Apple, Netflix, và Google đào tạo nhân viên hiệu suất cao như thế nào?

Có lẽ bạn chưa biết, những “ông trùm công nghệ” như Apple, Netflix và Google đều có một điểm chung đó là các nhân viên ưu tú của họ có hiệu suất cao hơn 40% so với các doanh nghiệp khác. Có phải vì họ chỉ tuyển dụng những cá nhân tài năng nhất?

Những cạm bẫy trong việc phát triển một chương trình HiPo

Định nghĩa nhân viên có năng suất cao (high performer, HiPo) sẽ khác nhau tùy vào quan điểm của mỗi người. Nhưng nhìn chung, HiPo là một cá nhân có tiềm năng nắm giữ một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp nếu được phát triển và nuôi dưỡng tốt.

Không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong việc triển khai các chương trình phát triển HiPo. Trong một báo cáo gần đây được thực hiện bởi Corporate Research Forum, 73% doanh nghiệp toàn cầu chỉ dựa vào phương pháp xếp hạng hoặc tự đề cử để lựa chọn một ứng viên thích hợp cho vị trí lãnh đạo tương lai.

Thêm vào đó, khá nhiều doanh nghiệp cũng phạm phải bốn sai lầm phổ biến sau đây khiến các chương trình HiPo diễn ra thất bại:

  • Nhầm lẫn giữa “tiềm năng” và “hiệu suất”
  • Sự xuất hiện của “HiPo giả”
  • Thiếu kế hoạch phát triển phù hợp
  • Ngay cả HiPo hàng đầu cũng có điểm yếu

Vậy làm sao để các công ty lớn có thể tránh được những sai làm phổ biến như vậy và khiến những HiPo trong tổ chức có thể phát huy đươc năng lực cao nhất?

Apple, Netflix, và Google đào tạo nhân viên hiệu suất cao như thế nào?

Cận cảnh cách Apple, Netflix và Google đào tạo nhân viên năng suất cao

Apple, Netflix và Google cũng bắt đầu với một lượng nhân viên giỏi tương đương những doanh nghiệp khác nhưng cuối cùng họ lại tạo ra kết quả cao hơn hẳn. Trước 10 giờ sáng Thứ Năm hằng tuần, những nhân viên ưu tú này đã giải quyết xong mọi công việc của tuần.

Năng suất cao hơn 40% có thể dẫn đến lợi nhuận cũng gia tăng từ 30 đến 50% so với mức trung bình của ngành. Bí mật nằm ở cách họ phát triển những nhân viên này như thế nào.

1. Biệt đội A-team

Thông thường, ban lãnh đạo sẽ phân bổ đều những nhân viên giỏi khắp các phòng ban. Google và Apple lại làm ngược lại điều đó. Họ cố ý thành lập một đội đặc biệt, gần 95% là những nhân viên năng suất cao để triển khai các nhiệm vụ quan trọng.

Đầu những năm 2000, Microsoft phải vận dụng đến 10,000 kỹ sư để phục vụ cho việc phát triển và ra mắt Windows Vista. Dự án mất 5 năm để hoàn thành nhưng Vista không được ưa chuộng và cuối cùng bị thu hồi.

Cùng thời gian đó, Apple đang chuẩn bị triển khai iOS 10. Khác với Microsoft, Apple thành lập nhóm với chỉ 600 kỹ sư ưu tú. Chỉ trong vòng hai năm, Apple phát triển, debug và triển khai dự án thành công. Thêm vào đó, nhân viên của Apple được thưởng dựa trên hiệu suất của toàn đội nhằm nhấn mạnh tinh thần cộng tác toàn doanh nghiệp, vì vậy, họ sẽ không khen thưởng riêng cá nhân nào trừ phi cả đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Năng suất cao hơn 40% có thể dẫn đến lợi nhuận cũng gia tăng từ 30 đến 50% so với mức trung bình của ngành.

