Marketer Chuyên gia tư vấn Đặng Thanh Vân
Chuyên gia tư vấn Đặng Thanh Vân

Tổng giám đốc @ Công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs

Hỏi đáp về thương hiệu với doanh chủ

Trò chuyện với một chủ doanh nghiệp có doanh thu khủng hàng trăm tỷ, nhưng mô hình kinh doanh thì vô cùng đơn giản. Thực tế chuyện này không hề lạ, các nhà buôn có thể có doanh thu rất lớn, nhưng hoạt động kinh doanh đơn giản chỉ là nhập hàng, bán hàng, thu tiền. Tất cả những dòng chảy khác trong doanh nghiệp đều không có cơ chế để kiểm soát.

Ngoài câu chuyện về quản trị doanh nghiệp (tất yếu sẽ cần đến vì để kinh doanh lâu dài, bền vững, các bạn cũng đang thấy sự lãng phí lớn về tài chính, sự lỏng lẻo trong quản lý ...)

Phần nội dung chính của cuộc trò chuyện liên quan tới những vấn đề về thương hiệu. Các câu hỏi của bạn cũng giống hệt câu hỏi của các bạn Startup khác, bối rối trước những vấn đề liên quan tới tính hiệu quả của "chiến lược thương hiệu".

(?). Em đổ tiền cả trăm tỷ/ năm vào quảng cáo, nhưng giờ cũng thấy rất mệt mỏi. Dừng quảng cáo là không có doanh thu. Trong khi đó một vài doanh nghiệp cùng ngành mà em biết, chi ít hơn rất nhiều cho QC mà doanh thu vẫn "khủng" y như bên em. Đó có phải là vai trò của thương hiệu không?

- Đúng. Khi startup đã có khách hàng (mới) và dòng doanh thu ổn định, thì việc cần và nên làm, là xây dựng chiến lược thương hiệu và marketing. Nếu như Marketing giúp doanh nghiệp đáp ứng bài toán giá trị cho khách hàng, khiến khách hàng thêm thoả mãn, tin tưởng vào sản phẩm và doanh nghiệp; thì thương hiệu sẽ làm rõ hơn vị thế, cảm xúc, phong cách... tạo nên một dấu ấn không phai mờ trong tâm trí khách hàng.

Vì vậy, nếu như quảng cáo chỉ kéo khách đến lần 1, thì marketing sẽ giúp khách hàng quay lại lần 2, 3 và thương hiệu đi xa hơn, thúc đẩy khách hàng trở nên trung thành và kéo thêm cả bạn bè tới trải nghiệm sản phẩm.

Trả tiền cho các kênh QC, doanh nghiệp sẽ có thêm khách hàng mới. "Trả giá trị cho khách hàng", DN sẽ có khách hàng trung thành.

Nếu QC, DN bán hàng với giá 10tr đồng/ sp thì nhờ có thương hiệu, DN sẽ dễ dàng bán cùng món hàng đó, với mức giá cao hơn tối thiểu 30%.

(?) Vai trò của đại sứ thương hiệu và người mẫu quảng cáo? Cái nào có hiệu quả hơn?

- Tuỳ thuộc vào mục tiêu của chiến dịch và thương hiệu. Với một chiến dịch ngắn hạn, thì vai trò của đại sứ thương hiệu, hay người mẫu quảng cáo là ngang nhau (nếu như độ nổi tiếng, mức độ phù hợp của KOL là tương đương).

Trong dài hạn, đại sứ thương hiệu là nhân vật đại diện chuyển tải được thông điệp, triết lý, phong cách và văn hoá của thương hiệu tới nhóm công chúng mục tiêu thông qua toàn bộ các hoạt động cá nhân của Đại sứ. Đại sứ khẳng định vị thế, sức mạnh của thương hiệu (vì không phải thương hiệu nào cũng đủ ngân sách thuê Đại sứ thương hiệu là KOL).

Ngược lại, nếu chỉ thuê KOL làm người mẫu quảng cáo, thì họ không có nghĩa vụ phải chuyển tải giá trị của thương hiệu thông qua mọi hoạt động, vì vậy, chỉ có lợi ích thu được từ những chiến dịch ngắn hạn.

Tóm lại, nếu không đủ ngân sách và chạy chiến dịch ngắn hạn, có thể thuê dàn KOL làm quảng cáo. Nếu đủ ngân sách và phục vụ mục tiêu dài hạn, nên thuê Đại sứ thương hiệu. Ngoài ra ở các chiến dịch ngắn hạn, có thể kết hợp thuê thêm KOL để gia tăng mức độ lan toả của chiến dịch vì mỗi KOL đều có tệp công chúng riêng.

(?) Chi tiền để xây dựng chiến lược thương hiệu thì đo lường bằng cách nào?

- Thông thường các đơn vị tư vấn đều có Bộ chỉ số đo lường sức khoẻ thương hiệu. Ở Thanhs, bộ chỉ số này gồm 8 yếu tố:

+ Hình ảnh trực quan về thương hiệu
+ Hình ảnh cảm tính của thương hiệu
+ Tỷ lệ nhận biết thương hiệu
+ Mức độ trung thành của khách hàng
+ Chất lượng sản phẩm dịch vụ theo cảm nhận từ khách hàng
+ Hoạt động truyền thông thương hiệu
+ Hoạt động bán hàng và Chất lượng hoạt động chăm sóc khách hàng
+ Các lợi thế cạnh tranh khác



- Vì giải pháp tư vấn đồng hành của Thanhs tập trung rất nhiều vào phần phân tích bối cảnh, xây dựng đồng bộ chiến lược, nên Kết quả xây dựng chiến lược thương hiệu (của Thanhs) lại có thể giúp doanh nghiệp NGAY LẬP TỨC có giải pháp về

+ Tìm ra LỢI THẾ CẠNH TRANH bền vững cho doanh nghiệp

+ Xây dựng GÓI SẢN PHẨM MỚI, đáp ứng các đề xuất giá trị cho khách hàng của doanh nghiệp.

+ Định hướng chiến lược KINH DOANH

-