Nhà máy sản xuất “Follower” (Phần 1)
Người nổi tiếng, vận động viên, nhà học giả, hay các chính trị gia đều có hàng triệu follower giả. Các trang truyền thông xã hội trên toàn thế giới hiện nay đang phải vật lộn với điều đó. Nhưng sự nổi tiếng cũng có cái giá của nó.
Tiếp sau nhu cầu được no ấm và an toàn là mong muốn được hòa nhập xã hội và được xã hội tôn trọng. Theo một cách diễn giải khác, ai cũng muốn có được sự chú ý của cộng đồng. Danh tiếng, tên tuổi, sự phổ biến, tầm ảnh hưởng v.v… của cá nhân có thể đạt được bằng năng lực tự thân. Còn nếu muốn nhanh hơn, hãy mở hầu bao và bạn sẽ mua được sự nổi tiếng. Những giao dịch mua bán follower giả trên mạng xã hội ngày nay diễn ra mỗi giờ ở mọi nơi trên thế giới. Nhưng, liệu có bao giờ bạn tự hỏi, làm thế nào những công ty có thể bán sự nổi tiếng cho bạn? follower được đem bán ở đâu ra? “tài nguyên” ấy có bền như sự ảnh hưởng trên mạng ảo mà bạn tìm kiếm? Tạp chí the New York Times là làm một phóng sự, đưa bạn đi vào những ngóc ngách trên thị trường mua bán sự nổi tiếng trên mạng xã hội và sẽ giúp bạn trả lời phần nào những câu hỏi kia.
Người nổi tiếng, vận động viên, nhà học giả, hay các chính trị gia đều có hàng triệu follower giả. Các trang truyền thông xã hội trên toàn thế giới hiện nay đang phải vật lộn với điều đó. Nhưng sự nổi tiếng cũng có cái giá của nó.
Jessica Rychly đời thực là một cô gái tuổi teen sống ở Minnesota, sở hữu một nụ cười tươi tắn và mái tóc lượn sóng. Cô bé thích đọc sách và thích anh chàng rapper Post Malone. Trên Facebook, Jessica hay đăng những dòng suy tư, thở than hoặc đùa cợt với bạn bè. Không khác gì những cô cậu tuổi teen khác, thi thoảng, cô bạn sẽ đăng một bức ảnh selfie “tự sướng” mặt xấu.
Ảnh: The New York Times.
Nhưng ở trên Twitter, có một phiên bản Jessica khác mà bạn bè hoặc gia đình của Jess, không ai nhận ra đó là cùng một người. Mặc dù có chung tên tuổi, ảnh chụp và tiểu sử cá nhân khác người – “ngổn ngang trong lòng như sóng đại dương” – cô nàng Jessica “Twitter” thường tung hô cho những tài khoản rêu rao đầu tư bất động sản ở Canada, tiền ảo và cả một đài phát thanh ở Ghana. Cô nàng Jessica này còn theo dõi hoặc tweet lại những tài khoản dùng tiếng Ả Rập và Indonesia, những ngôn ngữ mà cô bạn Jessica thật không hề biết. Dù chủ mới 17 tuổi, Jessiaca “Twitter” rất hay đăng những tranh ảnh có nội dung “người lớn”, tweet lại cập nhật từ những tài khoản khiêu dâm như Squirtamania và Porno Dan.
Và những tài khoản như Jessica “Twitter” ấy hoặc tương tự đều theo dõi các khách hàng của một công ty bất minh ở Mỹ tên là Devumi. Công ty nãy đã thu về hàng triệu đô Mỹ từ thị trường đen quốc tế cho những trò gian trá trên mạng xã hội.
Devumi bán follower trên Twitter và tweet lại phát ngôn người nổi tiếng, các doanh nhân, và bất kì ai có ảnh hưởng trong cộng đồng mạng. Dữ liệu ước tính cho thấy Devumi có 3,5 triệu tài khoản được lập tự động, và mỗi tài khoản được bán lại rất nhiều lần. Theo điều tra riêng của tờ New York Times, từ những tài khoản ảo đó, công ty cung cấp cho khách hàng với tổng cộng hơn 200 triệu follower trên Twitter. Như trường hợp của Jessica Rychly, các tài khoản này bắt chước gần như giống hệt người trong đời thực và nếu không tinh ý sẽ không ai nhận ra Jessica “Twitter” chỉ là một follower giả. Và bên cạnh vấn đề thật ảo lẫn lộn, những bot ảo này còn khiến cho người dùng và nhà quản lý đau đầu vì vấn nạn trộm cắp danh tính đang diễn ra trên diện rộng. Theo phân tích dữ liệu của tờ Times, có ít nhất 55.000 tài khoản lấy tên, ảnh đại diện, quê quán và các thông tin cá nhân khác của người sử dụng thật trên Twitter, bao gồm cả danh tính và tài khoản của trẻ vị thành niên.
