Các phương pháp phát hiện Follower "ảo" hiệu quả khi quảng cáo bằng Influencer
Với nhà quảng cáo, số người theo dõi khổng lồ hiện trên Facebook cá nhân hay Instagram của người nổi tiếng dễ dàng khiến họ quên đi đằng sau người nổi tiếng là một thị trường mua bán follower “ảo” béo bở và đầy chiêu qua mặt nhãn hàng. Ba bước đơn giản sau đây có thể giúp nhà quảng cáo tự kiểm chứng sức ảnh hưởng của influencer trên mạng xã hội.
Có lượng tăng fan/follower bất thường
Nếu Fanpage của một ca sĩ mỗi ngày có thêm chừng 100 người theo dõi, và đột nhiên một ngày anh ta có thêm 20.000 người theo dõi. Đó là một cảnh báo cho thấy ca sĩ đó có thể đang sử dụng dịch vụ mua fan “ảo”. Đa số các dịch vụ mua follower “ảo” thường bán “cả cụm”, nghĩa là bạn mua bao nhiêu, ngay trong 1 -2 ngày số lượng fan sẽ tăng vọt bấy nhiêu. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý, nếu thời điểm tăng fan bất thường trùng với việc anh ta có đăng tải một nội dung gì đình đám, hoặc phát hành một ca khúc được đón nhận rất tốt, thì sự bất thường đó không có gì là giả.
Theo dõi tiến độ tăng follower là bước đầu tiên nhà quảng cáo phải làm trước khi thực hiện chiến dịch Influencer Marketing. Tuy nhiên, tình trạng mua follower ảo này ngày càng tinh vi trong giới người nổi tiếng. Giờ đây đã có những dịch vụ như giúp tăng follower nhỏ giọt, tăng đều đều và chậm theo lịch... vì thế công việc kiểm chứng follower thật giả này ngày càng tốn công sức hơn.
Profile của follower bất thường
Nhà quảng cáo có thể kiểm tra ngẫu nhiên vài chục hoặc 100 tài khoản Facebook hoặc Instagram của những người theo dõi influencer đó để biết chất lượng của họ. Một số tiêu chí sau có thể được đem ra cân nhắc:
- Nếu tài khoản đó chẳng có đăng nội dung gì ngoài một bức ảnh chân dung giả: Đó có thể là account được tạo bằng bots tự động để bán cho influencer.
- Tài khoản đó chia sẻ những nội dung không liên quan gì nhau: Ví dụ một tài khoản có hình cô gái trẻ, nhưng lại chia sẻ các nội dung bằng tiếng Ả Rập, tiếng Campuchia và cả tiếng Việt. Đó có thể là tài khoản được tạo nhằm mục đích đi share và like theo yêu cầu của influencer.
- Follower đó theo dõi... quá nhiều người: Bạn sẽ bắt gặp những tài khoản Instagram hoặc Twitter theo dõi hàng ngàn người và kênh. Một account thật và bình thường hiếm khi nào theo dõi số người lên đến như vậy. Đó có thể là một tài khoản được tạo để đi... like dạo.
Follower cực nhiều, tương tác cực thấp
Một số thị trường dễ gặp phải tình trạng influencer xài follower “ảo” có thể kể đến như trong sản phẩm khách sạn, du lịch, các kênh về sản phẩm cho mẹ và bé. Tài khoản của influencer đó có thể có đến 50.000 người theo dõi, nhưng mỗi post của người nổi tiếng đó (trừ các post nói về sản phẩm) đều chỉ lèo tèo 12, 20 likes, không có ai comment hay chia sẻ gì. Hoặc một tài khoản có hơn 100.000 follower, nhưng trên mỗi post không có ai comment tương tác hay trò chuyện gì, cho thấy influencer và follower có vẻ... chẳng có quan hệ gì với nhau. Tất cả những con số chênh lệch quá lớn này đều là biểu hiện bất thường cho thấy influencer có thể đã xài tới bots, dịch vụ like dạo, tăng fan ảo...
Real Verify - Công cụ tối ưu kiểm chứng follower “ảo”
Thay vì mất thời giờ và nhân sự để đi kiểm tra chéo từng influencer cho chiến dịch quảng cáo, giờ đây nhãn hàng và nhà quảng cáo có thể sử dụng Hiip, một nền tảng đầu tiên và duy nhất, dựa vào AI và Big Data để kiểm định follower ảo và đánh giá chất lượng của những tài khoản influencer.
Công nghệ Real Verify của Hiip sẽ giúp nhà quảng cáo kiểm tra tính xác thực của fan ảo hay thực, bots hay người thật, follower “ảo” xuất hiện trong thời gian nào, và nhanh chóng đưa ra đánh giá dựa trên hàng loạt các yếu tố mà công nghệ Real Verify sẽ chạy tự động và xác nhận bằng thuật toán như sau:
- Hoạt động (activity): có ít hoặc không có hoạt động như một người dùng bình thường như đăng trạng thái, đăng ảnh, check-in, v.v...
- Thông tin mô tả bản thân (bio): không có hoặc giống bất thường với một follower khác follow cùng một influencer
- Hình ảnh (photo): ít hoặc giống bất thường với một follower khác follow cùng một influencer
Từ những thông số thực tế này, người làm marketing, nhà quảng cáo có thể nhanh chóng định lượng được ngân sách mình bỏ ra sẽ nên đi cùng với cụm người nổi tiếng nào, sao hạng A hay nhóm micro-influencer, nhóm có follower ra sao, số lượng follower của họ có thật hay không và nhóm này có tính chất gì, có tiềm năng mua và sử dụng sản phẩm của mình hay không.
Tính năng Real Verify loại bỏ ngay từ đầu rủi ro bị influencer “lừa” bằng những con số follower ảo, lượng auto like đáng mơ ước nhưng không hiệu quả. Đồng thời, việc đánh giá sớm tính chất của follower cũng giúp nhãn hàng không gặp rủi ro dính phải những khủng hoảng gây thiệt hại cho thương hiệu khi chạy chiến dịch trên mạng xã hội như nhầm định vị hay follower lan truyền thông điệp sai lệch.
Tìm hiểu thêm về Hiip và Real Verify để bắt đầu một chiến dịch marketing influencer có giá trị thật và hiệu quả thật.