% của NTD thành thị.
Đó là chưa kể thị phần của mô hình cửa hàng bách hóa liên tục tăng ở thị trường nông thôn. Theo báo cáo hồi tháng 5/2017 của đơn vị này, mức tăng trưởng của thị trường nông thôn lên tới 31% so với cùng kỳ 2016. NTD nông thôn đi mua sắm đạt khoảng 138 lần/năm trong khi ở thành thị là 158 lần.
Theo ông Nguyễn Huy Hoàng - Giám đốc Phát triển kinh doanh Kantar Worldpanel Việt Nam, hiện NTD nông thôn và thành thị đều đã giống nhau ở những điểm như rất quan tâm đến sự tiện lợi, mua sắm nhiều kênh để có được giá tốt nhất, chất lượng sản phẩm phải cao và có giá hợp lý, sản phẩm phải xuất hiện trên mạng xã hội Facebook...
Nói cách khác, thị trường nông thôn là một thị trường tiêu dùng đầy tiềm năng đối với các nhãn hàng. Vì vậy, chiến lược xâm nhập thị trường này được nhiều doanh nghiệp nghiên cứu.
Tiếp cận thị trường nông thôn bằng thể thao
Và thể thao đăng là hướng tiếp cận mới .Trong gần 20 năm qua, rất nhiều doanh nghiệp cũng sử dụng thể thao để quảng cáo. Đặc biệt tại Việt Nam, khi cơn sốt đội tuyển U23 bùng nổ, sức mạnh của marketing, truyền thông thể thao càng thể hiện rõ nét.
Trong thời đại ngày nay, tài trợ thể thao không chỉ đơn thuần là treo logo doanh nghiệp mà phải là công cụ giúp các thương hiệu tham gia và dẫn dắt các cuộc chủ đề thảo luận, tạo nên những nội dung thú vị, các câu chuyện cảm xúc về các vận động viên hay các cảnh hậu trường…
Khi khán giả ngày càng thông minh và đòi hỏi nhiều về sự chân thực, về cảm xúc và sự tương tác với thần tượng, thì những nội dung nói trên sẽ tạo ra sức mạnh to lớn cho thương hiệu trong việc đưa ra thông điệp.
Cách theo dõi truyền hình cũng là sự thay đổi thấy rõ. Đã qua rồi cái thời mọi người theo dõi trận đấu qua một chiếc TV. Giờ đây, họ có thể tiếp cận các nội dung về thể thao thông qua điện thoại di động, báo chí, mạng xã hội… Những người hâm mộ ngày nay muốn theo sát các diễn biến thi đấu, cuộc sống của các vận động viên với những góc nhìn đa dạng và sống động nhất.
Chính vì thế, chương trình "Sống cùng bóng đá"của liên minh 2 đơn vị tư nhân là Next Media, Green Communications triển khai mới đây như là trường hợp tiên phong cho xu hướng này. Chương trình này là một chuỗi hoạt động rộng rãi trên tất cả các nền tảng gồm sự kiện, truyền hình, báo chí, mạng xã hội... nhằm kết nối người hâm mộ trên khắp mọi miền đất nước cổ vũ đội tuyển bóng đá Việt Nam tại AFF Suzuki Cup 2018.
Chương trình truyền hình trên các kênh phát sóng là một trong các hoạt động chính. Nhưng không dừng lại ở đó, chương trình cầu truyền hình tại các vùng quê sẽ phản ánh một cách chân thực nhất không khí "sống cùng bóng đá" thông qua những câu chuyện, lời kể của người hâm mộ và gia đình, bạn bè của các cầu thủ về tình yêu của họ với bóng đá, với đội tuyển Việt Nam.
Show truyền hình thực tế mang tên "Xe Bus đồng hành" sẽ làm tái hiện những câu chuyện phía sau một cầu thủ, để đem lại cho khán giả những cảm xúc ấn tượng nhất.
Vì thế, xuyên suốt chương trình "Sống cùng bóng đá" sẽ là 20 sự kiện chiếu bóng đá tập thể tại 8 tỉnh thành cả nước, với các hoạt động văn hoá - giải trí sôi động xoay quanh trái bóng, quy tụ hàng trăm ngàn người tham gia. Bên cạnh những điểm chiếu bóng đá công cộng tại các đô thị lớn, chương trình cũng sẽ tổ chức các điểm chiếu công cộng tại các vùng nông thôn, mỗi điểm có quy mô khoảng 8.000 đến 10.000 người xem.
Chương trình cũng gây quỹ để tổ chức hoạt động chung tay hỗ trợ các vận động viên thành tích cao có hoàn cảnh khó khăn, không may gặp tai nạn khi thi đấu, gặp khó khăn trong cuộc sống, giúp đỡ gia đình các vận động viên hay chương trình phổ cập dạy bơi cho trẻ em để chống đuối nước, chương trình tuyển thủ nhà nông.
khi các hoạt động truyền thông của Next Media và Green Communications phủ rộng ở thị trường này, thì ngoài giá trị cộng đồng, ít nhiều cũng đem lại lợi ích to lớn cho hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp.