BPHONE – Xây dựng thương hiệu cho đời kế tiếp ( phần 2 )
Những giả định về việc Bphone có thành công trong lần đầu tiên náo loạn toàn thị trường di động Việt Nam hay không sẽ được sáng tỏ sau ngày 2/6. Nhưng cái quan trọng, cái chiếm đến 70% giá trị của một công ty khi niêm yết trên sàn chứng khoán, cái mà Bphone đang trong công cuộc gây dựng – “ Giá trị thương hiệu “ hay nói đúng hơn, biến Bphone trở thành một biểu tượng đáng tự hào của người VIệt Nam.
Vấn đề gì cũng vậy, khi một kẻ mạnh dạn đứng lên “ khai phá “ một lĩnh vực hoàn toàn mới, chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều, và điều quan trọng là “ ông chủ của sản phẩm đó “ có điều hướng được các quá trình người ta bàn tán về nó không. Bkav đã làm rất tốt nó, họ khiến “ Bphone “ nổi lên khi điều hướng để các “ tác giả” từ nhà báo, bên trung gian, chuyên gia đến khách hàng kể những câu chuyện riêng biệt liên quan đến nó. Nhưng Bphone bản đầu chỉ dừng lại được ở sự chú ý và bàn tán, cái nó không làm được, đó chính là thể hiện được cái giá trị căn tính nơi thương hiệu. Người tiêu dùng chỉ quẩn tụ bên cạnh những thương hiệu mà nó thể hiện được cái người ta ngưỡng vọng, mong muốn , và quan trọng, thương hiệu đó nói thật về nó.Bphone không nói dối, nhưng nó nói những điều khó tin, nó đưa cho người ta một sự hiểu lầm nhất định về tất cả những tính năng nó có. Ông Quảng đem Bphone so sánh với Apple, Samsung, nếu nó thành công, nó sẽ giúp Bphone tạo một chỗ đứng nhất định trong lòng người tiêu dùng và dân công nghệ. Ông mời các Blogger, những chuyên gia TMDT, khách hàng… đến để trải nghiệm và để họ “ ngẫm “ cùng nói tốt về nó. Nhưng đó là điều ông Quảng nghĩ, và đối tượng của ông Quảng lại nghĩ khác.
Cách ông Quảng làm vô tình đụng chạm đến những “ tín đồ” của Apple và Samsung, điều tối kị và cực kì đáng sợ nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn mắc phải, đó là “ nói xấu, chơi xỏ” đối thủ cạnh tranh. Bphone chạm đến sự nhức nhối nơi khách hàng, vì Apple và Samsung đã khiến những sản phẩm này trở thành biểu tượng nơi phần lớn khách hàng, họ tôn thờ nó như một phần thể hiện đẳng cấp trong con người mình, chưa nói về luật cạnh tranh, Bphone sai vì họ “ đụng” vào khát khao và ước muốn mà NTD “ẩn “ nó trong thương hiệu biểu tượng – Apple, Samsung. Thứ 2, về mức giá, thống kê cho thấy, chỉ 4% NTD sẽ gắn bó với thương hiệu nếu thương hiệu đối thủ cạnh tranh có mức giá ngang bằng nhưng chất lượng thì tốt hơn. Và dĩ nhiên, thông kê này đã loại trừ các thương hiệu mang tính biểu tượng. Giá của Bphone rơi vào khoảng 16 -22 triệu, tức ngang bằng với các thương hiệu biểu tượng như Iphone hay SamSung ? Lý do nào với số tiền đó, NTD từ bỏ thứ mà họ ngưỡng vọng để theo đuổi một thứ hoàn toàn mới, chưa thể mang cho họ bất cứ lợi ích nào ngoài cái mác “ Made in VN “ ?
Cách thức cho đời 2 – Chắc chắn hơn, nhún nhường hơn và tự tin hơn.
Như đã nói ở phần 1, Bphone chắc chắn sẽ có đời 2,3…và nếu có , cách định vị của họ cho sản phẩm lần này sẽ phải khác.
1.Đóng vai một runner –up, tôn trọng đối thủ cạnh tranh.
