Vì sao Nike và adidas tài trợ World Cup mà bỏ qua V League 2018

Vì sao Nike và adidas tài trợ World Cup mà bỏ qua V League 2018

Giải V League hay cụ thể hơn là V League 2018, luôn có trong bảng xếp hạng lượt tìm kiếm Google được quan tâm nhiều nhất của người Việt. Trung bình, mỗi ngày có hơn 60,000 lượt tìm kiếm cụm từ khóa này. Chưa kể các tên tuổi cầu thủ hàng đầu Việt Nam hiện nay như Công Phượng, Xuân Trường, Quang Hải, Tiến Dũng.

Trong khi, lượt tìm kiếm từ khóa liên quan giải ngoại hạng Anh hay mùa giải World Cup sắp tới ở mức 200,000 nhưng thời gian “tỏa sáng" trên Google Việt Nam ít hơn. Dư sức để VFF lấy được tài trợ từ Nike hay adidas cho giải V League 2018. Vậy đâu là nguyên nhân khiến Nike và adidas tài trợ World Cup mà bỏ qua V League 2018?

Nike và adidas chạm trán tại World Cup và UEFA Champions League

Với 12 đội tuyển sẽ mặc áo adidas và 10 đội tuyển mặc áo cầu thủ Nike tại World Cup 2018, chắc chắn người hâm mộ môn thể thao vua sẽ chọn cho mình một màu áo riêng để cổ vũ mùa giải năm nay. Trong khi, mùa World Cup Brazil trước, có đến 52% tuyển thủ mang giày đinh đá bóng Nike và 36% giày đinh đá bóng adidas được các tuyển thủ chọn. Nhưng, tại mùa giải World Cup 2018, mọi thứ đã khác.

Danh sach tai tro World Cup 2018

Danh sách tài trợ của các hãng đồ thể thao cho các đội tuyển bóng đá tại World Cup 2018. Phần thắng nghiên về adidas, theo sau là Nike và Puma dần mờ nhạt. (Nguồn: Bloomberg)

Khi mà, lợi thế đang nghiên về adidas, câu lạc bộ Real Madrid vừa chiến thắng giải ngoại hạng năm nay, tuyển Đức đang trên đà trở lại. Quan trọng hơn, adidas vừa giới thiệu lại mẫu giày đinh đá bóng adidas Predator huyền thoại đi cùng với các công nghệ giày đá bóng adidas X, adidas Nemeziz được cải tiến từ thiết kế cho đến chất liệu.

Theo Bloomberg, cả Nike và adidas đều xem tài trợ cho các đội bóng là chìa khóa thúc đẩy doanh số giày đá bóng, áo cầu thủ và các dòng đồ thể thao khác, thị trường trị giá gần 19 tỷ USD, mà cả Nike và adidas ước tính cùng nhau kiểm soát 89%. Gần đây, adidas đang cố “đá" Nike ra khỏi vị trí hàng đầu thị trường đồ thể thao cổ động bóng đá. Bắt đầu từ mùa giải UEFA Champions League, adidas đã bán được 42 triệu đôi giày đinh, trong khi con số này của Nike là 31 triệu.

Tiền đạo câu lạc bộ Arsenal Pierre-Emerick Aubameyang nhận được khoảng 2 triệu đô la Mỹ từ Nike cho các màn tiếp thị du kích trên các tài khoản mạng xã hội và nhuộm tóc logo Nike, dù Arsenal đang nhận tài trợ từ Puma.

Dữ dội hơn, năm 2013, tiền vệ Mario Goetze đá cho Bayern Munich, một đội bóng gắn liền với adidas, bán đấu giá từ thiện đôi giày đinh Nike, mà anh đã cùng nó ghi bàn thắng duy nhất tại trận chung kết World Cup 2014, với giá 2 triệu Euro!

Doanh thu áo cầu thủ World Cup

Doanh thu mảng áo cầu thủ World Cup dành cho người hâm mộ của các hãng đồ thể thao tăng dần qua mỗi mùa giải. (Nguồn: Bloomberg)

Trong báo cáo thường niên, Nike thông báo họ có kế hoạch chi 1,1 tỷ USD cho việc tài trợ các đội bóng mỗi năm. Chắc chắn con số mà adidas duy trì cho các đội tuyển của họ phải cao hơn, chỉ riêng Real Madrid và Manchester United cùng với 12 đội tuyển chính thức tại World Cup 2018. Đáng nói hơn, cả adidas và Nike đều sẵn lòng đầu từ cho các đội tuyển không quá nổi bật. Hoặc như Puma bắt tay với tuyển Senegal và Serbia chỉ ngay trước thềm World Cup 2018. Trong khi, Umbro luôn gắn liền với tuyển Peru dù họ chỉ vừa quay trở lại World Cup 2018 kể từ 1982.

Nike hay adidas được gì nếu tài trợ V League 2018

Bức tranh quảng cáo thể thao bằng tài trợ cho các đội tuyển bóng đá của các thương hiệu đang đến hồi gây cấn. Chứng tỏ, nó có hiệu quả. Nhưng sự canh tranh thảm khốc luôn là cơ hội để V League tìm kiếm sự chú ý từ các nhãn hàng đồ thể thao lớn. Chỉ trừ khi VFF và giải V League không muốn, nhưng bóng đá Việt Nam sẽ được gì khi bắt tay cùng các nhãn hàng này?

Đầu tiên có thể thấy con số 50 tỷ đồng, theo nguồn tin của một số báo, mà Nutifood tài trợ cho V League 2018 không quá nhiều để các thương hiệu đồ thể thao ngần ngại. Hệ thống cửa hàng Nike hay adidas đều khá tốt ở Việt Nam, đồng nghĩa với việc họ có thể làm chủ bài tính doanh số từ việc đầu tư vào V League. Hoàn toàn khả thi!

Đại diện VFF cho biết, sau thành công của tuyển U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á đã có rất nhiều nhà tài trợ liên hệ hợp tác. Nhưng theo quy định của VFF các hợp đồng tài trợ chỉ kéo dài tối đa trong 1 năm. Nhìn vào những gì adidas và Nike đã làm cho các đội tuyển và câu lạc bộ bóng đá khác, có thể thấy yêu cầu về hợp tác trong thời gian dài từ 5 hoặc 10 năm của họ là hoàn toàn hợp lý.

Cụ thể, cầu thủ của các câu lạc bộ tham gia V League có thể tiếp cận gần hơn với các công nghệ đồ thể thao đá bóng mới nhất và an toàn hơn. Hầu hết các công nghệ đồ thể thao hiện nay đều tăng tính an toàn cho người mặc. Chưa kể đến việc mỗi trận đấu, các cầu thủ được trang bị ít nhất hai đôi giày đinh và nhiều trang phục thi đấu.

Bóng đá luôn là môn thể thao vua tại Việt Nam, nó luôn thu hút một lượng lớn cổ động viên từ nhiều thập niên, từ giải bóng đá SEA Game, từ World Cup cho đến V League gần đây. Đáng nói nhất, tinh thần thi đấu của đội tuyển U23 Việt Nam tăng cao… luôn là những lý do đầy thuyết phục để cả bóng đá Việt Nam và các thương hiệu đồ thể thao đến lúc ngồi lại với nhau.

*Bài viết sử dụng nguồn tin từ Bloomberg, website chính thức FIFA, các trang tin thể thao trực tuyến tại Việt Nam và chia sẻ chủ quan của tác giả.

Hồng Đức (iprice.vn)