Marketer Tran Van
Tran Van

Marketing Executive @ YouNet Media

[Pharma & Healthcare] Bắt “bệnh văn phòng” cho dân công sở bằng Social Listening

Đối tượng nhân viên văn phòng thường dễ mắc các bệnh do việc ít vận động và áp lực công việc mang lại. Họ là những người có lối sống sành điệu, có thu nhập và quan tâm đặc biệt đến sức khỏe. Việc tìm hiểu thảo luận về “bệnh văn phòng” bằng Social Listening sẽ giúp thương hiệu hiểu hơn nhóm khách hàng tiềm năng này.

Bệnh văn phòng là thuật ngữ chỉ về các loại bệnh khác nhau có nguyên nhân từ điều kiện và môi trường làm việc ở văn phòng, cao ốc. Đối tượng đặc thù của loại bệnh này chính là những nhân viên văn phòng thường xuyên tiếp xúc và làm việc với máy vi tính, giấy tờ, với hoạt động lao động trí óc và hay có các buổi liên hoan tiệc tùng”.

Hơn thế nữa, nhân viên văn phòng có mức thu nhập tương đối so với các nhóm ngành nghề khác, cụ thể mức lương trung bình tại TP. HCM khoảng từ $456 - $791 (10,372,000 - 17,992,000 VND) và Hà Nội là từ $407 - $713 (9,258,000 - 16,218,000 VND) - theo Báo cáo lương năm 2017, VietnamWorks.

Với thu nhập và lối sống của mình, đối tượng nhân viên văn phòng đang ngày càng quan tâm đến sức khỏe không những của bản thân mà còn của người thân trong gia đình. Họ chính là cơ hội và là đối tượng tiềm năng cho các công ty dược phẩm thực hiện truyền thông marketing.

[Pharma & Healthcare] Bắt “bệnh văn phòng” cho dân công sở bằng Social Listening

Những nhóm “bệnh văn phòng” nào thường được nhắc tới đến nhất trên Social Media?

Thần kinh - Tâm lý, Cơ xương khớp, Dinh dưỡng, Tiêu hóa chính là các nhóm bệnh đặc trưng của đối tượng văn phòng nhất là khi họ có thời gian làm việc từ 5 năm trở lên. Chiếm gần 65% trên tổng thảo luận về các bệnh của đối tượng văn phòng - theo số liệu thống kê từ công cụ SocialHeat giai đoạn 01/2018 - 06/2018.

*SocialHeat - Hệ thống Social Listening & Market Intelligence duy nhất tại Việt Nam có khả năng thu thập và phân tích thông tin theo thời gian thực, một cách tự động và có phạm vi thu thập bao phủ hơn 90% các nguồn tin tức và thảo luận từ các mạng xã hội.

[Pharma & Healthcare] Bắt “bệnh văn phòng” cho dân công sở bằng Social Listening

Tỉ lệ giới tính thảo luận của các nhóm bệnh đa phần là nữ (chiếm 75 - 85% thảo luận từng nhóm bệnh), riêng nhóm bệnh về Tiêu hóa và Hô hấp có tỷ lệ thảo luận ở nữ thấp hơn (60.5% và 55.5% tương ứng). Điều này dễ hiểu: Phụ nữ luôn dành sự quan tâm đặc biệt không những với bản thân mà còn đến người thân trong gia đình.

Cũng cùng nội dung thảo luận nhờ tư vấn về bệnh và vấn đề liên quan như: nơi khám chữa bệnh, loại thuốc, review, kể lại quá trình khám,... So sánh với nữ, nam giới có tỉ lệ thảo luận thấp hơn, chỉ chiếm từ 15 - 25% tổng thảo luận.

Cụ thể, những bệnh đang được thảo luận thuộc 4 nhóm bệnh đặc trưng kể trên là:

Với 4 nhóm bệnh chính:

  • Thần kinh: Đau đầu (41%), Stress (30.7%), Thiếu ngủ (23.4%) đã là chứng bệnh đặc thù do áp lực công việc, suy nghĩ nhiều tạo nên. Người dùng có xu hướng hỏi về cách “xả stress” để nhận được những lời khuyên đúng đắn nhất cũng như sự đồng cảm từ mọi người.
  • Cơ xương khớp: Đau lưng là bệnh phổ biến ở nhóm bệnh này với 73.9% trên tổng thảo luận, người dùng có xu hướng hỏi về ghế ngồi khắc phục đau lưng khi mắc phải chứng bệnh.
  • Dinh dưỡng: Ăn uống thừa chất dinh dưỡng dẫn đến tăng cân, đặc biệt là béo bụng nổi bật với 75.5% thảo luận. Đó chính là mối quan tâm hàng đầu đối với nhân viên văn phòng đặc biệt là phụ nữ.
  • Tiêu hóa: Với đặc thù công việc, việc ăn uống không có thời gian cố định hay có rượu bia tại các buổi liên hoan,... làm cho bệnh đau dạ dày trở nên phổ biến trong giới văn phòng - 67.5% thảo luận.

Ngại đến bệnh viện, dân văn phòng tìm cách tự chữa bệnh tại nhà

Với những bệnh thuộc nhóm cơ xương khớp, tiêu hóa,... rất cần đến việc khám và tư vấn điều trị của bác sĩ nhưng “dân văn phòng” lại có xu hướng tự chữa trị tại nhà (48% trên tổng thảo luận liên quan). Trong các thảo luận để tự chữa bệnh tại nhà, có 52% thảo luận hỏi về triệu chứng bệnh; hỏi về thuốc/ phương pháp chữa phù hợp - 23%.

Người dùng đặc biệt là dân văn phòng, coi Social MediaGoogle như công cụ để tự khám và chữa bệnh nhanh chóng mà không cần tới bệnh viện. Người bệnh có thể nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ những người có kinh nghiệm bằng việc đăng những post hỏi - đáp trên Group Facebook (47%) hay tại các Forum cộng đồng (28%).

[Pharma & Healthcare] Bắt “bệnh văn phòng” cho dân công sở bằng Social Listening

Sự mở động mạnh mẽ của chuỗi và nhà thuốc rộng khắp tạo nên sự tiện lợi hoàn hảo cho người dân có thể khám và chữa bệnh. Có 31% chọn cách đến các nhà thuốc tư nhân để nhận được sự tư vấn nhanh nhất khi có bệnh. Những thảo luận về việc “đi bệnh viện” thường được thảo luận khi bệnh đã có triệu chứng nặng hơn - 21% trên tổng thảo luận.

Luôn chú trọng đến sức khỏe nhưng trở ngại lớn nhất đối với “dân văn phòng” trong việc khám và chữa bệnh là các “thủ tục rườm rà, mất thời gian” của bệnh viện, có 52% trên tổng thảo luận “than vãn” về vấn đề. Bên cạnh đó, sự chủ quan hay tâm lý “bệnh không nghiêm trọng” (21%) cũng là nguyên nhân khiến họ tự chữa bệnh tại nhà.

Khi cần thiết phải đến bệnh viện, “dân văn phòng” thường sử dụng 2 ngày nghỉ cuối tuần để đi khám. Có các câu hỏi thường xuyên về vấn đề giá, chất lượng, thời gian khám ở từng bệnh viện để “dân văn phòng” có được quyết định phù hợp nhất trước khi đi khám.

Cơ hội sẽ được mở ra với những bệnh viện biết nắm bắt nhu cầu người người bệnh:

  • Có những hoạt động tư vấn, đánh giá mức độ từng nhóm bệnh. Thảo luận, trả lời các thắc mắc của người bệnh thông qua Social Media. Cung cấp các phương pháp chữa trị hiệu quả, thỏa mãn tâm lý tự chữa bệnh của người bệnh. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chữa bệnh đúng cách trong cộng đồng.
  • Cung cấp đầy đủ các thông tin về thời gian làm việc, hoàn thiện dịch vụ đặt lịch khám, thủ tục/ thời gian khám chữa bệnh nên được rút gọn nếu có thể.

Yoga, Sống xanh và "Ăn chay không vì Tôn Giáo" đang là xu hướng chăm sóc sức khỏe hiệu quả

“SỐNG XANH” nổi lên như là xu hướng nổi bật trong nhóm đối tượng có lối sống hiện đại - họ đại diện cho khách hàng phân khúc giá trị cao. Trong Báo cáo về xu hướng “Go Green” của YouNet Media thực hiện đầu năm 2018, có hơn 96,000 thảo luận (từ 3/2018 đến 6/2018) và đang tăng nhanh chóng, trong đó gần 65% thảo luận là của nhóm đối tượng 22-35 tuổi.

[Pharma & Healthcare] Bắt “bệnh văn phòng” cho dân công sở bằng Social Listening

5 xu hướng thảo luận nổi bật được nhắc đến bởi Nhân viên văn phòng.

Hơn ai hết, nhóm đối tượng nhân viên văn phòng luôn chú trọng đến việc thư giãn sau 8 tiếng làm việc. Yoga - Thiền đang là bộ môn phát triển mạnh mẽ trong 2 năm trở lại đây nhận được lượt thảo luận đáng kể (654 thảo luận). Đây là bộ môn thể thao giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng stress, đau đầu hay cơ xương khớp - bệnh phổ biến của dân văn phòng.

Cùng với đó là việc nổi lên các thảo luận về sống xanh - 543 thảo luận (trong đó, thảo luận về thực phẩm organic - 61%, trồng cây trong nhà - 32%) đang có những ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng. Nhóm đối tượng “dân văn phòng” quan tâm đặc biệt đến các vấn đề môi trường vì họ nhận thấy được những lợi ích nhân văn và lâu dài của việc sống xanh đến bản thân và cộng đồng.

Việc ăn chay đã trở thành xu hướng thời thượng không chỉ riêng dân văn phòng vì những lợi ích cho sức khỏe mà nó mang lại. Điều này có thể giúp thương hiệu Y Dược nắm bắt được trào lưu ăn uống của khách hàng để có những chiến lược tiếp cận cho riêng mình.

Thảo luận về “thú cưng giúp giảm stress” được nhắc đến bởi nhóm đối tượng nhân viên văn phòng với 120 lượt thảo luận. Thú cưng trở thành một người bạn giúp “dân văn phòng” giảm căng thẳng, xả stress. Thương hiệu có thể xây dựng hiệu quả “brand love” với khách hàng bằng việc kết hợp giữa thú cưng như một phương thức chữa bệnh văn phòng.

Nắm bắt được Xu hướng thảo luận nổi bật của “dân văn phòng”:

  • Cùng với ý thức sống xanh thì cách lựa chọn phương pháp chữa bệnh bằng thuốc của “dân văn phòng” cũng thiên về tự nhiên. Thuốc được làm từ nguyên liệu tự nhiên sẽ là thông điệp hiệu quả cho thương hiệu tạo dấu ấn trong tâm trí người dùng.
  • Thương hiệu có thể chủ động tạo những trào lưu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống văn phòng bằng việc áp dụng xu hướng kể trên, trở thành nguồn tham khảo của dân công sở trong các vấn đề về sức khỏe.

Hiểu được nhóm khách hàng dân văn phòng - cơ hội để ngành dược tiếp cận với phân khúc khách hàng đang bị bỏ lỡ

#1: Hiểu “patient journey” - hiểu hành trình chữa bệnh của dân văn phòng trên mạng xã hội

[Pharma & Healthcare] Bắt “bệnh văn phòng” cho dân công sở bằng Social Listening

Hàng nghìn bệnh nhân đang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe của họ trên mạng xã hội, cung cấp một lượng lớn thông tin cần thiết cho thương hiệu nắm bắt bản thân và hiểu rõ khách hàng của mình. Social Listening có thể đo lường thống kê hiệu quả để cùng thương hiệu phân tích và hiểu rõ hơn người dùng.

Hiểu rõ từng channel trong hành trình, thương hiệu có thể tìm đúng “touch point” trên Social Media.

Google vẫn là trang tìm kiếm lớn nhất cung cấp những thông tin không thể thiếu về mọi mặt của bệnh. Đó cũng là công cụ hiệu quả để dẫn người dùng đến website thương hiệu.

Group Facebook có các cộng đồng chuyên tư vấn bệnh được người dùng tham gia nhiều như: Đau dạ dày - Hội những người bị đau dạ dày, Hỏi bác sĩ trực tuyến, Tư vấn sức khỏe 24H,... Cùng với đó, người dùng cũng hỏi về bệnh trong nhiều Group cộng đồng khác nhau như Hội các mẹ mang thai lần đầu, Group tinh tế, Những người đàn ông thông minh,... Thương hiệu cần khéo léo tăng cường tương tác thảo luận trên các Group Facebook - nơi vẫn chưa có nhiều thảo luận đến từ thương hiệu.

Forums lớn như tinhte.vn, vozforums.com, hay webtretho.com là nơi thích hợp để người dùng hỏi, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, tư vấn về các bệnh. Tính riêng tư của người thảo luận trên diễn đàn giúp người dùng tự do chia sẻ câu chuyện của họ.

[Pharma & Healthcare] Bắt “bệnh văn phòng” cho dân công sở bằng Social Listening

Chuyên gia dinh dưỡng Chef Long Châu (Fanpage 67,500 like). Một trong những Influencer nổi tiếng trong việc đưa ra phương pháp ăn uống có lợi cho sức khỏe.

#2 Influencers không chỉ đơn thuần là bác sĩ

Bên cạnh những influencer là các bác sĩ, dược sĩ được tin tưởng bởi chuyên môn thì những influencer truyền cảm hứng về lối sống khỏe đang ngày càng có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng. Ví dụ: Chuyên gia dinh dưỡng, diễn viên nổi tiếng và có nhiều kiến thức về chăm sóc sức khỏe, micro influencer trong cộng đồng người bị bệnh.

Bên cạnh đó, chiến lược content đi kèm với các Influencer cũng cần được đầu tư sao cho hữu ích và dễ áp dụng.

#3 Truyền thông thay đổi thói quen “trì trệ” trong việc khám chữa bệnh

Có những nội dung nhằm thay đổi thói quen “trì trệ” trong việc chăm sóc sức khỏe để giúp người bệnh, không chỉ riêng dân văn phòng giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của việc khám và chữa bệnh.

[Pharma & Healthcare] Bắt “bệnh văn phòng” cho dân công sở bằng Social Listening

Chương trình tư vấn sức khỏe trực tuyến về bệnh dạ dày “Hãy thay đổi vì dạ dày không có lỗi” của Bệnh viện Hoàn Mỹ đã có hiệu quả trong nâng cao nhận thức cộng đồng về hiểu đúng bệnh dạ dày, ý thức phòng tránh, điều trị bệnh.

Đọc thêm để hiểu rõ 6 ứng dụng Social Listening sẽ thay đổi bộ mặt Marketing ngành Y Dược.