Điểm nổi bật của Tiki trong tiếp thị thị trường
1. Vị thế của Tiki trong thị trường thương mại điện tử
Tiki là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thương mại điện tử được thành lập vào năm 2010, với khởi điểm ban đầu chủ yếu kinh doanh sách trực tuyến, sau 7 năm, Tiki.vn hiện đã trở thành một nhà bán lẻ trực tuyến đa ngành với 9 ngành hàng tiêu dùng cơ bản, trong đó sách vẫn là một sản phẩm “nhận diện” thương hiệu doanh nghiệp.
Có thể nói Tiki đang là đối thủ lớn của Lazada với tốc độ phát triển chóng mặt. Website Tiki.vn có hơn 300.000 sản phẩm thuộc 12 lĩnh vực điện tử, phong cách sống và sách.
Doanh nghiệp TMĐT được tìm kiếm nhiều nhất năm 2017. Ảnh: Iprice
Tiki đạt được tỷ lệ hài lòng cao nhất của khách hàng và tỷ lệ hoàn vốn thấp nhất trong số tất cả các nhà khai thác thương mại điện tử ở Việt Nam do khả năng kiểm soát chuỗi cung cấp hết sức hợp lý từ các nhà chuyên môn, từ việc hợp tác với các nhãn hiệu nổi tiếng chuyên cung cấp hàng hóa chất lượng cao đến việc quản lý kho và hậu cần, thanh toán và cung cấp dịch vụ khách hàng cao cấp.
Trong năm 2016, website bán lẻ đa ngành Tiki.vn đã có sự phát triển nhanh với nhiều dấu ấn nổi bật để khẳng định vị thế và tham vọng trở thành nhà dẫn đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam.
2. Nâng cao trải nghiệm người dùng
So với thời điểm Tiki mới thành lập (năm 2010), thói quen mua sắm tiêu dùng của Việt Nam hiện đã thay đổi. Một báo cáo từ Euromonitor chỉ ra rằng, có tới 75% người tham gia khảo sát đều ưa thích mua sắm trên mạng. Lý do là vì mua sắm trên mạng giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian, thanh toán thuận tiện, có điều kiện so sánh giá và thường được mua với giá rẻ hơn, lại được giao hàng tận nơi, mua hàng bất cứ thời điểm nào trong ngày,… Sự tiện lợi này, cộng với đặc điểm dân số ngày càng trẻ, mức thu nhập đã cải thiện và độ thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của Internet cũng như các thiết bị di động đã khiến hoạt động bán lẻ online ở Việt Nam đạt mức tăng trưởng vượt bậc, nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng.
Tiki đã triển khai các giải pháp tiếp thị đa thiết bị và trên ứng dụng để nâng cao hiệu quả chuyển đổi giữa máy tính và điện thoại di động.
Tiki đánh giá hiệu quả của kênh tiếp thị thông qua việc phân tích tỷ lệ tương tác của khách hàng, doanh số bán hàng và doanh thu tổng thể.
“Người tiêu dùng Việt Nam thường lựa chọn những tên tuổi lớn như Tiki.vn khi mua sắm bởi sự đa dạng về chủng loại sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, một danh mục sản phẩm lớn có thể khiến cho người tiêu dùng không thể tìm được những sản phẩm thật sự phù hợp với nhu cầu của họ. Các nhà bán lẻ trực tuyến có thể ứng dụng công nghệ để chắc chắn rằng người tiêu dùng sẽ tìm thấy những mặt hàng mà họ đang tìm kiếm. Tiki là minh chứng thành công điển hình khi gia tăng sự tương tác với khách hàng và mức chuyển đổi doanh số. Chúng tôi mong muốn thúc đẩy sự tăng trưởng của các nhà bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam thông qua những công nghệ mang lại trải nghiệm mua sắm tốt hơn nữa cho người tiêu dùng.” Thep Ông Alban Villani, Giám đốc thương mại, Khu vực Đông Nam Á của Criteo
Lấn sân sang Marketplace
Đầu năm 2017, Tiki đã tiến hành chuyển đổi mô hình kinh doanh từ B2C sang mô hình Marketplace. Tức thay vì tự mình nhập hàng hóa về, giám sát chất lượng và bán cho khách hàng, giờ đây Tiki sẽ đóng vai trò một sàn giao dịch trực tuyến, nơi các nhà cung cấp khác nhau có thể đăng tải sản phẩm của mình. Chính vì lẽ đó, số lượng các mặt hàng được cung cấp trên Tiki đã tăng lên nhanh chóng, thay vì đơn thuần là sách như trước kia.
Về cơ bản, Marketplace là bước tiến hoàn chỉnh của mô hình B2C. Tiki đã rất khôn khéo khi chọn phát triển theo hướng này.