Một gã trọc phú mới nổi chưa có gì trong tay để lật đổ một vị vua là điều không thể. Sau scandal, mọi chuyện phải hướng theo một cách khác. Bphone nên tiếp tục đẩy mạnh chú trọng về lợi ích cho sản phẩm là trên hết, và thứ hai, đừng coi mình ngang hàng hay hơn Apple, Samsung. Bphone nên hiểu vị thế của mình ở đâu để cố gắng, đứng trên vai người khủng lồ cũng phải biết cách, nếu không , không có chuyện dễ dàng đứng trên vai một biểu tượng như thế. Tự nhận mình là kẻ đi sau và chỉ là kẻ thứ 2 sau Apple và Samsung, nhưng tuyệt đối, không định vị nằm chung khoảng với nhóm thứ 3 : Oppo, Microsoft, và sắp tới có thể là Xiomi… Bphone nên tự tạo cho mình một phân khúc, nằm trong khoảng 2.5 và ở khoảng này, chất lượng tôi có thể thua Apple nhưng sẽ hơn hoàn toàn nhóm thứ 3.
2.Mang cho Bphone một sứ mệnh, thông điệp.
Nếu Bphone chọn phân khúc cao cấp để bán hàng thì chưa chắc phân khúc nhỏ này có thể giúp hãng bán được và an toàn. Ở phân khúc dưới, họ chọn Asus, Microsoft, phần nào của LG, Samsung và Sony… Nhưng ở phân khúc trên, nếu để chọn giữa Apple và Bphone, Bphone không có cửa. Khi nhắc đến Bphone, ngoài những phát ngôn của ông Quảng, họ chả nhớ gì ngoài việc một công ty diệt virus đi làm điện thoại, họ định vị phần mềm virus của họ khá tốt, nên khi đi làm điện thoại, họ gặp khó. Và để cạnh tranh với Apple như những gì Xiomi đã làm được, Bphone nên tạo cho mình một thông điệp, thông điệp ở đây có thể là: Gây dựng khát khao, sự tự hào về đất nước nơi những con người Viêt Nam, điều mà họ vẫn đang tìm kiếm, nhưng càng tìm, nó càng như biến mất. Người VIệt vốn nổi tiếng là một dân tộc có lòng tự tôn và tinh thần cực cao, chỉ sau Do Thái, nhưng, càng sau chiến tranh, nó càng mờ nhạt. Nếu có một thương hiệu dẫn dắt họ trở về với đúng tinh thần đó, yếu tố đó và thuyết phục họ yêu nó vì nó thể hiện, là hiện trưng cho “ điều đó “ . Thì việc họ yêu Bphone chỉ là vấn đề thời gian.
3.Giá đã hợp lý?
VỚi một mức giá như vậy và để NTD lựa chọn giữa các sản phẩm và Bphne, như đã nói ở trên, Bphone sẽ gặp bất lợi, do đó, nêu được, đời sau , Bphone sẽ phải cho ra chất lượng tốt hơn nữa với giá mềm hơn nữa. Nếu nằm ở phân khúc 2.5 thì một mức giá vòng quanh khoảng 13 -18 triệu có lẽ là hợp lý .
4.Sáng tạo, khác biệt
NTD hiện tại ngày càng giống như một nhà đầu tư, đặc biệt là với các sản phẩm công nghệ, họ quan tâm đến sự phát triển và đi lên không ngừng của sản phẩm đó cũng giống như NĐT quan tâm đến các cổ phiếu blue – chips trong đầu tư dài hạn của họ. Họ “ cảm “ một thương hiệu không chỉ ở các yêu cầu thầm kín, mà còn nằm ở các yếu tố bên ngoài, bạn sẽ sẵn sàng yêu một thương hiệu nếu thấy nó sáng tạo không ngừng và dĩ nhiên, khác biệt với các hãng điện thoại khác. Bphone cần sáng tạo hơn nữa, ít nhất phải ngang những gì Samsung đã từng làm với những con chíp, phát triển hơn nữa sự “ khác biệt “ mang tên : Ổ cắm thông minh, BOS, phần mềm tích hợp cho điện thoại…. Và quan trọng là phải khác biệt hơn nữa trong cách quảng cáo. Chỉ 7% quảng cáo vào giờ cao điểm cho thấy sự khác biệt , và chỉ cần Bphone làm được như 7% đó, NTD sẽ có những suy nghĩ khác về họ.
Đó chỉ là những suy nghĩ cá nhân, những điều dưới con mắt một người thấy, cái quan trọng, Bphone sẽ còn làm gì cho sản phẩm của họ, họ sẽ có những chiến lược gì. Marketing phát triển không ngừng và không có một định nghĩa nào có thể ngắn chặn sự phát triển đó, nếu Bphone xây dựng theo cách của Bkav , cách mà họ thích và họ vẫn thành công, thì đó là một thành công mang tính đột phá cho cả lĩnh vực thương hiệu, điện thoại và Việt Nam.