Quay lại với Jessica Rychly, cô bạn bị một bot (tài khoản ảo) Twitter trộm hết thông tin cá nhân của mình từ khi đang học trung học.
“Tôi không muốn hình ảnh của mình có liên quan gì đến cái tài khoản đó, thậm chí không được có cả tên tôi,” Rychly, 19 tuổi, cho hay. “Tôi không thể tin là có ai đó sẽ muốn trả tiền cho cái đó. Thật kinh khủng”.
Có ít nhất 55.000 tài khoản lấy tên, ảnh đại diện, quê quán và các thông tin cá nhân khác của người sử dụng thật trên Twitter, bao gồm cả danh tính và tài khoản của trẻ vị thành niên.
Những tài khoản này là một kiểu tiền giả của nền kinh tế đang lớn mạnh mang tên “ảnh hưởng của thế giới ảo” vốn đang xâm nhập vào bất kỳ ngành công nghiệp nào mà số lượng người dùng ảo sẽ tạo ra những đồng bạc thật. Số follower (bật kể thật giả) càng cao, số tiền vào túi chủ tài khoản càng lớn.
Chính phủ, tội phạm và các doanh nghiệp là những người đứng sau những tài khoản này, đưa chúng tràn vào và phá hoại hệ thống mạng xã hội. Trong tháng Mười Một, Facebook đã thông báo với các nhà đầu tư rằng số người dùng giả nhiều hơn ít nhất là 2 lần con số dự đoán ban đầu, cho thấy khoảng có 60 triệu tài khoản tự động đang hoạt động trên trang mạng xã hội lớn nhất thế giới này. Những tài khoản ảo này, còn được gọi là bot, có thể xoay chuyển nhận thức của follower các trang quảng cáo và thậm chí định hướng cục diện của những cuộc tranh luận mang tính chính trị. Chúng có thể tạo các tin đồn xấu về doanh nghiệp và hủy hoại danh tiếng của họ. Mặc dù vậy, hoạt động mở và mua bán những tài khoản như vậy lại nằm trên lằn ranh của luật pháp hay nói cách khác là khe hở giữa đúng luật và phạm luật.
“Chúng ta còn rất nhiều việc để làm khi những tài khoản gian trá này còn tồn tại, còn tương tác mạnh giữa các trang mạng xã hội và chưa kể đến các dịch vụ lừa đảo ngày càng chuyên nghiệp và tinh vi,” Thượng nghị sĩ Mark Warner, thành viên Đảng Dân chủ ở bang Virgina và thành viên Ủy ban Tình báo Thượng viện, cho hay. Ủy ban Tình báo Thượng viện cũng đã điều tra sự phát tán của các tài khoản giả này trên Facebook, Twitter và những trang mạng xã hội khác.
Bất chấp những chỉ trích ngày một nhiều từ các công ty truyền thông và vòng giám sát ngày một chặt chẽ của chính quyền, việc mua bán follower giả vẫn tiếp tục nhởn nhơ một cách rộng rãi.
Trong khi Facebook, Twitter và các trang xã hội khác cấm việc mua follower thì các công ty social media, nơi mà giá trị thị trường gắn liền với số lượng người sử dụng dịch vụ, cũng có hẳn luật riêng về việc phát hiện và loại trừ đi các tài khoản giả mạo. Tuy vậy, Devumi và hàng tá các trang mạng khác vẫn tiếp tục mở bán công khai.
Người sáng lập Devumi, German Calas, phủ nhận rằng công ty đã bán các tài khoản giả mạo và nói rằng ông không biết gì về việc danh tính trên mạng xã hội bị đánh cắp khỏi người dùng thật sự. “Những lời cáo buộc đó là sai lầm, và chúng tôi không biết gì về những hành động này”, Calas trao đổi trong email hồi tháng Mười một.
Khi tờ Times rà soát hồ sơ kinh doanh và các lưu trữ pháp lý thì thấy rằng Devumi sở hữu 200.000 khách hàng, có cả các ngôi sao truyền hình thực tế, các vận động viên chuyên nghiệp, diễn viên hài, các diễn giả của TED, diễn viên và người mẫu. Hầu hết, các hồ sơ cho thấy khách hàng mua follower cho chính họ. Một vài trường hợp khác thì là nhân viên, đại diện, các công ty quan hệ công chúng, các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè đã thực hiện việc mua bán đó.
Nam diễn viên John Leguizamo có follower từ Devumi. Và danh sách khách hàng của công ty còn kéo dài, có cả Michael Dell, tỷ phú máy tính, và Ray Lewis, bình luận bóng đá, cựu vận động viên Ravens, Kathy Ireland, người mẫu áo tắm một thời mà hiện nay đang nắm giữ một đế chế kinh doanh nửa tỷ đô, hay Akbar Gbajabiamila, người dẫn chương trình “American Ninja Warrior” đều có hàng trăm nghìn follower giả do Devumi cung cấp. Thậm chí một thành viên ban quản trị của Twitter, Martha Lane Fox, cũng có một ít follower này.
Thời điểm mà Facebook, Twitter và Google đang vật lộn với sự trỗi dậy tràn lan của sự lũng đoạn chính trị và tin tức giả, số follower giả của Devumi cũng góp “nhiều” chân trong những cuộc khẩu chiến chính trị trên mạng. Khách hàng của Devumi có cả những người ủng hộ nhiệt tình và những nhà phê bình gay gắt tổng thổng Donald Trump, và có cả học giả tự do và một phóng viên của tòa soạn Breitbart, một tòa soạn ủng hộ tổng thống Donald Trump.
Số follower trở nên thiết yếu đối với các influencer, một thị trường mới mẻ cho các tastemakers (người tạo ra xu hướng) nghiệp dư và các ngôi sao của YouTube, nơi mà các công ty quảng cáo đang đốt hàng tỉ đô cho các thỏa thuận tài trợ.
Các sản phẩm của Devumi cũng nhắm đến việc phục vụ cho chính trị gia và các chính phủ nước ngoài. Một biên tập viên tại cơ quan báo chí của nhà nước Trung Quốc, tên Tân Hoa Xã, đã mua từ Devumi hàng trăm nghìn follower mặc dù chính phủ nước này đã cấm mạng xã hội và xem diễn đàn mạng là nơi kích động tuyên truyền ở nước ngoài. Một ví dụ khác là cố vấn của Tổng thống Ecuador, Lenin Moreno, đã mua mười nghìn follower cho tài khoản chiến dịch của ông Moreno trong suốt kỳ bầu cử năm ngoái.
Ngành kinh tế “Influencer”
Năm ngoái, 3 tỷ người đã tham gia vào mạng xã hội như Facebook, WhatsApp và mạng Sina Weibo (của Trung Quốc). Nhu cầu được kết nối không chỉ tái định hình lại Fortune 500 và lật đổ nền công nghiệp quảng cáo mà còn tạo ra một chuẩn mực mới: số lượng follower, like hay “bạn” của bạn. Với một vài nghệ sĩ và doanh nhân, chuẩn mực ảo sẽ biến thành tiền thật. Số follower được xem là một yếu tố để ước tạm được mức độ ảnh hưởng, ai sẽ thuê họ làm chiến dịch Influencer Marketing, phải trả bao nhiêu để có lịch hẹn hay để ngả giá hợp đồng, thậm chí cả việc các khách hàng tiềm năng đánh giá công việc kinh doanh và các sản phẩm của họ như thế nào. Nói cách khác, nhiều người chấp nhận giả định rằng là số lượng lớn và đặc điểm của follower đồng nghĩa mức độ và khả năng ảnh hưởng của influencer. Số follower trở nên thiết yếu đối với các influencer, một thị trường mới mẻ cho các tastemakers (người tạo ra xu hướng) nghiệp dư và các ngôi sao của YouTube, nơi mà các công ty quảng cáo đang đốt hàng tỉ đô cho các thỏa thuận tài trợ.