2. Giảm các quy trình gây trì trệ

Doanh nghiệp ngày càng phát triển sẽ kéo theo những quy trình và thủ tục hành chính phức tạp khác, đây là một điều khó tránh khỏi. Chính những quy trình và thủ tục này làm giảm hiệu suất của nhân viên.

Những thủ tục gây trì trệ này có thể tiêu tốn đến 25% năng suất của doanh nghiệp. Một trong những quy trình gây phiền toái nhiều nhất chính là quản lý chi phí.

Thông thường, mỗi doanh nghiệp sẽ có một hạn mức chi tiêu riêng và luôn quản lý chặt chẽ chi phí của mỗi nhân viên. Trong khi đó, Netflix lại khá thoải mái trong việc này vì họ tin rằng nhân viên của họ sẽ tự giác hành động vì lợi ích chung cho công ty. Netflix đã loại bỏ mọi quy định cứng nhắc, mất thời gian và công sức. Kết quả là, các nhân viên của Netflix đạt năng suất cao hơn khi họ không bị cản trở hoặc kìm hãm.

Doanh nghiệp ngày càng phát triển đương nhiên sẽ đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng sẽ kéo theo nhiều hệ quả khác. Hãy tạo dựng một môi trường công sở hiệu quả, truyền cảm hứng tích cực thay vì trì trệ, cứng nhắc.

3. Truyền cảm hứng cho nhân viên

Ai trong chúng ta cũng muốn được làm việc với những lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng để họ nỗ lực phấn đấu hơn. Các doanh nghiệp cũng muốn thu hút các cá nhân này nhưng rất ít doanh nghiệp chú ý đến việc xây dựng văn hóa truyền cảm hứng hoặc kết hợp yếu tố truyền cảm hứng vào các chương trình phát triển lãnh đạo của họ.

Nhiều người cho rằng khả năng truyền cảm hứng cho người khác đến từ bản năng của mỗi cá nhân nhưng trên thực tế, đó là một kỹ năng có thể học được. Những đội ngũ bán hàng được dẫn dắt bởi các nhà lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng thường đạt năng suất cao hơn 6% so với các nhóm khác. Một nhân viên gắn kết có thể đóng góp 44% năng suất làm việc, nhưng một nhân viên được truyền cảm hứng sẽ đóng góp đến 125%.

Một doanh nghiệp tạo điều kiện truyền cảm hứng cho lãnh đạo và nhân viên của họ sẽ tạo dựng một lợi thế cạnh tranh riêng trong thị trường năng động ngày nay.

Một nhân viên gắn kết có thể đóng góp 44% năng suất làm việc, nhưng một nhân viên được truyền cảm hứng sẽ đóng góp đến 125%.

Doanh nghiệp của bạn đã có hoạch định kế nhiệm hay một chương trình phát triển chi tiết cho nhân viên chưa? Kế hoạch bạn tạo ra có thành công hay không và bạn gặp những trở ngại gì trong quá trình hoạch định? Hãy để TRG Talent giúp bạn bằng một buổi demo miễn phí ngay bây giờ tại ĐÂY.

Về TRG International

TRG International là công ty chuyên cung cấp các giải pháp quản lý IT, tài năng và cả dịch vụ ăn uống. Chúng tôi không ngừng hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển bền vững và đột phá. Các hoạt động về tuyển dụng và nuôi dưỡng tài năng phù hợp cho từng vị trí trong tổ chức được TRG thực hiện âm thầm nhưng mang lại hiệu quả đáng kể. Chúng tôi đã giúp hơn 1,000 khách hàng tại 80 quốc gia loại bỏ những vấn đề đáng lo ngại về quản lý mạng và tập trung phát triển cốt lõi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các dịch vụ ăn uống do TRG cung cấp đã góp phần đem đến cho khách hàng thêm nhiều sựa lựa chọn, thúc đẩy thị trường ăn uống của Việt Nam thêm phát triển.

Tim hiểu thêm về chúng tôi tại: TRG Blog