Marketer AzEvent Việt Nam
AzEvent Việt Nam

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN SỐ 1

2 ảo tưởng về nghề tổ chức sự kiện

Nhắc đến tổ chức sự kiện, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sự năng động, sáng tạo cùng nhiều điều hấp dẫn đặc biệt với giới trẻ. Tuy nhiên, giống như vô vàn ngành nghề khác, tổ chức sự kiện cũng là một công việc không chỉ trải đầy hoa hồng. Dưới đây là 2 lầm tưởng phổ biến nhất mà những người mới vào nghề dễ mắc phải.

1. Áp lực công việc không lớn:

Nhiều người nghĩ rằng, mỗi chương trình đều đã phân công công việc ở từng khâu khác nhau như âm thanh, ánh sáng, nội dung, hậu cần,... nên người làm tổ chức sự kiện chỉ cần tổng hợp và giám sát là xong. Bởi vậy mà áp lực công việc không cao nếu không muốn nói là nhàn rỗi. Tuy nhiên, đó lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

2 ảo tưởng về nghề tổ chức sự kiệnÁp lực công việc không hề nhỏ

Không phải ngẫu nhiên mà tổ chức sự kiện còn được gọi là nghề cân não và người làm tổ chức sự kiện buộc phải có một tinh thần thép. Điều ấy thể hiện ở tất cả các khâu để hoàn thành chương trình. Ngay khi lên ý tưởng, ngoài những phút xuất thần thì người làm sự kiện phải rèn luyện cho mình khả năng tư duy, phân tích và khái quát vấn đề nhanh nhất.

Hơn nữa, một ý tưởng đưa ra cần phải thuyết trình với bên A. Họ có thể đồng ý với ý tưởng nhưng khi đi vào chi tiết từng khâu như phác họa mặt bằng, sắp xếp sân khấu, đèn, âm thanh. Ngay đến việc chọn thảm trải sân khấu đôi khi cũng thành vấn đề lớn nếu bên A không chấp nhận.

Nếu dấn thân vào nghề này, thật chẳng lạ những hôm trăn trở đến mất ăn mất ngủ vì ý tưởng cho đứa con tinh thần của mình chưa hoàn thiện.

2 ảo tưởng về nghề tổ chức sự kiện

Phải cân não ở tất cả các khâu trước và trong khi thực hiện chương trình

Áp lực công việc không chỉ dừng lại ở việc lên ý tưởng. Ngay khi thực hiện, người làm event phải thường xuyên đi sớm về muộn. Với sự kiện lớn, mọi việc phải chuẩn bị trước đó vài tháng. Từ đi khảo sát địa điểm, làm bản thảo chương trình, lên lịch trình sự kiện, đến những việc nhỏ nhất như chọn ghế, xếp ghế. Không chỉ có vậy, họ còn phải lường trước mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng xấu tới sự kiện. Chương trình đang diễn ra mà mất điện thì phải tính sao? Đột nhiên có cháy nổ vì khán giả đạp phải đường dây điện thì làm sao? Có vô số tình huống sẽ xảy ra mà người làm sự kiện phải Gia Cát “Lường”.

Cái thở phảo nhẹ nhõm chỉ có thể được thốt ra khi chương trình kết thúc một cách tốt đẹp.

Từ đây có thể rút ra được: Tổ chức sự kiện là một công việc cực kì áp lực.

2. Chỉ cần đam mê có thể theo đuổi nghề tổ chức sự kiện

Đây có lẽ là suy nghĩ chung của hầu hết người mới vào nghề. Tuy nhiên, riêng đối với tổ chức sự kiện, đam mê chỉ là yếu tố cần. Bạn phải có vô vàn yếu tố khác để có thể tiếp tục con đường sáng tạo của mình.

  • Sức khỏe: đừng ngạc nhiên khi sức khỏe là yếu tố hàng đầu đối với một người làm event. Nếu không có một sức khỏe tốt, bạn sẽ không thể chịu nổi những ngày tháng gần như không ngủ cùng sự kiện, những bữa ăn qua loa, vội vàng, giờ giấc sinh hoạt thất thường cùng hàng loạt những công việc khác yêu cầu một thể lực tốt mới có thể hoàn thành.
  • Sự cầu toàn: bên cạnh sức khỏe thì cẩn thận, cầu toàn cũng là đức tính vô cùng cần thiết của người làm tổ chức sự kiện. Những đưc tính ấy đảm bảo chương trình diễn ra suôn sẻ, hạn chế tối đa sự cố ngoài ý muốn cũng như đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.
  • Kiên nhẫn lắng nghe và biết dung hòa các ý tưởng: nhiều người ví von rằng người làm event là một nghệ nhân ghép hình thực thụ. Để làm tốt công việc này, bạn phải cẩn thận trong từng công đoạn, kết hợp hài hòa giữa nội dung và cách thể hiện, tôn trọng ý tưởng sáng tạo của các thành viên trong team nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu chung.
  • Sáng tạo: Cũng chỉ với dàn âm thanh đó, dàn ánh sáng, sân khấu như vậy. Cái người tổ chức sự kiện cần phải làm đó là sử dụng những thứ không mới, sáng tạo nó để đem đến một sản phẩm khác biệt. Điều này không có nghĩa là làm giảm sự độc đáo của những công nghệ mới. Tuy nhiên cách sử dụng, cách thức truyền tải đến khán giả mới là việc quan trọng nhất.

2 ảo tưởng về nghề tổ chức sự kiệnĐam mê chỉ là yếu tố cần để theo đuổi nghề tổ chức sự kiện

Kết luận: Nghề tổ chức sự kiện đòi hỏi rất nhiều kĩ năng.

Tổ chức sự kiện tuy không còn quá mới mẻ với nhiều người nhưng hiện nay, nó vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của những bạn trẻ nhiệt huyết, năng động và sáng tạo. Bông hồng nào cũng có gai và nghề tổ chức sự kiện cũng vậy. Để đi đến thành công, buộc bạn phải không ngừng nỗ lực và hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Tuy nhiên, nếu có đủ đam mê và thực lực thì đây nhất định sẽ là môi trường làm việc lý tưởng cùng mức lương xứng đáng đối với công sức bạn bỏ ra.

Nguồn : AZEVENT