Số lượng người mà influencer có thể tác động tới càng đông, thì số tiền họ kiếm được càng nhiều. Theo dữ liệu thu thập được của Captiv8, một công ty trung gian môi giới các influencer cho các thương hiệu sản phẩm, thì một influencer có 100.000 lượt follower có thể kiếm được trung bình khoảng 2.000 đô la (gần 50 triệu đồng) cho một bài post/câu tweet đăng quảng cáo sản phẩm trên Facebook/Twitter, và một influencer với khoảng 1 triệu follower sẽ kiếm được 20.000 đô (gần 500 triệu đồng).
Theo nguyên lý thông thường, nổi tiếng ngoài đời thực mới tạo ra sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, khi mà người hâm mộ theo dõi và bấm like cho những ngôi sao màn bạc, những đầu bếp tiếng tăm và những người mẫu họ yêu thích. Nhưng vẫn có đường tắt nếu bạn cần: trên các trang mạng như Social Envy và DIYLikes.com, chỉ mất vài giây để nhập dãy số trên thẻ tín dụng và sẽ có ngay trong tay lượng follower “khủng” trên bất kì trang mạng xã hội nào. Hầu hết các trang mạng cung cấp cho khách hàng của mình thứ mà họ thường gọi là các follower “active” hay “organic”, mà không bận lòng nói xem những tài khoản đó có người dùng thật sự hay không. Một khi đã mua, số follower có thể trở thành một công cụ đầy sức mạnh.
“Bạn thấy ai đó có một lượng lớn follower, hay như một lượng lớn lượt chia sẻ, và bạn cho rằng người này là một nhân vật quan trọng, hoặc dòng tweet hay bài post đó được cộng đồng đón nhận”, Rand Fishking, người sáng lập Moz - một công ty viết các phần mềm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, cho hay. “Và kết quả là, bạn sẽ tham gia khuếch trương nó, chia sẻ bài đăng hoặc theo dõi người viết bài”. Một cách vô tình, bạn “tiếp tay” cho follower ảo.
Twitter và Facebook có thể bị ảnh hưởng tương tự. “Các trang xã hội hiện đang cố gắng để giới thiệu sản phẩm – và họ tự hỏi “liệu sản phẩm mà chúng ta giới thiệu này có được phổ biến rộng rãi?”, Julian Tempelsman, đồng sáng lập Smyte – một công ty bảo vệ giúp các doanh nghiệp chiến đấu chống sự lăng mạ, bots đánh cắp dữ liệu và lừa đảo trên mạng. “Số lượng follower là một trong những nhân tố mà các trang mạng xã hội sử dụng”.
Khi google từ khóa “Làm sao để mua thêm follower” và Devumi sẽ xuất hiện ở vị trí đầu trong chuỗi kết quả.
Người truy cập vào đó được chào đón bằng một trang web bóng bẩy kê khai địa chỉ tại Manhattan, đưa ra những lời phản hồi sau khi sử dụng dịch vụ từ khách hàng và một đảm bảo sẽ hoàn lại tiền. Hơn thế nữa, Devumi tuyên bố, các sản phẩm của công ty nhận được sự hỗ trợ từ các trang mạng xã hội mà công ty này mở bán follower. “Chúng tôi chỉ dùng các công thức quảng cáo mà Twitter/ Facebook cho phép nên tài khoản của bạn sẽ an toàn khỏi việc bị khóa hay bị phạt”, là lời hứa trên trang Devumi.
Để hiểu rõ hơn công việc kinh doanh của Devumi, chúng tôi đã thử trở thành một khách hàng của họ. Trong tháng 4, tờ Times mở một tài khoản thử và trả cho Devumi 225 đô để mua 25.000 follower, tính ra khoảng 1 xu (200 đồng tiền Việt) mỗi follower. Đúng như lời quảng cáo, 10.000 tài khoản đầu tiên trông như thể có người sử dụng thật sự. Chúng có các hình ảnh và tên đầy đủ, quê quán và đôi khi là các dòng tiểu sử mang đậm cá tính riêng. Một tài khoản giống với tài khoản của Rychly, cô gái trẻ sống ở Minnesota ở trên. Nhưng khi soi sét kỹ hơn, sẽ thấy một số chi tiết không ổn. Tên tài khoản sẽ có thêm các ký tự chữ cái hay các đường gạch bên dưới, hay những thay đổi dễ-bị-bỏ-qua, như chữ “L” thường thay cho chữ “I” hoa.
*Nguồn: The New York Times