Unilever sẽ không hợp tác với những Influencer mua lượt theo dõi ảo
Vào thứ Hai, Unilever thông báo hãng sẽ không hợp tác với những ngôi sao mạng xã hội, hay còn gọi là "influencers" - những người có sức ảnh hưởng đến công chúng, nếu những người này mua lượt theo dõi ảo nên các trang như Twitter và Facebook.
Influencer marketing (hình thức tiếp thị sử dụng hình ảnh của những nhân vật có sức ảnh hưởng lên công chúng) giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với những thương hiệu muốn nhờ đến những người nổi tiếng và đáng tin cậy để quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội. Một cá nhân có 100,000 follower (người theo dõi) có thể kiếm được 2000 USD chỉ với một dòng tweet/status quảng cáo. Số lượng người theo dõi càng cao, influencer càng kiếm được nhiều tiền.
Hiện Unilever có ngân sách dành cho marketing trị giá hơn 7 tỷ euro (8.1 tỷ đô la) và một trong những cách để đảm bảo con số này được sử dụng hiệu quả, Giám đốc Marketing Keith Weed cho biết hãng sẽ cân nhắc lại khả năng hợp tác với các "influencer”, sẵn sàng nói không với những “sao sáng và sao xẹt” có lượng người theo dõi (follower) ảo. Unilever cũng sẽ yêu cầu các nhãn hàng khác của mình tìm cách tránh những trò lừa lọc khi quảng cáo trên mạng xã hội.
Bởi sức cám dỗ đó, một số influencer đã mua lượt follower ảo. Hậu quả là nội dung quảng cáo không phải lúc nào cũng thực sự được truyền tải đến người dùng thật. Tháng 1 vừa qua, tờ The New York Times có đưa tin về một doanh nghiệp có tên Devumi chuyên bán lượt follower ảo trên Twitter cho một loạt các ngôi sao truyền hình và vận động viên nổi tiếng. Giá cho mỗi lượt theo dõi ảo chỉ có vài cent. Devumi bác bỏ những cáo buộc này vào tháng 11 năm ngoái.
“Giải pháp để thay đổi tình trạng này là tiến trình gồm 3 bước: thanh lọc mạng lưới influencer bằng cách loại bỏ thỏa thuận hợp tác sai lệch, giúp các thương hiệu lớn và influencer có ý thức hơn về những hành vi thiếu trung thực, và cuối cùng là cải thiện tính minh bạch của các nền tảng mạng xã hội, giúp các tên tuổi lớn đo được tác động (của chiến dịch influencer marketing)”, Weed cho biết.
“Chúng ta cần hành động ngay từ bây giờ để gây dựng lại niềm tin trước khi đánh mất nó mãi mãi”, ông nói thêm.
Carol Potter – Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành khu vực châu Âu của Cơ quan quan hệ công chúng Edelman thổ lộ với CNBC tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào tháng 1 rằng khái niệm niềm tin trên mạng xã hội đang ở thời kỳ “khủng hoảng”. Cũng vào cùng tháng này, trong nửa cuối phiên hội nghị qua điện thoại của tập đoàn Procter & Gamble, Giám đốc tài chính Jon Moeller đã có nhắc đến việc “loại bỏ những tin quảng cáo không thể xem được” và truyền tải quảng cáo kỹ thuật số sao cho đúng người đúng chỗ.
Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ đã nỗ lực kiểm soát chặt chẽ những influencer không tiết lộ rõ ràng về thời điểm mà bài đăng của họ được tài trợ bởi các đơn vị quảng cáo.
Real Verify - Công nghệ đột phá kiểm chứng follower thật và ảo
Hiip - nền tảng influencer marketing đầu tiên và duy nhất dựa vào trí tuệ nhân tạo giúp nhãn hàng dễ dàng chọn được influencer có ảnh hưởng đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Gần đây, Hiip đã ra mắt thành công Real Verify - một trong những công nghệ tiên tiến có khả năng làm thay đổi cục diện của các chiến dịch influencer marketing. Công nghệ trí tuệ nhân tạo này này sẽ giúp giải quyết những vấn đề nhức nhối của marketer và cả của toàn ngành. Real Verify sẽ kiểm chứng follower của một influencer là thật hay ảo thông qua hoạt động (activity), thông tin mô tả bản thân (bio) và hình ảnh (photo) của follower đó:
- Hoạt động (activity): có ít hoặc không có hoạt động như một người dùng bình thường như đăng trạng thái, đăng ảnh, check-in, v.v...
- Thông tin mô tả bản thân (bio): không có hoặc giống bất thường với một follower khác follow cùng một influencer
- Hình ảnh (photo): ít hoặc giống bất thường với một follower khác follow cùng một influencer
Tìm hiểu thêm về chúng tôi để bắt đầu một chiến dịch marketing influencer có giá trị thật và hiệu quả thật. https://hiip.asia/advertiser