Về niềm tin, có 85% khách hàng hài lòng với chất lượng và dịch vụ của Tiki. Với 400.000 lượt khách mua hàng tại Tiki hàng tháng, tỷ lệ đổi trả hàng chỉ là 0,95%. Theo bức tranh toàn cảnh về loại hình thanh toán tại Việt Nam của DealToday, có 23% người tiêu dùng thanh toán qua thẻ và 77% thanh toán khi nhận hàng (COD). Trong khi đó, theo đại diện Tiki, tỷ lệ thanh toán qua thẻ của Tiki đã đạt 34% và phương thức COD chiếm 66%.
“Mục tiêu của chúng tôi là hướng đến việc người tiêu dùng có nhiều trải nghiệm hơn. Nhưng điều quan trọng hơn là người tiêu dùng mua được sản phẩm chất lượng tốt với giá tốt”
Theo bà Đoàn Đỗ Ngọc Thi, quản lý truyền thông và thương hiệu của Tiki
Bên cạnh đó, Tiki phải đối mặt với những thách thức về chất lượng đầu vào sản phẩm, kiểm soát nguồn gốc và xây dựng niềm tin với khách hàng khi thực hiện mô hình marketplace.
PR – Khẳng định thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường bằng những cơn sốt sales
Bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm, để có thể cạnh tranh trực tiếp với Lazada và các thương hiệu khác khi không ngừng tung ra các chương trình khuyến mãi và truyền thông đặc biệt để đẩy mạnh nhận biết về sự đa dạng, nhất là các sản phẩm gia dụng và công nghệ.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng bàn luận liên quan đến “sách” của người dùng vẫn áp đảo và chiếm đa số trên tổng số bàn luận về Tiki. Điều này cho thấy việc đẩy mạnh cộng hưởng thương hiệu về sự đa dạng của Tiki chưa thực sự mang lại kết quả. Việc hình ảnh “nhà bán lẻ sách trực tuyến” đã ăn sâu và bám rễ trong tâm trí người dùng, đòi hỏi Tiki cần có một quá trình dài với nhiều hoạt động hơn nữa để đạt mục đích truyền thông.
Các nguồn thông tin có nhiều tương tác nhất về Tiki đều liên quan đến sách.
Dù vậy, trong suốt năm 2014, Tiki đã nỗ lực thực hiện nhiều chiến dịch PR nổi bật nhằm tăng nhận diện thương hiệu và phản ánh mô hình kinh doanh đa dạng của mình trong mắt khách hàng.
Trong khoảng thời gian gần đây, Tiki đã tích cực sử dụng influence marketing. Lý do có lẽ là vì Tiki cũng cần hướng đến một tập khách hàng lớn hơn, đại chúng hơn sau khi chuyển đổi mô hình kinh doanh. Hơn thế nữa, Tiki cũng không thể ngồi yên khi các đối thủ cũng mạnh tay giành khách hàng dịp khuyến mãi cuối năm: Lazada có Tóc Tiên làm đại diện, Shopee thì là Sơn Tùng M-TP. Thậm chí hai trang thương mại điện tử này còn phát sóng TVC trên các kênh truyền hình quốc gia, một điều trước nay ít thấy với lĩnh vực này tại Việt Nam. Để có thể cạnh tranh với 2 trang TMĐT lớn này, Tiki đã chọn Ngọc Trinh và Chi Pu làm 2 gương mặt đại diện, đặc biệt là Chi Pu với quyết định trở thành ca sĩ vốn gây dậy sóng dư luận trong thời gian gần đây. Trong vòng chưa đầy một tháng, Tiki đã khiến tất cả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Khi nhiều người chưa hết ngỡ ngàng bởi Ngọc Trinh làm nhân vật đại diện cho đợt khuyến mãi Single Day 11/11 và Black Friday 24/11 thì thương hiệu đã tiếp tục “chơi lớn’’ bằng cách sử dụng giọng hát gây nhiều tranh cãi Chi Pu để quảng bá chương trình khuyến mãi cuối năm 12/12.
Mới đây, MV “Bao giờ đến Tết” của Bích Phương hợp tác với Tiki cũng gây xôn xao cho cộng đồng mạng trong dịp tết Mậu Tuất 2018 và cán mốc 4 triệu views sau một thời gian ra mắt. Vốn dĩ Bích Phương là một cái tên khá nhạy cảm với các ca khúc troll về Tết, Tiki đã tận dụng yếu tố này tạo nên thành công lớn cho chiến dịch quảng bá thương hiệu.
Trở lại với MV mang đậm tính thời sự ngày tết, Tiki đã thể hiện được vai trò của mình trong việc mong muốn mang Tết đến với mọi người nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, và trọn vẹn hương vị Tết hơn với sự nhanh chóng, tiện lợi.
Rất nhiều người đã có thái độ tích cực và hưởng ứng sôi nổi hơn với không khí Tết mà Tiki đang mang lại. Đây cũng là tín hiệu vui cho Tiki trong những ngày giáp tết cận kề.
Bạn có thể xem thêm: Chi Pu – Influencer đầy mạo hiểm của Tiki